Tâm sự Nghề nghiệp

Lời khuyên dành cho những ai sắp ‘nhảy’ việc

Nhận thức như thế nào về vấn đề nhảy việc

Nhảy việc là gì? 

Nhảy việc là hiện tượng người lao động thôi việc hiện tại để chuyển sang một công việc mới mang lại nhiều giá trị thích hợp cho bản thân hơn. Đó có thể là giá trị về vật chất như mức lương, thưởng song cũng có những người mong muốn giá trị về tinh thần như các chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc thoải mái hơn, ít gò bó hay một công việc có lộ trình thăng tiến rõ ràng. 

Nhảy việc để tìm kiếm cơ hội mới phù hợp hơn

Nhảy việc hiện là một văn hóa kinh điển của thế hệ trẻ và hiện tượng này thường bùng nổ ngay sau Tết khiến các doanh nghiệp đau đầu. Đối với nhiều người, đây là phương án duy nhất nếu muốn nhanh chóng tăng lương và phát triển sự nghiệp. Đặc biệt đối với những bạn trẻ mới bắt đầu sự nghiệp, thay đổi công việc một cách hợp lý sẽ giúp bạn có mức lương tăng trưởng gấp vài lần nhất là khi so với những công việc "new entry" không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và chỉ ưu tiên sinh viên mới ra trường. 

Những dấu hiệu nào cho thấy bạn nên chuyển việc

Khi đã đạt được mức lương tối đa ở công ty hiện tại 

Khi nhảy việc, mọi người thường nhảy sang những vị trí phù hợp hơn khi mức tăng từ năm đến mười triệu đồng. Số tiền trên có vẻ khá nhiều nhưng so với các nhân sự cấp cao tại công ty thì năm đến mười triệu là một khoản quá nhỏ để mạo hiểm nhảy việc. Do đó hãy cân nhắc xem mình có thể làm gì để nhận được mức lương tối đa tại công ty hiện tại trước khi đưa ra quyết định. 

Tuy nhiên mức lương cũng chưa hẳn là yếu tố quyết định chuyện nhảy việc bởi nhiều khi lương cao chưa chắc đã khiến bạn hài lòng. Bạn sẽ thấy vỡ mộng nếu cảm thấy số tiền mình kiếm được và công sức bỏ ra không tương xứng với nhau. 

Bạn đang bị trả lương không tương xứng

Khi bạn được trả quá thấp so với thị trường 

Khi đã ở quá lâu trong công ty, rồi bỗng một ngày bạn phát hiện đứa sinh viên mới ra trường cùng công ty được trả lương không kém hoặc có khi còn cao hơn mình. Chính vì thế mà bạn cần phải luôn theo dõi các chỉ số về lương và mức phúc lợi mà các nhân viên với chức vụ tương tự đang nhận được trên thị trường. Nếu trong trường hợp bạn đang được trả lương quá thấp so với mặt bằng chung đó chính là một dấu hiện mà bạn nên thay đổi công việc ngay lập tức. 

Để tra cứu lương trung bình trên thị trường trong ngành nghề mà bạn đang theo đuổi, bạn có thể sử dụng số liệu tin cậy từ các trang tìm việc uy tín như Timviec365.vn... hoặc tư vấn của các công ty nhân sự để làm cơ sở đưa ra quyết định. Từ đó có thể tự tin đàm phán thương lượng mức lương xứng đáng cho bản thân. 

Khi có dấu hiệu "brownout" 

Brownout là một khái niệm mới nhưng rất đáng sợ đối với các nhân viên ngày nay. Người ta thường quen với hiện tượng "Burnout" - kiệt sức khi khối lượng công việc quá lớn và quá sức chịu đựng nhưng brownout lại hoàn toàn ngược lại, nó là triệu chứng không có năng lượng để làm việc, mặc dù cơ thể vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến những đồng nghiệp xung quanh và tới cả công ty. 

Đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất không ai khác đó chính là bản thân những nhân viên chán chường công việc. Lúc đó suy nghĩ về chuyện nhảy việc hoàn toàn đúng, họ cần cải thiện về môi trường làm việc , mức lương, sự nghiệp thăng tiến, sẽ chẳng ai đánh giá việc bạn nhảy việc nhiều lần cả. 

Khi mối quan hệ giữa bạn và mọi người có vấn đề 

Trước tiên đó chính là mối quan hệ với người lãnh đạo. Sếp là người có khả năng khiến cuộc đời bạn trở nên bất hạnh, quan hệ trục trặc với sếp là lý do chủ yếu khiến người ta muốn đi tìm việc mới. Chính vì thế hãy tự hỏi liệu vấn đề có nằm ở lãnh đạo hay không, liệu họ có bận tâm tới quyền lợi của bạn không? Họ là đồng mình hay kẻ địch? 

Khi mối quan hệ giữa bạn và mọi người có vấn đề

Bên cạnh đó, sống trong môi trường tập thể bạn cần giữa được hòa khí và có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Nếu trong trường hợp những kẻ hay cố tình gây rắc rối đeo bám mãi không thôi thì bạn cũng nên cân nhắc cách để dứt ra khỏi mối quan hệ đó. Để bản thân được thoải mái hơn, được tự do phát triển sự nghiệp. 

Bạn không phải là kẻ hây bỏ cưộc, người lại thậm chí bạn rất kiên trì, chuyên nghiệp và trung thành vô cùng. Nhưng nếu vẫn có cảm giác lạc lối và thấy ngày làm việc tưởng như kéo dài lê thê thì chắc chắn bạn đang đứng trước một quyết định quan trọng trong sự nghiệp của mình. 

Thực trạng người trẻ nhảy việc vì lương 

Hiện nay, nguồn lao động ở nước ta khá dồi dào, tuy nhiên để có được lao động, nguồn nhân lực đáp ứng tốt nhu cầu của tổ chức không phải là chuyện dễ dàng thực hiện. Một trong những chính sách được nhiều đơn vị tin tưởng, lựa chọn nhằm có được nguồn nhân lực tốt nhất cho chính mình là tăng lương, mang tới mức lương hấp dẫn hơn để thu hút nhân tài.

Chính vì thực tế như vậy nên nhiều người luôn băn khoăn với vấn đề có nên nhảy việc vì lương không? Đứng trên lợi ích về thu nhập, nhiều người thường không đắn đo, tính toán mà ngay lập tức thay đổi công việc mình đang làm, tới một nơi mà họ cho là lý tưởng hơn, có mức lương cao hơn, giúp họ có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên cần phải cân nhắc kỹ chuyện nhảy việc vì lương để tránh những sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra. 

Thực trạng người trẻ hiện nay nhảy việc vì lương

Tình trạng nhảy việc vì vấn đề lương thưởng chính là một trong những yếu tố khiến người lao động không có một công việc ổn định, không có mức thu nhập ổn định và đặc biệt là khó khăn trong việc thăng tiến sự nghiệp, có vị trí nhất định, sức ảnh hưởng trong một tổ chức. Đôi khi sự trung thành của nhân viên, sự nỗ lực không ngừng nghỉ sẽ giúp cho người lao động sớm đạt được lợi ích lý tưởng như những gì mình mong muốn hơn là chạy theo nguồn thu nhập hấp dẫn nhưng không được bền lâu. 

Trước khi nhảy việc cần chuẩn bị những gì? 

Xem xét kỹ trước khi nhảy

Bạn cần tìm hiểu kỹ mọi thứ trước khi quyết định ‘nhảy’ việc. Hãy tự đặt ra những câu hỏi như: công việc mới có thu nhập cao hơn so với ở đây không? Giờ giấc làm việc có linh động không? Chế độ đãi ngộ nhân viên có hấp dẫn hơn so với ở đây không? Chỉ khi nào công việc mới đáp ứng những điều trên thì bạn hẵng ‘dứt áo ra đi’, còn nếu không sẽ là lựa chọn sai lầm.

Bạn gấp rút muốn một công việc mới ngay từ khi còn chưa thôi việc cũ, dù nhanh chóng nhưng cũng không nên mù quáng tìm kiếm, nộp hồ sơ một cách vội vàng, dồn dập. Điều quan trọng bạn cần là một công việc phù hợp, do đó trước khi nộp đơn từ chức bạn nên có động thái tìm hiểu ngành nghề, vị trí công việc mà mình mong muốn và cả khu vực, thông tin tiềm năng của công ty mà bạn đang hướng tới. Cách làm nay sẽ giúp cho bạn hoạch định phạm vi tìm kiếm và tiết kiệm thời gian hơn. 

Xem xét kỹ trước khi nhảy việc

Không từ bỏ công việc hiện tại cho đến khi có việc mới 

Hãy chắc chắn rằng bạn đã có chỗ làm mới trước khi tìm mau don xin nghi viec chuẩn và một lý do hợp lý để có thể nghỉ việc ở công ty cũ. Thay vì ngang bướng và nghỉ ngang rồi ở nhà mày mò tim viec lam thì bạn hãy tiếp tục đi làm và kết hợp tìm công việc như bạn mong muốn, như thế sẽ an toàn hơn cho tài chính của bạn và gia đình bạn. Cho đến khi tìm được công việc mới hãy so sánh lợi ích về mọi phương diện gữa công việc mới và công việc cũ bạn nhé, có sự xem xét cân nhắc công việc mới đó có xứng đáng để bạn từ bỏ cái vỏ an toàn hiện tại để đến với môi trường mới không. 

Để lại ấn tượng tốt đẹp

Bạn chắc chắn sẽ chuyển việc, sẽ sang công ty mới nhưng điều đó không có nghĩa là bạn cư xử thô lỗ với sếp và đồng nghiệp ở công ty hiện tai, đừng nghĩ rằng khi đã sang chỗ mới là bạn chẳng còn muốn có mối liên hệ nào với các đồng nghiệp cũ nên những ngày cuối khi còn ở công ty bạn có thể nói năng một cách ngỗ ngược, không coi ai ra gì. 

Nhiều người còn tỏ ra kênh kiệu vì nghĩ rằng mình ra đi là công ty mất đi một nhân vật chủ chốt nên có thái độ kiêu căng và vênh váo, nói những lời khó nghe hay từ chối giúp đỡ khi các đồng nghiệp nhờ cậy. Hãy nhớ rằng dù chuyển việc mới nhưng cùng chung chuyên ngành thì nhiều khả năng bạn sẽ gặp lại và có cơ hội làm việc với các đồng nghiệp cũ thì sao.

Ngày bạn rời khỏi chỗ làm đừng quên gửi lời cảm ơn đến mọi người. Thái độ với mọi người cũng không nên phô trương quá, chỉ cần chân thành và giữ tư thế tự tin, thân thiện với họ. 

Thỏa thuận kỹ lưỡng với sếp mới 

Trước khi bắt tay vào làm việc tại công ty mới, bạn nên thỏa thuận rõ ràng với sếp mới về các khoản thưởng, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cũng như chế độ đãi ngộ. Những điều này vô cùng cần thiết và bạn sẽ cảm thấy yên tâm hơn với một cơ chế, chính sách thỏa đáng. Đó cũng là động lực để bạn hoàn thành tốt công tác của mình.

Có thể bộ phận của bạn không phù hợp nữa nhưng những bộ phận khác trong công ty lại là một nơi đáng để thử. Do đó đừng quên suy nghĩ và thăm dò đến những công ty trực thuộc hoặc công ty hợp tác với nơi mà bạn đang làm, biết đâu bạn sẽ tìm được cơ hội ở những nơi gần gũi này.

Biết điểm dừng 

Mục đích của bạn là tìm được một công việc tốt tại một công ty có môi trường phát triển tốt, có mức lương cao, giờ giấc linh động và phù hợp với năng lực. Một khi bạn đã tìm được công việc mới có những điều kiện giống và tương tự điều kiện đã đề ra thì nên chấp nhận và gắn bó lâu dài với công việc đó. Bạn biết đấy, cơ hội không phải lúc nào cũng đến và chúng ta không thể nào biết đâu là cơ hội lớn nhất, hãy tận dụng mọi cơ hội và hạn chế suy nghĩ đến hai từ ‘nhảy’ việc.

Cho dù quyết tâm thay đổi nhưng bạn cũng không nên cố chấp kiên định thời gian nhảy việc. Trước khi đưa đơn xin thôi việc hãy đảm bảo rằng bạn đã phân tích kỹ càng tình hình tài chính, khả năng tìm việc mới để không bị động trong khoảng thời gian chưa có việc làm. 

Hiện tượng nhảy việc cuối năm

Tại sao lại có hiện tượng nhảy việc cuối năm? 

Như chúng ta đã nói, cuối năm là dịp mọi người lo tổng kết mọi thứ. Với công việc thì đây lại càng là thời điểm nước rút để hoàn thiện mọi dự án, mọi kế hoạch dang dở. Chắc có lẽ chẳng một ai nghĩ đến chuyện xin việc làm ở một công ty khác để thay đổi công việc vào thời điểm này. Thế nhưng, chuyện tưởng như chẳng có gì để nói nếu theo điều chúng ta cho là logic bởi thực tế đã cho thấy, có không ít người chọn nhảy việc vào thời điểm nước rút này.

Lý do nằm ở đâu? Theo một cuộc khảo sát người nhảy việc, chúng tôi đã tìm thấy một vài nguyên nhân khiến cho con người nhảy việc vào dịp cuối năm. Đó là vì công việc quá áp lực, họ không thể cố gắng đi trọn vẹn. Đó còn vì con người đã có một sự lựa chọn tốt hơn vào dịp năm mới. Hoặc đơn giản là họ đã cảm thấy nhàm chán với công việc hiện tại và muốn đi. Còn rất nhiều nguyên nhân tuy nhiên, dù là vì điều gì. Khi quyết định nhảy việc, nếu như đã nằm trong dự tính, kế hoạch nhảy việc thì chúng ta sẽ có được nhiều cơ hội mới trong tương lai.

Những lợi ích khi nhảy việc cuối nă

Cơ hội thay đổi 

Cơ hội thay đổi cũng chính là cơ hội cho bạn tìm đến mới những điều mới mẻ hơn. Nói theo hướng tích cực, mỗi khi chúng ta đưa ra một quyết định quan trọng, kết quả chỉ thực sự tốt nếu bạn quyết tâm thật nhiều. Bởi vì mục đích của chúng ta luôn là hướng tới những điều tốt đẹp, nên khi muốn thay đổi hiện tại thì ắt chúng ta hướng tới những kết quả tốt đẹp hơn. 

Khi nhảy việc cũng vậy, nhất là vào dịp cuối năm, khi có rất nhiều lợi ích sẽ đến với mình thì bạn lại quyết định thay đổi, muốn nhảy việc. Chắc chắn, bạn đã quyết tâm mang tới cho bản thân mình một cơ hội thay đổi với hy vọng hướng tới điều tốt đẹp hơn ở phía trước.

Kịp thời nắm bắt một công việc tốt hơn 

Nếu như bạn nhận được một lời mời cho một vị trí khá lý tưởng không phải đầu năm, không phải giữa năm mà lại là thời điểm cuối năm. Bạn sẽ làm gì? Thực sự nghe có vẻ vừa hấp dẫn lại vừa khó khăn cho sự lựa chọn. Bởi cuối năm, bạn đang cần xúc tiến công việc để hoàn thiện theo tiến trình. Cũng là lúc để bạn gặt hái những thành quả lao động của cả một năm dài miệt mài. 

Nhanh chóng nắm bắt được cơ hội mới hơn

Nhưng với lời đề nghị mới nhất về công việc hấp dẫn, nó có thể đem tới cho bạn nhiều quyền lợi, và vị trí cao , bạn sẽ chẳng tránh khỏi đắn đo lựa chọn, vì bỏ đằng nào bạn cũng sẽ tiếc nuối. Lúc này, hãy mạnh mẽ quyết đinh. Suy xét xem, với công việc hiện tại, bạn đã thực sự gắn bó chưa. Với vị trí hiện tại có đủ cho bạn thỏa mãn ý chí tiến thủ của bản thân mình? Với đồng lương hiện tại, đã thực sự xứng đáng với năng lực mà bạn có? 

Hãy suy nghĩ thật kỹ những điều đó và đưa ra quyết định thay đổi. Vì với một nhân tài như bạn, các công ty đều mong muốn săn đón, và họ sẽ đặt vấn đề vào dịp cuối năm để đầu năm mới mong có sự tham gia cống hiến của bạn tại công ty của họ.

Tìm việc nhanh chóng hơn 

Nếu nhảy việc cuối năm cơ hội tìm được một công việc như bạn mong đợi khá cao. Bởi thời điểm này các công ty thường tuyển dụng nhiều để bổ sung nhân lực hoàn thiện chỉ tiêu doanh số, bên cạnh đó các vị trí cao cấp luôn được săn đón phục vụ cho nhu cầu quản lý đào tạo đội nhóm mới nhanh chóng bắt nhịp công việc. Nhờ đó mà bạn sẽ có nhiều lựa chọn và không khó khăn để tìm được một công việc mới ưng ý, có nhiều cơ hội học hỏi, nâng cao kỹ năng và phát triển bản thân.

Lưu ý khi nhảy việc vào thời điểm cuối năm 

Cuối năm các công ty có nhu cầu tuyển dụng nhiều tuy nhiên bạn sẽ thấy hàng loạt những việc làm thời vụ, với những đãi ngộ cao nhưng không có tính ổn định lâu dài. Săn đón nguồn tin chính xác khá khó khăn, bên cạnh đó nhiều công ty tuyển dụng đăng tuyển cuối năm nhưng các vòng xét duyệt kéo dài đến tận đầu năm sau, bạn sẽ có một khoảng thời gian trống trong CV mẫu xin việc và trước mắt là đón tết với con số thưởng bằng không cho một năm phấn đấu. Vì vậy, hãy cân nhắc thật kĩ trước khi nộp CV online ở nơi khác và nhảy việc. Tình huống xấu nhất có thể gặp phải là CV online của bạn sẽ ở trạng thái "chờ" và bạn thì mất luôn khoản thưởng ở công ty vừa nghỉ. 

Lưu ý khi nhảy việc cuối năm

Nếu bạn không có chuẩn bị tốt có thể sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp, sẽ phải đối đầu với những ngày rong ruổi khắp nơi để nộp hồ sơ, phỏng vấn. Tất cả sẽ tiêu tốn nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc của bạn. Vì thế hãy là người nhảy việc thông minh, biết nắm bắt cơ hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bản thân trong sự nghiệp.

Thời điểm cuối năm, nếu may mắn bạn sẽ có cơ hội để tìm được một công việc như những gì bạn mong muốn, nhưng hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định nhảy việc vào thời điểm này. Một công việc tốt, lương cao, chế độ tốt không có nghĩa sẽ tốt hơn ở công ty cũ. Bởi lương cao, điều kiện làm việc tốt… sẽ đi kèm với áp lực công việc cao và có thể bạn sẽ phải chịu sự canh tranh của đồng nghiệp và một người sếp khó tính. 

Lúc đó mọi thứ sẽ càng trở nên tồi tệ hơn gấp trăm lần, nhất là cuối năm, khi mà khối lượng công việc và chỉ tiêu doanh số khiến các công ty phải gồng mình vận hành liên tục, bạn sẽ bị cuốn vào vòng xoáy đó với những áp lực không thể lường trước.

Với những thông tin hữu ích trên đây, hy vọng rằng các bạn đã có những nhận định cho riêng mình về vấn đề nhảy việc cuối năm. Chúc các bạn tìm được công việc ưng ý và thành công trong cuộc sống!

Đăng ngày 06/10/2022, 222 lượt xem