Tin tức tổng hợp

Blood oxygen là gì? Một số câu hỏi về blood oxygen thường gặp

1. Tổng quan về blood oxygen

1.1. Blood oxygen là gì?

Blood oxygen chính là nồng độ oxy trong máu của chúng ta. Nồng độ oxy trong máu là thước đo để đo lượng oxy mà tế bào máu của bạn đang vận chuyển. Trong khi đó oxy đóng vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp, trao đổi khí và ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn con người. Vì thế, việc duy trì mức oxy ổn định trong máu là điều cần thiết.

Blood oxygen là gì?
Blood oxygen là gì?

1.2. Tìm hiểu độ bão hoà oxy SpO2trong máu

1.2.1. Độ bão hoà oxy SpO2 trong máu là gì?

Chúng ta có thêm một khái niệm liên quan đó là độ bão hoà oxy. Theo đó, một phân tử Hemoglobin (Hb) sẽ kết hợp với 4 phân tử oxy, khi có đủ 4 phân tử oxy thì sẽ xuất hiện hiện tượng bão hòa oxy. Độ bão hòa oxy trong máu còn được gọi là chỉ số SpO2, có nghĩa là tỷ lệ Hemoglobin có oxy trên tổng lượng Hemoglobin trong máu.

1.2.2. Các tình trạng bão hoà oxy trong máu

Khi đi qua phổi, các phân từ Hb sẽ gắn với oxy trong này. Nếu bạn khoẻ mạnh bình thường thì chỉ số SpO2 có thể đạt từ 95% - 100% nếu bạn đang hít thở trong không khí ở trên mực nước biển. Sau đây là một số tình trạng blood oxygen mà bạn cần ghi nhớ:

- SpO2 = 97% - 99%: oxy trong máu tốt.

- SpO2 = 94% - 96%: oxy trong máu trung bình nhưng vẫn cần thở thêm oxy.

- SpO2 = 90% - 93%: oxy trong máu thấp. Tình trạng này cần có nhân viên y tế hoặc bác sĩ theo dõi thường xuyên tại nhà hoặc đến các bệnh viện gần nhất.

- SpO2 dưới 92% không thở oxy hoặc dưới 95% có thở oxy có nghĩa là bạn đang gặp tình trạng suy hô hấp nặng

- SpO2 thấp hơn 90% là một ca cấp cứu trên lâm sàng.

Những chỉ số này cũng áp dụng với trẻ sơ sinh, độ bão hoà oxy trong máu nên ở mức trên 94%. Nếu chỉ số này dưới 90% thì cần đưa ngay đến gặp bác sĩ để được cứu chữa kịp thời.

Các tình trạng bão hoà oxy trong máu
Các tình trạng bão hoà oxy trong máu

2. Cảnh báo nồng độ oxy trong máu bất thường

2.1. Ngộ độc khí CO

CO có thể nhiều bạn đã biết thì đây là một khí độc xuất hiện khi chúng ta đốt than, đốt nhiên liệu, hoà vào bầu không khí chúng ta đang lấy oxy. Thực tế, có rất nhiều người bị thiệt mạng vì đốt than tổ ong sưởi ấm mùa đông trong phòng kín. Khi hít phải khí CO chúng ta sẽ bị ngộ độc và có cảm giác khó thở. Việc này là do CO đã thay thế vị trí của các phân tử CO trên phân từ Hb, làm giảm HbO2, giảm độ bão hoà oxy trong máu.

Khi độ bão hoà oxy giảm chúng ta có thể rơi vào tình trạng nguy kịch thậm chí là mất mạng nên hãy cẩn trọng khi sử dụng các loại than đốt để sưởi ấm, đặc biệt không đóng kín cửa để có thêm oxy từ bên ngoài. Ngoài ra, nếu cảm thấy khó chịu, khó thở thì cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra để sớm có những phương pháp điều trị kịp thời những rủi ro với sức khoẻ của mình.

2.2. Tụt đường huyết

Không chỉ phản ánh số lượng oxy trong máu cung cấp cho cơ thể tuần hoàn mà nồng độ oxy hoặc SpO2 có thể chỉ ra được bạn đang bị tụt đường huyết. SpO2 có thể phản ánh chính xác khi áp lực đập vào thành mạch giảm xuống 30mmHg. Vì vậy, khi có dấu hiệu suy giảm độ bão hoà oxy thì có thể ảnh hưởng đến huyết áp của bạn đấy nhé.

Bệnh nhân có thể bị tụt đường huyết
Bệnh nhân có thể bị tụt đường huyết

2.3. Người thiếu máu

Bên cạnh đó việc đo độ bão hoà cũng phản ánh được bạn đang bị thiếu máu. Thiếu máu là khi bạn đang bị giảm lượng Hb trong máu. Khi đo SpO2 nếu lượng oxy cung cấp vào cơ thể ổn định mà chỉ số vẫn thấp thì chắc chắn bạn đang thiếu máu, không đủ phân từ Hb để gắn với các phân tử O2. Do vậy, bạn cần bổ sung ngay các dưỡng chất để làm tăng lượng sắt như ăn nhiều củ dền, thịt bò, uống thuốc bổ máu, ăn uống điều độ, v.v…

2.4. Mắc bệnh lý về hô hấp

Độ bão hoà oxy thấp sẽ chỉ ra rõ nhất về tình trạng suy hô hấp, giảm thông khí ở con người. Có thể do bạn đang gặp vấn đề về phổi, cơ quan hô hấp nên không thể hít đủ lượng oxy cung cấp cho quá trình trao đổi của cơ thể dẫn tới độ bão hoà thấp. Nhất là những người làm trong môi trường bí khí, ô nhiễm như nhà máy, lò đốt đều gặp phải tình trạng này. Nếu thế, bạn cần đi ra ngoài thường xuyên để lấy thêm oxy và ổn định độ bão hoà oxy nhé.

3. Các phương pháp đo blood oxygen

3.1. Xét nghiệm máu

Bạn nên đo nồng độ oxy trong máu thường xuyên để nắm bắt tình trạng cơ thể của mình, đảm bảo sức khoẻ tốt để học tập và làm việc hiệu quả hơn. Vậy có những cách nào để đo nồng độ oxy trong máu?

Làm thế nào để đo nồng độ oxy trong máu?
Làm thế nào để đo nồng độ oxy trong máu?

Đầu tiên là chúng ta có thể xét nghiệm máu để kiểm tra. Xét nghiệm máu là phương pháp đo blood oxygen chính xác nhất hiện nay. Thực tế, chúng ta sẽ đo chỉ số SpO2 hay độ bão hoà oxy trong máu. Xét nghiệm máu chỉ được thực hiện tại các cơ sở bệnh viện có giấy chứng nhận. Sau khi lấy mẫu máu, họ sẽ mang đi phân tích, đánh giá và đo độ bão hoà oxy cho bạn nhé.

Ngoài ra, khi xét nghiệm máu bạn có thể kiểm tra được thêm một vài chỉ số quan trọng khác như nồng độ Hb, chỉ số hồng cầu, bạch cầu trong máu. Phương pháp này tuy có hơi mất thời gian nhưng bạn sẽ nhận được kết quả ngoài sự mong đợi của mình đấy.

3.2. Đo bằng máy SpO2

Phương pháp thứ hai chính là đo bằng máy SpO2. Phương pháp này khá phổ biến vì bạn có thể đo ở bệnh viện hoặc ngay tại nhà của mình, đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều so với xét nghiệm máu. Nếu chưa rành về những thiết bị như này thì bạn có thể nhờ nhân viên kỹ thuật thiết bị y tế hỗ trợ để có thể tự đo ở nhà.

Thiết bị máy đo SpO2 sẽ dùng một chiếc kẹp cố định vào đầu ngón tay của bạn. Khi tiến hành đo bạn cần chắc chắn không còn sơn móng tay hoặc đeo trang sức trên đó. Vì những điều này có thể làm giảm nhịp tim bất thường và ảnh hưởng đến kết quả đo độ bão hoà oxy trong máu. Bạn nên ngồi bình tĩnh một lúc rồi mới đo để có kết quả chính xác nhất nhé.

Đo SpO2 tại nhà
Đo SpO2 tại nhà

3.3. Đo bằng thiết bị di động thông minh

Hiện nay, có rất nhiều thiết bị thông minh có thể đo được blood oxygen chẳng hạn như smart watch. Thiết bị này được gắn lên tay của người dùng, ngoài những tính năng thông minh, hữu ích như một chiếc điện thoại thì nó có thể đo một vài chỉ số quan trọng của cơ thể con người, trong đó có SpO2.

Tuy nhiên, theo một vài báo cáo của trung tâm y học thì những chỉ số đo được từ thiết bị này không đồng nhất với những phương pháp đo ở trên. Do vậy, khi đo SpO2 bằng các thiết bị di động thông minh chưa cho ra được kết quả chính xác nên tốt nhất bạn hãy dùng hai phương pháp trên nếu cần thiết nhé.

Như vậy, sau khi đọc xong bài viết trên của timviec24h.vn thì chắc hẳn bạn đã hiểu được phần nào blood oxygen là gì. Admin không chỉ giải thích khái niệm mà còn đưa ra những lời khuyên cho bạn đối với nồng độ oxy trong máu. Bạn có thể áp dụng trong cuộc sống để chăm sóc sức khoẻ bản thân và những người xung quanh nhé.

Đăng ngày 18/02/2023, 103 lượt xem