Kỹ năng phỏng vấn

Gỡ rối cho những câu hỏi phỏng vấn hóc búa “toát mồ hôi”

Được mời đến phỏng vấn chính là cơ hội để thuyết phục nhà tuyển dụng nên tuyển bạn. Tuy nhiên trước khi chạm tay vào ước mơ bạn sẽ phải trải qua những thử thách “khó nhằn” và để giải quyết chúng thì bạn cần làm gì? Cùng bắt đầu tìm hiểu nhé

1. Chuẩn bị trước buổi phỏng vấn

Buổi phỏng vấn xin việc nào cũng có thể đáng sợ nhưng thành công cuối cùng có lẽ luôn bắt nguồn từ việc bạn chuẩn bị kỹ lưỡng và tự tin đối mặt với những câu hỏi hóc búa của nhà tuyển dụng

- Trước khi đi phỏng vấn, bạn hãy tìm hiểu về các chức năng nhiệm vụ, thành tựu quan trọng cũng như các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Bạn cũng cần đọc các thông tin về ngành nghề, sự cạnh tranh sản phảm và ai sẽ là người phỏng vấn bạn.

- Mặc trang phục phù hợp: Khi đi phỏng vấn, bạn nên mặc những bộ quần áo trông thật chuyên nghiệp. Hãy tìm hiểu về văn hoá công ty trước khi quyết đinh mặc gì. Chẳng hạn nếu như bạn phỏng vấn ở ngân hàng thì nên mặc vét, phỏng vấn ở các công ty quảng cáo truyền thông thì có thể mặc trang phục bình thường,.. Và cũng đừng quên làm sạch hoặc đánh bóng giày trước khi ra khỏi nhà nhé!

- Tập dượt trả lời những câu hỏi “dễ thở”: Nhà tuyển dụng có thể “khởi động” cuộc phỏng vấn bằng những câu hỏi đơn giản như giới thiệu về bản thân, mô tả bản thân bạn trong X từ. Đừng chỉ ghi nhớ những gì được ghi trong CV mà đọc ra như thể bạn đang học thuộc lòng bởi trong tay người phỏng vấn đã có 1 bản CV của bạn rồi. Hãy cố gắng giới thiệu bằng những thông tin khác liên quan như việc giới thiệu về sở thích của bản thân. Đó mới là những câu chuyện thú vị hơn những câu chữ nhà tuyển dụng nhìn thấy ở CV.

- Chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi cho nhà tuyển dụng: Hầu hết ở cuối buổi phỏng vấn, đa số các nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn bằng một câu: “Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không?”. Đừng lắc đầu và trả lời “Không”. Hãy note lại một vài câu hỏi bạn cho là cần thiết và nên hỏi với nội dung có xu hướng về việc bạn muốn nghiêm túc và gắn bó lâu dài với công ty.

phỏng vấn

2. Những câu hỏi phỏng vấn “toát mồ hôi” kinh điển nhất

Sau màn “Chào hỏi”, bạn cần bình tĩnh trả lời những câu hỏi phỏng vấn hóc búa sau đây:

2.1. Câu hỏi 1: Tại sao bạn rời bỏ công việc trước đây?

Nếu bạn đi phỏng vấn 10 chỗ thì Timviec365 khẳng định với bạn rằng cả 10 công ty sẽ hỏi câu đó trong buổi phỏng vấn tuyển dụng. Đây được coi là một câu hỏi khó, nếu không cẩn thận thì các ứng viên sẽ làm tuột mất cơ hội của mình

Nếu bạn cho họ thấy lý do là bạn không thể “chịu đựng” được cấp trên thì đồng nghĩa với việc vấn đề là ở bạn và tất cả những gì bạn đang thể hiện là nói xấu sếp cũ. Tuy nhiên nếu bạn không nói vấ đề ở sếp mà cho rằng do mức lương quá thấp nên nghỉ việc thì nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn chỉ đi làm vì tiền chứ không phải đam mê. Hoặc nếu bạn bị buộc làm những điều không nằm trong miêu tả công việc thì nhà tuyển dụng có thể nghĩ rằng bạn không có tinh thần đồng đội và không sẵn sàng giúp đỡ ai đó.

Cách trả lời an toàn nhất cho câu hỏi này là tránh nói về tiêu cực trong công việc cũ hoặc về sếp, đồng nghiệp. Thay vào đó hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy những thành tích bạn đã từng đạt được ở công ty đó song vì muốn phát triển hơn cho tương lai và muốn có trải nghiệm thú vị mới về vị trí ứng tuyển nên bạn đã rời bỏ công việc cũ. Nói tóm lại, bạn không nên nói về nơi bạn đã từng đến mà hãy tập trung nói về nơi bạn muốn đến và sẽ đến.

2.2. Câu hỏi 2: Tại sao bạn nghĩ công ty nên chọn bạn?

Câu hỏi này cũng tương tự như câu hỏi “Bạn cảm thấy điều gì ở mình đặc biệt hơn những ứng viên khác”. Vậy để trả lời câu hỏi này một cách hay nhất thì bạn nên nói gì? Gỉai pháp tối ưu ở đây là hãy tìm hiểu về công ty trước đó và nắm bắt được khó khăn mà công ty đang gặp phải là gì. Nếu bạn có cách xử lý vấn đề ấy thì chẳng dại gì mà công ty không “chiêu mộ” những nhân tài gỡ được nút thắt của doanh nghiệp, phải không nào?

Nếu gặp phải một người có cá tính thì câu hỏi sẽ mang tính thách thức. Bạn có thể trả lời dựa trên những khía cạnh: Bạn cần công việc phù hợp và công ty cũng cần tuyển dụng nhân viên phù hợp với vị trí. Tuy nhiên hãy ghi nhớ rằng, điều “tối kỵ” cho câu hỏi này là so sánh bản thân với một ai khác.

câu hỏi phỏng vấn

2.3. Câu hỏi 3: Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?

Khi ứng tuyển vào các công ty khởi nghiệp bạn sẽ nhận được nhiều câu hỏi về tiền lương mong muốn hoặc việc liệu bạn có sẵn sàng nhận các lợi ích khác để đổi lấy mức lương thấp hơn?

Phương pháp trả lời tốt nhất cho câu hỏi này là bạn nên tự nghiên cứu mức lương chung trên mặt bằng hiện nay cũng như mức độ kinh nghiệm của bạn liệu có giúp mức lương cứng trong tương lai cao hơn hay không. Và hãy chuẩn bị một con số cụ thể trước khi đến phỏng vấn cùng lời giải thích tại sao bản thân lại xứng đáng với mức lương ấy

2.4. Câu hỏi 4: Bạn không thích kiểu sếp hoặc đồng nghiệp thế nào?

Đây là câu hỏi sẽ ít phổ biến hơn so với các câu hỏi ở trên nhưng khi phỏng vấn nếu bạn trả lời câu hỏi đó thì đừng nên thừa nhận mình không thấy thoải mái khi làm việc với những người lười biếng hay chậm chạp. Khả năng cao là bạn sẽ bị loại bởi câu trả lời không khéo ấy. Trong bất kỳ doanh nghiệp nào thì hợp tác làm theo teamwork hay làm việc độc lập sẽ là kỹ năng nhân viên cần có. Hãy bình tĩnh suy nghĩ để đưa ra nhưng câu trả lời tích cực nhất có thể

Đừng thao thao bất tuyệt về những điểm xấu của người khác mà thay vào đó hãy nói với nhà tuyển dụng rằng ai cũng có những ưu điểm và khuyết điểm. Việc có thể hợp tác với họ hay không cần dựa trên quy tắc “bù trừ”, bổ sung lẫn nhau và cả 2 đều cần có thái độ cầu tiến. Cho dù bạn có không hợp về mặt tính cách khi làm việc cùng họ nhưng nếu đã là teamwork thì hãy luôn trong tâm thế sẵn sàng hợp tác bởi mục đích cuối cùng của làm việc nhóm đó chính là mang lại kết quả tốt nhất cho công việc. Bên cạnh đó, hãy nhấn mạnh rằng những lúc như vậy thì bạn sẽ linh hoạt để điều chỉnh cách làm việc cùng nhiều người khác nhau trong mọi tình huống.

2.5. Câu hỏi 5: Điểm yếu lớn nhất ảnh hưởng đến công việc của bạn là gì?

Đây là một câu hỏi phỏng vấn hóc búa và cũng rất thú vị nhưng đừng trả lời theo cách có thể khiến bạn trở nên xấu xí. Bạn biết rằng bản thân rất hay đi muộn, không thích teamwork nhưng đây thật sự không phải lúc để đề cập đến chúng. Cách trả lời nên tập trung vào những điều bạn đang cố gắng cải thiện như kỹ năng thuyết trình, lên kế hoạch hay ra quyết định. Hãy trả lời thành thật nhưng đừng mang đến sự tiêu cực và cho nhà tuyển dụng thấy bạn sẽ cố gắng trau dồi bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Kết: Nhà tuyển dụng sẽ luôn tìm kiếm những người sáng tạo. Mong rằng bài viết đã “hoá giải” những câu hỏi phỏng vấn hóc búa cho bạn. Và dù có là câu gì đi chăng nữa thì hãy tin rằng chỉ có sự trải nghiệm và trí tưởng tượng nhanh mới có thể giúp bạn trở thành một ứng viên tiềm năng mà công ty nào cũng muốn sở hữu.

Đăng ngày 07/10/2022, 227 lượt xem