Quản trị sản xuất

[Khám phá] Giá thành sản phẩm là gì và phân loại giá thành sản phẩm

1. Giá thành sản phẩm là gì? Phân loại giá thành sản phẩm

Bạn đang thắc mắc “Giá thành sản phẩm là gì?” và có những loại giá thành sản phẩm nào? Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn ngay trong phần dưới đây.

1.1. Giá thành sản phẩm là gì?

Giá thành sản phẩm là các chi phí do doanh nghiệp bỏ ra, được biểu hiện bằng tiền của các khoản hao phí về lao động vật hóa và lao động sống như hao phí, nguyên vật liệu, các chi phí về lao động… liên quan đến các khối lượng về công tác, lao vụ, sản phẩm đã hoàn thành.

Giá thành sản phẩm là gì
Giá thành sản phẩm là gì

Quá trình sản xuất gồm có một quá trình thống nhất về có 2 mặt, một mặt là hao phí sản xuất, mặt còn lại là kết quả sản xuất. Những khoản chi phí đã được phát sinh trong kỳ hay do kỳ trước chuyển sang, cùng với các chi phí trích trước liên quan mật thiết đến số lượng lao vụ, sản phẩm các dịch vụ trong kỳ sẽ tạo nên một bức tranh về chi tiêu giá thành sản phẩm.

Hiểu một cách đơn giản, giá thành sản phẩm là tất cả các khoản phí  do doanh nghiệp bỏ ra ở bất cứ kỳ nào và các khoản phí đó có liên quan đến các khối lượng công việc đã hoàn thành trong kỳ đó.

Tổng giá thành sản phẩm sẽ bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ trong trường hợp giá trị sản phẩm dở dang, hay chi phí sản xuất dở dang, trong đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang.

Tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí quá trình sản xuất
Tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí quá trình sản xuất

Tóm lại, giá thành sản phẩm thuộc vào phạm trù của sản xuất hàng hóa, phản ánh các lượng giá trị của hao phí trong lao động hóa và lao động sống, số chi phí đã chi ra cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ở trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí gián tiếp hoặc trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, các khoản tiêu thụ cần được bồi hoàn để tái sản xuất trong doanh nghiệp và không liên quan đến chi phí kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp đó phát sinh.

1.2. Cấu tạo giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm sẽ được cấu tạo ở 3 mục liên quan đến chi phí, gồm có:

- Chi phí dành cho nguyên vật liệu trực tiếp: Là các chi phí trong nguyên vật liệu cấu tạo nên dịch vụ và thành phẩm.

- Chi phí về nhân công trực tiếp: Là các khoản chi phí cần chi trả cho nhân công hay người lao động tham gia trực tiếp vào công việc sản xuất ra sản phẩm hay còn gọi là tiền công, tiền lương.

Cấu tạo giá thành sản phẩm
Cấu tạo giá thành sản phẩm

- Chi phí về sản xuất chung: Là tất cả những chi phí liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm, như chi chí tiền điện nước, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí cho nhân viên, phân xưởng sản xuất…

1.3. Giá thành sản phẩm được phân loại ra sao?

Để có thể đáp ứng được các yêu cầu về kế toán, quản lý và cả kế hoạch hóa giá thành, chẳng hạn như xây dựng giá cả cho hàng hóa thì giá thành cần được xem xét ở nhiều góc độ, về cả lý luận và trên thực tế, bao gồm nhiều phạm vi tính toán khác nhau do đó ngoài các khái niệm về giá thành nói chung, còn có giá thành phân xưởng, giá thành xã hội, giá thành toàn bộ…

1.3.1. Thời điểm tính toán và nguồn số liệu của sản phẩm

Còn nếu xét theo thời điểm tính toán và các nguồn số liệu đưa ra, giá thành sẽ được chia thành giá thành kế hoạch, giá thành thực tế và giá thành định mức. Cụ thể các loại giá thành này như sau:

- Giá thành kế hoạch

Giá thành kế hoạch là giá thành được phân loại từ trước khi doanh nghiệp bước vào kinh doanh trên các cơ sở giá thành từ trước. Giá thành kế hoạch định mức được các dự toán chi phí trong một kỳ kế hoạch.

Giá thành theo kế hoạch
Giá thành theo kế hoạch

- Giá thành định mức

Giống với giá thành kế hoạch, giá thành định mức sẽ được xác định từ trước khi bắt đầu tiến hành sản xuất sản phẩm. Tuy vậy, giá thành kế hoạch sẽ được xác định dựa trên cơ sở bình quân không biến động và cực kỳ tiên tiến trong cả một kỳ kế hoạch, thì giá thành định mức sẽ được xây dựng theo một cơ sở định mức chi phí hiện hành tùy theo thời gian nhất định của kỳ kế hoạch, thường vào ngày đầu tháng, cho nên giá thành định mức luôn luôn thay đổi để phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được khi doanh nghiệp trong quá trình sản xuất sản phẩm.

- Giá thành thực tế

Giá thành thực tế là giá thành sẽ được xác định sau khi đã kết thúc quá trình sản xuất cho sản phẩm dựa theo cơ sở về các chi phí phát sinh ở trong quá trình sản xuất sản phẩm.

1.3.2. Theo phạm vi phát sinh chi phí sản phẩm

Nếu xét theo phạm vi phát sinh về chi phí, giá thành sản phẩm sẽ được chia thành giá thành tiêu thụ và giá thành sản xuất.

- Giá thành sản xuất, hay giá thành công xưởng, bao gồm các chi tiêu phản ánh tất cả những chi phí liên quan đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp, bao gồm sản xuất, chế tạo các sản phẩm trong phạm vi trong bộ phận sản xuất và phân xưởng, bao gồm chi phí về nhân công, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

Giá thành sản xuất gồm chi phí liên quan đến quá trình sản xuất
Giá thành sản xuất gồm chi phí liên quan đến quá trình sản xuất

Giá thành của toàn bộ các sản phẩm tiêu thụ = Giá thành sản xuất các sản phẩm + Chi phí tiêu thụ sản phẩm + Chi phí quản lý của doanh nghiệp

- Già hành tiêu thụ hay giá thành toàn bộ là toàn bộ các chỉ tiêu phản ánh những chi phí phát sinh đến quá trình sản xuất cùng với tiêu thụ sản phẩm như chi phí quản lý, sản xuất và bán hàng.

2. Giá thành sản phẩm có ý nghĩa thế nào trong doanh nghiệp hiện nay?

Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp cần dự kiến được những gái thành về sản phẩm và đề ra những biện pháp thực hiện những dự kiến đã đề ra, nói cách khác, doanh nghiệp cần xây dựng được kế hoạch hóa về giá thành sản phẩm.

Trong quá trình quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giá thành giữ vai trò vô cùng quan trọng, đồng thời được thể hiện trong các mặt như:

- Giá thành là công cụ vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp kiểm soát được quá trình hoạt động kinh doanh có lời hay không, từ đó xem xét các biện pháp về kỹ thuật, tổ chức hiệu quả.

Giá thành giúp doanh nghiệp xác định được kết quả kinh doanh
Giá thành giúp doanh nghiệp xác định được kết quả kinh doanh

- Giá thành cũng được xem là thước đo chi phí và sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm trong doanh nghiệp,căn cứ quan trọng giúp doanh nghiệp biết được tình hình hoạt động kinh doanh của mình.

- Giá thành cũng là căn cứ giúp doanh nghiệp có thể xác định được giá cả của từng loại sản phẩm, từ đó đưa ra mức giá hợp lý.

Khi hạ giá thành sản phẩm, doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, nâng cao lợi nhuận, giúp doanh nghiệp có thể mở rộng được quy mô sản xuất.

Vì vậy, để giảm được các chi phí và có thể hạ giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp cần phải áp dụng được những thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật cùng với công nghệ vào trong hoạt động sản xuất. Đồng thời, doanh nghiệp cần tổ chức lao động và bố trí nhân lực hợp lý, bố trí được các khâu sản xuất. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần sử dụng giá vốn hợp lý, tránh lãng phí nguyên vật liệu và giảm được tỷ lệ hư hỏng giá thành sản phẩm, cùng với đó là tổ chức được nguồn vốn hợp lý hơn, đáp ứng được kịp thời nhu cầu về sản phẩm trong doanh nghiệp, tránh được những tổn thất không đáng có…

Phần mềm sản xuất 365 tự hào là một phần mềm đáp ứng được những tiêu chí cần thiết trong việc tính giá thành sản phẩm và quản lý được giá thành sản phẩm dễ dàng. Đồng thời, phần mềm còn đem đến nhiều tính năng và lợi ích giúp doanh nghiệp tối ưu được quá trình sản xuất, tính toán chi phí hợp lý cho từng khâu, từ đó tăng cao lợi nhuận.

Sử dụng phần mềm tính giá thành mang lại hiệu quả cao
Sử dụng phần mềm tính giá thành mang lại hiệu quả cao

Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được khái niệm giá thành sản phẩm là gì, phân loại giá thành sản phẩm và ý nghĩa của việc phân loại này. các doanh nghiệp cần nắm được các cách phân loại sản phẩm, từ đó giảm thiểu được các chi phí không cần thiết và xây dựng được chi phí sản phẩm hợp lý, đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm và nâng cao doanh thu. Qua đó, doanh nghiệp có thể mở rộng được quy mô kinh doanh của mình.

Đăng ngày 19/12/2022, 211 lượt xem