Các vấn đề về lương

Mách bạn cách tính bậc lương khi chuyển ngạch chuẩn nhất

1. Mách bạn cách tính bậc lương khi chuyển ngạch chi tiết, đầy đủ nhất

Lương của công chức, viên chức được xác định theo một cách tính riêng biệt do nhà nước ta quy định chứ không dựa vào thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. 

Tính theo vị trí làm việc, công chức được pháp luật hiện hành chia làm công chức về chuyên môn nghiệp vụ và công chức lãnh đạo. Do đó, cách tính bậc lương của từng cấp bậc là khác nhau, khi chuyển ngạch bậc lương cơ sở của công chức sẽ có những thay đổi tùy thuộc vào bậc, chức danh mới của công chức đó.

Thông tin chung về cách tính bậc lương khi chuyển ngạch
Thông tin chung về cách tính bậc lương khi chuyển ngạch

Tuy nhiên, cách tính lương của công chức, viên chức cũng dựa theo một công thức chung. Hãy theo dõi nội dung sau đây của bài viết để chúng tôi cung cấp kiến thức bổ ích này tới bạn nhé!

 1.1. Công thức cách tính lương của cán bộ công chức, viên chức khi chuyển ngạch

Mức lương công chức, viên chức được tính theo quy định của pháp luật hiện hành dựa vào mức lương cơ sở và hệ số lương hiện hưởng của người được tính lương:

Lương = Mức lương cơ sở theo quy định x Hệ số lương hiện hưởng

Trong đó: 

Mức lương cơ sở được tính theo quy định hiện hành là 1.490.000 đồng/tháng.

Công thức tính lương chung
Công thức tính lương chung

Hệ số lương hiện hưởng được xác định dựa trên nhóm ngạch công chức và bậc lương.

Khi người lao động chuyển ngạch hay nâng ngạch sẽ kéo theo sự thay đổi của hệ số lương hiện hưởng. Mức lương cơ sở theo quy định là một hằng số phụ thuộc vào quy định của nhà nước về mức lương công chức, viên chức. Do đó, nội dung tiếp theo trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn cách xác định bậc lương để khi chuyển ngạch bạn có thể tiện sử dụng cho việc tính lương của mình.

1.2. Cách xác định hệ số lương trong cách tính lương khi chuyển ngạch

1.2.1. Các quy định về cách tính bậc lương khi chuyển ngạch

Có 3 trường hợp khi chuyển ngạch công chức, viên chức cần tính lại lương, các trường hợp này được chúng tôi trình bày chi tiết dưới đây kèm với cách xác định lại bậc lương mà công chức, viên chức được hưởng:

- Khi người lao động được bổ nhiệm vào ngạch mới trong cùng một nhóm ngạch với nhóm ngạch cũ hay nói cách khác là ngạch cũ và ngạch mới sử dụng cùng một hệ số để tính lương. Thì mức lương mới sẽ được xếp ngang với mức lương cũ và cộng với phần trăm phụ cấp về thâm niên vượt khung mà người lao động đó đang được hưởng ở ngạch cũ (nếu có) sang ngạch mới.

- Trong trường hợp người lao động được bổ nhiệm vào một ngạch mới có hệ số lương cùng một bậc cao hơn so với ở ngạch cũ. Ví dụ: Từ ngạch thuộc nhóm A3.2 sang ngạch thuộc nhóm A3.1 thì mức lương mới được tính tương tự như cách xếp lương trong trường hợp nâng ngạch công chức, viên chức.

Các quy định về cách tính bậc lương khi chuyển ngạch
Các quy định về cách tính bậc lương khi chuyển ngạch

- Trong trường hợp người lao động được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cho người cùng bậc thấp hơn ngạch cũ. Ví dụ: Từ ngạch A3.1 sang ngạch A3.2 thì người lao động sẽ được hưởng thêm một khoản gọi là hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương mà người này đang được hưởng ở ngạch cũ, khoản này đã bao gồm hệ số thâm niên vượt khung nếu có của công chức, viên chức.

1.2.2. Cách xác định bậc lương khi chuyển ngạch

Bậc lương là một yếu tố dùng để phân cấp, bậc lương chính là căn cứ để có thể tiến hành việc tính lương cho các đối tượng được quy định về bậc lương theo luật pháp nước ta. Bậc lương là một yếu tố quan trọng, nó chính là đại lượng tạo ra sự biến thiên cần thiết từ mức lương tối thiểu trong mỗi ngạch đến mức lương tối đa. Khi chuyển ngạch cần dựa vào ngạch và bậc lương để xác định chính xác mức lương một cán bộ công chức nhận được.

Trong mỗi một ngạch lương theo quy định thì đều có các bậc lương khác nhau, từng đơn vị cụ thể sẽ có số lượng bậc lương khác nhau trong cùng một ngạch lương. Các đơn vị mà chúng tôi nhắc đến ở đây là các đơn vị trực thuộc lực lượng vũ trang, công an nhân dân hay là các đơn vị doanh nghiệp trực thuộc nhà nước.

Các bậc lương và ngạch lương được nhà nước ta quy định như sau:

- Công chức cấp cao có hai bậc lương bậc 1 là 9.4 và bậc 2 là 10.

- Công chức loại A3 có hai nhóm là nhóm 1 và nhóm 2:

+ Bậc lương nhóm A3.1 bao gồm 6 bậc từ bậc 1 tới bậc 6 được liệt kê lần lượt là: 6.20, 6.56, 6.92, 7.28, 7.64 và 8.00.

Cách xác định bậc lương khi chuyển ngạch
Cách xác định bậc lương khi chuyển ngạch

+ Bậc lương nhóm A3.2 cũng bao gồm 6 bậc từ bậc 1 tới bậc 6. Bậc lương nhóm A3.2 thấp hơn bậc lương tương ứng ở nhóm A3.1 là 0.45.

- Tương tự như công chức loại A3, công chức loại A2 cũng bao gồm hai nhóm: Nhóm công chức A2.1 và nhóm công chức A2.1:

+ Bậc lương nhóm công chức A2.1 bao gồm 8 bậc từ bậc 1 tới 8 hệ số lương của từng bậc lần lượt là: 4.40, 4.74, 5.08, 5.42, 5.76, 6.10, 6.44, 6.78.

+ Bậc lương của nhóm A2.2 bao gồm 8 bậc, mỗi bậc nhỏ hơn 0.4 so với bậc lương tương ứng ở nhóm A2.1.

- Công chức loại A1 gồm 9 bậc lương từ bậc 1 tới bậc 9 có hệ số lương cở sở lần lượt là: 2.34, 2.67, 3.00, 3.33, 3.66, 3.99, 4.32, 4.65, 4.98.

- Công chức loại A0 bao gồm 10 bậc lương.  Hệ số lương cơ sở từ bậc 1 đến bậc 10 của nhóm này được liệt kê như sau: 2.10, 2.41, 2.72, 3.03, 3.34, 3.65, 3.96, 4.27, 4.58, 4.89.

- Bậc lương của công chức loại B gồm 11 bậc. Hệ số lương cơ sở được liệt kê từ bậc 1 đến bậc 11 lần lượt là: 1.86, 2.06, 2.26, 2.46, 2.66, 2.86, 3.06, 3.26, 3.46, 3.66, 3.86, 4.06.

- Công chức loại C được chia làm 3 nhóm, đây là nhóm công chức có bậc lương cơ sở thấp nhất trong các nhóm công chức, viên chức.

+ Bậc lương công chức nhóm C3.1 bao gồm 12 nhóm lần lượt là: 1.65, 1.83, 2.01, 2.19, 2.37, 2.55, 2.73, 2.91, 3.09, 3.27, 3.45, 3.63.

+ Tương tự như nhóm C3.1, bậc lương của nhóm công chức C3.2 cũng bao gồm 12 bậc và thấp hơn tương ứng so với nhóm C3.1 là 0.15.

+ Bậc lương của nhóm công chức C3.3 bao gồm 12 bậc và thấp hơn tương ứng so với bậc lương của nhóm C3.2 là 0.15.

Từ những thông tin mà chúng tôi liệt kê ở trên, quý bạn có thể tra cứu để tính được mức lương của mình khi được chuyển ngạch, cùng với sự vận dụng về cách xác định hệ số lương khi chuyển ngạch ở phần trước thì có thể hiểu rằng nếu một công chức viên chức bậc 3 thuộc nhóm A2.2 được chuyển sang nhóm A2.1 thì mức lương mới của họ sẽ được xác định bằng: Mức lương cơ sở x hệ số lương cơ sở sau khi chuyển ngạch = 1.490.000 x 5.08 thay vì 1.490.000 x 4.68 như ở ngạch cũ.

2. Điều cần lưu ý về xếp bậc lương công chức, viên chức

Những người được xếp vào nhóm viên chức phải là công dân Việt Nam được tuyển dụng vào làm việc tại các vị trí trong các cơ quan công lập, những người này làm việc theo chế độ trong hợp đồng làm việc và hưởng lương từ đơn vị sự nghiệp công lập theo những quy định được nhà nước ban hành.

Ngạch viên chức chính là chức danh của một người viên chức, chức danh này thể hiện chuyên môn, nghiệp vụ của người công chức. Trong đó, chuyển ngạch là việc mà viên chức được chuyển từ một ngạch viên chức này sang ngạch viên chức khác có cùng cấp độ về nghiệp vụ hay là trình độ chuyên môn. Từ đó, khi chuyển ngạch cần xác định lại bậc lương và tính lại lương của người viên chức.

Có một số lưu ý về xếp bậc lương của công chức, viên chức như sau:

- Người làm công việc gì cần được bổ nhiệm vào đúng ngạch công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ đó. Lương của công chức, viên chức được xếp theo đúng bậc, đúng ngạch được bổ nhiệm.

- Kết quả tuyển dụng hoặc kết quả thi nâng ngạch của công chức, viên chức không được dùng làm căn cứ xếp bậc lương.

Các lưu ý về xếp bậc lương
Các lưu ý về xếp bậc lương

- Khi chuyển công tác hoặc thay đổi nhiệm vụ thì không được kết hợp với nâng ngạch công chức hoặc là nâng bậc lương.

Nếu công tác mới không phù hợp với ngạch cũ thì cần tiến hành chuyển ngạch.

Có thể thấy, các quy định về bậc lương có các hệ số lương cơ sở khá phức tạp, đòi hỏi người làm công tác tính lương phải hết sức cẩn thận trong việc tính toán lương của nhân viên trong cơ quan mình. Đứng trước nhu cầu đó, ngày nay có rất nhiều công cụ tính lương ra đời với nhiều chức năng ưu việt. Bên cạnh những công cụ tính công offline, hiện nay cũng có rất nhiều phần mềm tính lương online ra đời, hỗ trợ tối đa cho công tác tính lương của cơ quan.

3. Bậc lương tối đa, tối thiểu một công chức, viên chức có thể nhận được

Theo những quy định đang được nhà nước ta lưu hành, hệ số lương cao nhất của công chức hiện đang được áp dụng là 10.00 đối với chuyên gia cao cấp và không giữ các chức danh như lãnh đạo trong lĩnh vực hành chính, chính trị, nghệ thuật, văn hóa, y tế, giáo dục, kỹ thuật, khoa học, kinh tế.

Do đó, mức lương cao nhất mà một công chức ở vị trí chuyên gia cấp cao có thể nhận được là 14.900.000 đồng/tháng.

Lương tối đa và lương tối thiểu một công chức có thể nhận được
Lương tối đa và lương tối thiểu một công chức có thể nhận được

Hệ số lương thấp nhất của công chức viên chức là 1.35 thuộc vào nhóm công chức C3 và bậc 1, vị trí này là công chức nhân viên bảo vệ kho dự trữ. Mức lương của vị trí này nhận được là 2.011.500 đồng/tháng đây là mức lương thấp nhất mà một người công chức có thể nhận được.

Nội dung bài viết vừa cung cấp cho quý bạn đọc những kiến thức liên quan đến bậc lương và cách tính bậc lương khi chuyển ngạch của công chức, hy vọng đây sẽ là một tài liệu đáng giá đối với quý bạn đọc.

Đăng ngày 14/10/2022, 247 lượt xem