Tâm sự Nghề nghiệp

Kỹ năng chuyên môn là gì? Yêu cầu về kỹ năng chuyên môn cần thiết

1. Kỹ năng chuyên môn là gì?

Kỹ năng chuyên môn được hiểu là các kỹ năng mang tính học thuật của riêng từng lĩnh vực khác nhau. Đồng thời nó còn thuộc phạm trù chuyên sâu cho những kiến thức và sự bài bản của những gì đã được học. Thông qua những kỹ năng chuyên môn sẽ áp dụng vào thực tế công việc để đạt hiệu quả cao nhất cho những công việc đã đề ra. 

Kỹ năng chuyên môn là gì
Kỹ năng chuyên môn là gì

Kỹ năng chuyên môn của mỗi người không phải tự nhiên đã có hay sinh ra là đã được trời phú cho mà nó được rèn luyện và dần dần hình thành từ quá trình trau dồi kiến thức và quá trình tiếp xúc lâu dài với công việc. Lúc đó bản thân sẽ tự hình thành những cơ chế để làm việc có hiệu quả và nhanh chóng hơn đó chính là kỹ năng chuyên môn. 

2. Tầm quan trọng của kỹ năng chuyên môn

Trong bài viết này chủ yếu đề cập đến kỹ năng chuyên môn được áp dụng trong CV xin việc. Về tầm quan trọng, vai trò của kỹ năng chuyên môn vốn đã được khẳng định qua rất nhiều loại tài liệu khác nhau và những gì mà chúng mang đến cho bản thân chính cá nhân đó. 

Tầm quan trọng của kỹ năng chuyên môn sẽ được nhấn mạnh vào một số các yếu tố sau đây: 

- Nó tạo điểm nhấn và ấn tượng đến CV của bạn cũng như đem đến những cơ hội nghề nghiệp cạnh tranh hơn. Bởi lẽ bên cạnh việc xem xét các thông tin về kinh nghiệm làm việc thì song song với nó, nhà tuyển dụng rất đề cao phần kỹ năng chuyên môn.

Tầm quan trọng của kỹ năng chuyên môn
Tầm quan trọng của kỹ năng chuyên môn

- Kỹ năng chuyên môn giúp ứng viên thể hiện được cá tính trong công việc cũng như mức độ phù hợp của vị trí công việc với bản thân ra sao.

- Sở hữu những kỹ năng chuyên môn tốt sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên một cách khách quan hơn. 

- Càng có nhiều kỹ năng chuyên môn càng cho thấy ứng viên có sự đầu tư và nghiêm túc trong công việc. 

3. Yêu cầu kỹ năng chuyên môn đối với một số ngành nghề nổi bật

3.1. Quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh là một ngành bao gồm rất nhiều các lĩnh vực khác nhau bao gồm cả kinh doanh, tài chính, marketing, nhân lực, hành chính. Chính bởi nhu cầu về sự bao hàm và tổng quát của nhiều lĩnh vực như trên nên ngành quản trị kinh doanh cần có những kỹ năng chuyên môn như sau:

- Thành thạo kiến thức và hiểu biết về kinh tế - xã hội.

- Tư duy nhạy bén và kỹ năng phân tích thị trường nhiều góc độ và đa chiều.

Kỹ năng ngành quản trị kinh doanh
Kỹ năng ngành quản trị kinh doanh

- Kỹ năng lãnh đạo tài tình và kỹ năng quản trị nhân lực. 

- Óc phán đoán logic và kỹ năng xây dựng và hoạch định chiến lược kinh doanh. 

3.2. Kỹ năng chuyên môn hành chính văn phòng

Đối với hành chính văn phòng cần có sự chuyên nghiệp và tác phong nhanh nhẹn nghiêm túc tạo nên sự dẫn đầu trong công ty/doanh nghiệp. Cần phải có kiến thức về hành chính - văn phòng cơ bản. 

Các kỹ năng chuyên môn bắt buộc phải có đối với dân hành chính văn phòng đó là: 

- Kỹ năng tin học văn phòng và sử dụng thành thạo các phần mềm như Word, Excel, Powerpoint. 

- Kỹ năng soạn thảo văn bản, thủ tục kinh doanh, các thủ tục và giấy tờ hành chính.

Kỹ năng chuyên môn hành chính văn phòng
Kỹ năng chuyên môn hành chính văn phòng

- Kỹ năng sắp xếp thời gian và lập kế hoạch công việc. 

- Kỹ năng giải quyết vấn đề và xử lý thông tin nhanh chóng.

3.3. Kỹ năng chuyên môn công nghệ thông tin

Đối với lĩnh vực của công nghệ thông tin luôn đòi hỏi cần có các kỹ năng chuyên sâu hơn rất nhiều. Vì đây là ngành nghề đặc thù trong xã hội liên quan đến việc sử dụng các công nghệ thông tin, cũng như sự hiện đại hoá trong việc tiếp cận với công nghệ. Chính vì vậy, những yêu cầu về kỹ năng chuyên môn của công nghệ thông tin cũng gắt gao hơn rất nhiều. 

- Kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính chuyên sâu liên quan trực tiếp đến công việc. 

Kỹ năng chuyên môn công nghệ thông tin
Kỹ năng chuyên môn công nghệ thông tin

- Kỹ năng lập trình đối với từng chuyên ngành cụ thể ví dụ như kỹ năng lập trình web, kỹ năng thiết kế các ấn phẩm về công nghệ thông tin. 

- Kỹ năng nghiên cứu và phân tích dữ liệu liên quan đến công nghệ thông tin. 

3.4. Kỹ năng chuyên môn Marketing

Marketing là một ngành mới nổi nhưng đã có những bước phát triển vượt bậc và vươn lên dẫn đầu với lợi thế là ngành được nhiều bạn trẻ cũng như người có kinh nghiệm săn đón rất nhiều. Chính vì vậy, những kỹ năng cần có của dân marketing sẽ bao gồm những kỹ năng chuyên môn sau đây:

- Sử dụng thành thạo những công cụ làm việc của marketing và các phần mềm quản lý công việc dành cho marketer từ cơ bản đến nâng cao.

- Kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập theo từng tình huống và nhiệm vụ cụ thể khác nhau.

- Kỹ năng sử dụng công cụ nghiên cứu và phân tích thị trường tốt. 

- Kỹ năng sắp xếp thời gian và lập kế hoạch cụ thể.

4. Những kỹ năng chuyên môn có thể được áp dụng cho tất cả các ngành nghề

4.1. Kỹ năng quản lý 

Kỹ năng quản lý là kỹ năng quan trọng và cần thiết của những người làm trong các lĩnh vực liên quan đến vận hành, điều hành và tổ chức, giám sát nhân sự. Những người có kỹ năng chuyên môn quản lý giỏi thường sẽ đi kèm với khả năng thiết lập mục tiêu kế hoạch một cách chi tiết và có tính khả thi. 

Bên cạnh đó, kỹ năng quản lý cần được tôi luyện qua những sự việc và những gì mà họ được trải nghiệm thực tế nhiều. Để từ đó có cách giải quyết nhanh chóng và hiệu quả. Hơn nữa, kỹ năng quản lý sẽ giúp cho mỗi cá nhân trong doanh nghiệp trở lên chuyên nghiệp và có bản lĩnh hơn. 

4.2. Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả

Quá trình làm việc là một quá trình bạn không được phép đi một mình vì với bất cứ công việc nào cũng đều có nhiều công đoạn khác nhau. Mỗi công đoạn sẽ được chia cho từng người có trách nhiệm khác nhau thực hiện. Nên việc tách riêng hay biệt lập với đội nhóm không thể tạo nên sự chuyên nghiệp cho bản thân mà còn khiến cho những kỹ năng của bạn không được bộc lộ mà ngày càng bị thui chột đi. 

Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm

Có kỹ năng làm việc nhóm, mỗi cá nhân sẽ tự nhận ra những nhược điểm, hạn chế và thiếu sót của bản thân để không ngừng cố gắng và nỗ lực hơn.

Thông qua kỹ năng làm việc nhóm, cũng đồng thời giúp mỗi cá nhân biết cách lắng nghe và chia sẻ quan điểm tốt hơn. Hiểu và cảm nhận được những khó khăn trong công việc của người khác để không hơn thua hay ghen tị. 

4.3. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ khiến cho mọi người nể phục bạn nếu bạn biết cách dẫn dắt mọi người đi đúng hướng. Kỹ năng giải quyết vấn đề cần tuân thủ theo nguyên tắc 5W, 1H. Có nghĩa là What, Who, Where, Why, When và How. 

Bạn cần phải đặt ra những câu hỏi để hiểu rõ sâu xa và cặn kẽ ngọn ngành của vấn đề thông qua các câu hỏi như: Sự việc này là gì? Nó xảy ra ở đâu? Tại sao lại dẫn đến sự việc này hay tại sao lại có sự việc này tồn tại trong doanh nghiệp? Ai là người đã gây ra sự việc này? Sự việc này xảy ra từ khi nào? Và sự việc này diễn ra như thế nào? Trả lời được những câu hỏi này thì bạn đã hiểu rõ được nguồn cơn của vấn đề rồi đó. Đồng thời có những cách thức để giải quyết vấn đề nhanh chóng hiệu quả hơn. 

Với những kỹ năng cơ bản mà chúng tôi chia sẻ trên đây chắc chắn đã đem lại cho bạn hiểu biết rõ hơn về kỹ năng chuyên môn cũng như tầm quan trọng của những kỹ năng chuyên môn đó. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn trong cuộc sống và công việc. 

Đăng ngày 06/10/2022, 239 lượt xem