Tin tức tổng hợp

CPU laptop là gì? Những loại CPU được sử dụng phổ biến hiện nay

1. Tổng quan về CPU laptop

1.1. Khái niệm về CPU laptop

Trong đời sống hằng ngày, sự xuất hiện của các máy tính, laptop đã trở nên quá quen thuộc và như là một trợ thủ đắc lực trong các công việc của chúng ta. Tuy nhiên, để một chiếc máy tính hay là laptop có thể hoạt động một cách mạnh mẽ, trơn tru nhất có thể thì CPU sẽ đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo cho quá trình đó được diễn ra tốt nhất.

CPU laptop là gì?
CPU laptop là gì?

CPU laptop – Tên đầy đủ là Central Processing Unit, có thể hiểu theo tiếng Việt đó là bộ xử lý trung tâm. CPU trong laptop đóng vai trò như là một bộ não của laptop, là cách mạch điện tử chuyên tiếp nhận, xử lý các thông tin, thao tác, dữ liệu hay là câu lệnh của máy tính, laptop để thực hiện các tính toán kỹ lưỡng rồi sau đó đưa ra các lệnh để điều khiển hoạt động của laptop.

1.2. Cấu tạo bên trong của một chiếc CPU laptop

1.2.1. Đơn vị điều khiển của CPU (CU – Control Unit)

Đơn vị điều khiển là một bộ phận của CPU có chức năng đó là dịch các lệnh của chương trình và điều hành các hoạt động xử lý. CU sẽ được điều tiết bởi các xung nhịp của đồng hồ trong hệ thống. Đây có thể được coi là phần cốt lõi nhất của một bộ xử lý được cấu tạo bởi các mạch logic so sánh cùng với đó là các linh kiện bán dẫn như transistor tạo nên.

Cấu tạo của CPU laptop
Cấu tạo của CPU laptop

1.2.2. Đơn vị tính toán của CPU (ALU – Arithlemic Logic Unit)

Khối tính toán ALU có chức năng chính đó là thực hiện xử lý các phép toán, logic và so sánh, rồi ngay sau đó thì bộ phận này sẽ trả lại kết quả cho các thanh ghi hoặc là bộ nhớ của máy tính, laptop. Các con số tính toán, logic hay phép so sánh khi đi qua đơn vị tính toán ALU đều sẽ được tính toán, xử lý một cách cẩn thận, kỹ càng và đưa ra các kết quả cuối cùng cho các quá trình xử lý tiếp theo.

1.2.3. Bộ phận các thanh ghi trong CPU laptop (Registers)

Bộ phận các thanh ghi (Registers) là những bộ nhớ sở hữu dung lượng rất thấp, tuy nhiên trái lại thì chúng lại sở hữu đặc tính đó là tốc độ truy cập khá cao, nằm ngay trong CPU. Bộ phận này có chức năng chủ yếu đó là dùng để lưu trữ tạm thời các dữ liệu hay là các kết quả tạm thời như: kết quả tính toán, địa chỉ các ô nhớ, toán hạng hoặc là thông tin điều khiển. Mỗi thanh ghi trong CPU laptop sẽ có một chức năng riêng cụ thể. Thanh ghi quan trọng nhất trong CPU laptop đó là bộ phận bộ đếm chương trình (PC - Program Counter). Bộ phận này sẽ đề ra những lệnh mà sẽ được thực hiện tiếp theo sau đó.

1.2.4. Bộ phận Oppcode trong CPU laptop

Bộ phận Oppcode trong CPU laptop là bộ phận có chức năng đó là lưu trữ mã máy của bộ xử lý trung tâm CPU. Bộ phận này được thực hiện các tệp lệnh ở trong file thực thi được cho phép.

1.2.5. Bộ phận điều khiển trong CPU laptop

Đối với bộ phận điều khiển, chức năng chính của bộ phận này trong CPU laptop đó là thực hiện công việc điều khiển các khối và cùng với đó là các tần số xung nhịp. Bộ phận mạch xung nhịp trong hệ thống có nhiệm vụ đó là đồng bộ các thao tác xử lý ở trong và ngoài bộ xử lý trung tâm theo khoảng thời gian không đổi. Khoảng thời gian chờ đợi giữa hai xung được gọi là chu kỳ xung nhịp. Tốc độ sẽ theo đó xung nhịp hệ thống để tạo ra các xung tín hiệu chuẩn thời gian, được gọi là tốc độ xung nhịp và có đơn vị là triệu đơn vị/giây (MHz).

2. Đánh giá về tốc độ xử lý của CPU laptop

Tốc độ xử lý của CPU hay còn được hiểu theo cách khác đó là tốc độ xung nhịp của CPU được đo bằng đơn vị Gigahertz (GHz), dùng để biểu thị số chu kỳ xử lý mỗi một giây mà CPU laptop có thể xử lý được.

Tốc độ xung nhịp của CPU cao cũng đồng nghĩa với việc đó là CPU sẽ nhanh hơn. Tuy nhiên, thì vẫn có rất nhiều các yếu tố khác tác động đến việc này. Các yếu tố tác động đến tốc độ xung nhịp của CPU có thể kể đến như là: số nhân xử lý càng nhiều thì sẽ càng mạnh, công nghệ sản xuất càng nhỏ thì sẽ càng tiết kiệm điện năng và hiệu quả cao hơn; các công nghệ tăng tốc độ xử lý của CPU laptop (pipeline, turbo boost, ...); bộ nhớ đệm có khả năng lưu các câu lệnh hoặc là dữ liệu thường dùng có khả năng được dùng trong tương lai gần làm giảm bớt thời gian chờ đợi của CPU; đồ họa tích hợp, TDP (công suất thoát nhiệt); ...

3. Những loại CPU laptop đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Tính đến khoảng năm 2009 thì Intel đã bắt đầu đặt tên CPU chuẩn hóa theo hướng thương mại để người tiêu dùng có thể dễ hiểu hơn. Theo cách đặt tên đó, chúng ta có các loại CPU như Core i3, Core i5 và Core i7 đại diện cho tốc độ cũng như là khả năng xử lý của thế hệ CPU sau này.

Các loại CPU phổ biến hiện nay
Các loại CPU phổ biến hiện nay

3.1. CPU Nehalem của Intel – Thế hệ đầu tiên

Chip Nehalem là thế hệ chip đầu tiên tính từ khi Intel đổi lại phương pháp đặt tên. Dòng chip Nehalem được sản xuất trên kiến trúc 45nm (nano mét). Với thế hệ dòng chip đầu tiên này thì Intel đã ứng dụng thành công công nghệ Turbo Boost kết hợp cùng với đó là công nghệ Hyper Threading, làm nâng cao hiệu năng khá đáng kể so với các thế hệ chip đời cũ.

CPU Nehalem
Cấu tạo của CPU laptop

3.2. CPU Skylake của Intel – Thế hệ thứ 6

Sau thế hệ của Nehalem thì đến thế hệ của Skylake là thế hệ thứ 6. Ở thế hệ này thì Intel đã tập trung hơn vào dòng chip giúp tiết kiệm điện cho các thiết bị điện tử cầm tay, di động. Dòng chip Core-M giờ đây sẽ có các dòng như M3, M5 và M7 cũng tương tự Core-I, thậm chí là Core M Petium và Core M Celeron giúp đa dạng thêm sự lựa chọn cấu hình cho người tiêu dùng.  Đối với thế hệ này thì Intel đã cải tiến thêm tính năng cũng như lược bớt bỏ đi những công nghệ đã cũ, không còn phù hợp để có thể tối ưu về tốc độ xử lý hay là khả năng truyền tải dữ liệu cho CPU. Ngoài ra điều này cũng giúp CPU giảm hao phí trong truyền tải điện năng. 

CPU Skylake
CPU Skylake

3.3. CPU Kabylake của Intel – Thế hệ thứ 7

Cho đến thế hệ sau đó là thế hệ thứ 7 mang tên Kabylake vẫn được sử dụng trên kiến trúc 14nm (nano mét) như Skylake nhưng con chip này lại được điều chỉnh để tăng số bóng bán dẫn trên CPU. Điều này giúp tăng hiệu năng mà Intel gọi là 14nm+. Sự thay đổi quan trọng nhất trên thế hệ này có thể kể đến đó là hiệu năng về việc xử lý đồ họa, giúp tiết kiệm điện năng và đồng thời cũng giúp cải tiến tính năng Speed Shift.

CPU Kabylake
CPU Kabylake

Đối với mặt đồ họa thì CPU Kabylake hỗ trợ việc mã hóa chuẩn video mới hơn, giảm bớt việc tiêu thụ điện năng khi sử dụng các video 4K chuẩn HEVC và VP9 cũng như hỗ trợ xuất với nhiều màn hình tốt hơn. Theo các cuộc thử nghiệm thì CPU Kabylake chỉ tiêu thụ có 0.5W so với 10.2W so với thế hệ trước khi trình chiếu, sử dụng các video chất lượng 4K.

Còn về khả năng xử lý các tác vụ, CPU Kabylake được nâng cấp hiệu năng so với một con chip tương đương với Skylake nhanh hơn khoảng 19% tốc độ duyệt web, 12% xử lý các tác vụ văn phòng và 15% khi thực hiện chỉnh sửa video có chất lượng 4K.

Trên đây là những chia sẻ nhắm giải đáp cho câu hỏi CPU laptop là gì. Hi vọng với những thông tin bổ ích trên sẽ giúp bạn có thể hiểu sâu hơn về CPU laptop cũng như biết được các tính năng mà thế hệ CPU đời mới hơn có thể làm được.

Đăng ngày 06/10/2022, 221 lượt xem