Tin tức tổng hợp

Xúc phạm là gì? Vấn đề xúc phạm nhức nhối trong xã hội hiện nay

1. Tìm hiểu về vấn đề xúc phạm

1.1. Định nghĩa về xúc phạm

Xúc phạm là những hành vi, lời nói của người nào đó gây tổn hại nghiêm trọng về mặt danh dự, nhân phẩm đối với người khác. Hành vi xúc phạm là các hành vi không đúng với chuẩn mực đạo đức của con người mang thiên hướng làm nhục người khác như là: chửi thề, nói bậy, cắt tóc, cạo râu, cởi quần áo, quay phim, chụp ảnh, đánh đập người khác,...

Định nghĩa về xúc phạm
Định nghĩa về xúc phạm

1.2. Xúc phạm sẽ dẫn đến những hành vi nào?

Các đối tượng có những hành vi xúc phạm đến người khác sẽ còn thực hiện nhiều hành vi khác nữa như là dùng vũ lực hay là đe dọa sử dụng vũ lực. Các hành động đó có thể dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật như bắt giữ người trái phép, tra khảo, đánh đám, dọa nạt gây thương tích tới người bị hại thậm chí có trường hợp có thể là tử vong.

1.3. Các hình thức được coi là xúc phạm

1.3.1. Qua lời nói

Lời nói xúc phạm là những lời nói bẩn thỉu, văng tục, vô văn hóa và làm tổn hại đến người khác. Đó là những lời nói khinh bỉ lăng mạ, làm nhục đối phương, gây ra những tổn hại nghiêm trọng về nhân phẩm và danh dự của người đó. Khi mà người nào đó có mâu thuẫn với người khác, thay vì chọn cách cùng nhau xử lý thì họ lại có những lời nói không hay, mang chiều hướng thô tục.

Xúc phạm qua lời nói
Xúc phạm qua lời nói

Nếu xét đến thứ quý giá nhất của con người, người ta nghĩ đến ngay đó là danh dự và nhân phẩm. Nhưng không phải lúc nào danh dự và nhân phòng của con người cũng được trân trọng. Trong cuộc sống có rất nhiều mâu thuẫn có thể xảy ra như ghen tuông, đố kỵ, khinh bỉ, ngông nghênh,... mà con người có thể nhẫn tâm chà đạp lên danh dự, nhân phẩm của người khác qua lời qua tiếng lại.

1.3.2. Qua hành động, cử chỉ

Khi có những lời nói không hay về đối phương, người nói rất có khả năng cao dùng những hành động cử chỉ thô kệch, bẩn thỉu đến đối phương. Những hành vi đó rất có thể gây tổn hại nghiêm trọng về mặt thể chất của đối phương, hay có thể dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật. Những hành động dùng vũ lực hay đe dọa sử dụng dụng vũ lực cũng có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến những vấn đề thể chất và cả tinh thần đối với người bị hại là những hành vi phải bị trừng phạt theo đúng như quy định của pháp luật.

Xúc phạm qua hành động, cử chỉ
Xúc phạm qua hành động, cử chỉ

Để có thể làm nhục người khác, người phạm tội có những hành vi vi phạm đến chuẩn mực đạo đức cũng như vi phạm pháp luật đối với người khác như là: bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá, dùng vật thể tác động lên đối phương gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề thể xác cũng như tâm lý của đối phương. Mục đích của vấn đề này là làm nhục đối phương, gây ảnh hưởng đến thể chất thậm chí tính mạng của người bị hại. Không chỉ có vậy, người bị hại cũng bị ám ảnh bởi các hành động đấy trong một khoảng thời gian rất dài thậm chí có thể là ám ảnh đến suốt cuộc đời.

1.3.3. Qua mạng xã hội

Trong bối cảnh thời đại phát triển hiện nay, công nghệ cùng các thiết bị điện tử gắn liền với đời sống của mọi độ tuổi và càng ngày càng phổ biến. Do đó các mạng xã hội ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của con người. Những trường hợp chửi rủa, xúc phạm nhau trên mạng xã hội diễn ra không phải là ít thông qua các trang mạng xã hội và các tin nhắn cá nhân, Nếu xét về góc độ pháp lý thì những hành vi xúc phạm, lăng mạ làm nhục người khác qua các tin nhắn riêng hay bất cứ các mạng xã hội nào đều là những hành vi trái pháp luật và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Xúc phạm qua mạng xã hội
Qua mạng xã hội

Pháp luật có quy định về việc tiếp cận thông tin và quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội. Do vậy mọi hành vi đi quá giới hạn, làm tổn thương nghiêm trọng đến danh dự và nhân phẩm của người khác đều buộc phải xử kí theo đúng quy định của pháp luật.

2. Những quy định của Pháp luật về hành vi xúc phạm người khác

2.1. Về trách nhiệm hình sự

2.1.1. Những hành vi xúc phạm trực tiếp

Đối với những hành vi xúc phạm trực tiếp về danh dự, nhân phẩm người khác có thể sẽ bị xử phạt hành chính. Người bị xúc phạm có thể làm đơn tố cáo lên Công an khu vực. Nếu đủ cơ sở để chứng minh, tùy theo mức độ, hành vi của người đó có thể bị xử phạt hành chính tùy theo mức độ, hành vi của người đó có thể bị xử phạt tại Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ - CP như sau: 

- Theo điều 5 về vi phạm quy định về trật tự công cộng : Phạt cảnh cáo từ 100.000 đồng đến 300.000 đối với những người có hành vi: Có cử chỉ, lời nói khiêu khích trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”.

- Theo bộ luật hình sự điều 155: Tội làm nhục người khác: Người xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

 

Những hành vi xúc phạm trực tiếp
Những hành vi xúc phạm trực tiếp

- Theo Bộ luật hình sự điều 121: Tội làm nhục người khác

+ Người nào xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

+ Phạm tội một trong các trường hợp sau thì sẽ bị phạt tù từ 1-3 năm: phạm tội nhiều lần; phạm tội đối với nhiều người; lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội; phạm tội đối với người thi hành công vụ; phạm tội đối với người dạy dỗ; nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

2.1.2. Những hành vi xúc phạm qua mạng xã hội

Theo điều 5 Nghị định 72/2013/ NĐ - CP  quy định về các hành vi bị ngăn câm:

- Đưa ra thông tin xuyên tạc,vu không, xúc phạm đến uy tín của tổ chức, danh dự nhân phẩm của cá nhân

Những hành vi xúc phạm qua mạng xã hội
Những hành vi xúc phạm qua mạng xã hội

Hơn nữa, dựa trên điểm a khoản 1 điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ - CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến; công nghệ thông tin và các loại hình giao dịch điện tử. Đối với những cá nhân có hành vi xúc phạm; lăng mạ; làm nhục người khác trên mạng xã hội có thể bị xử số tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với những hành vi xúc phạm uy tín của tổ chức, cơ quan cũng như danh dự và nhân phẩm của các cá nhân.

2.2. Về trách nhiệm dân sự

Người có những hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác thì phải bồi thường thiệt hại theo Quy định tại khoản 1 Điều 592 Bộ luật dân sự và một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó phải gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu không được thỏa thuận thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm hay uy tín bị xâm phạm không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Riêng cá nhân bị xúc phạm danh dự hay chịu thông tin, hành vi làm ảnh hưởng xấu tới danh dự, uy tín và nhân phẩm thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người xúc phạm phải đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại (theo khoản 5 điều 34 Bộ luật Dân sự).

2.3. Những lưu ý quy định của Pháp luật xúc phạm

Trong cuộc sống này có rất nhiều những tính chất làm nhục người khác. Tuy nhiên không phải hành vi nào cũng bị xử lý hình sự. Nếu đấy chỉ là những lời lẽ cay nghiệt chửi rủa, hãy những hành động chưa gây tổn thương đến mức 31% về mặt thể xác: như hất cốc nước, tát 1 cái, đánh 1 cái,... thì chỉ có thể xử phạt hành chính.

Những lưu ý quy định của Pháp Luật xúc phạm
Những lưu ý quy định của Pháp Luật xúc phạm

Hơn nữa, việc đánh giá xúc phạm người khác về mức độ nghiêm trọng là rất phức tạp. Bởi cùng sự xúc phạm, có người cảm thấy nhục, tổn thương về mặt tinh thần, nhưng có người lại cảm thấy bình thường. Tương tự như đối với người phạm tội, có người thấy có lỗi, có người lại chưa cảm thấy có lỗi vì cho rằng mức độ như vậy là bình thường.

Nhìn chung, vấn đề xúc phạm là vấn đề khá khó trong quá trình giải quyết, nếu chỉ căn cứ vào vấn đề của cả 2 bên. Qua bài viết này hy vọng bạn đã nắm rõ được xúc phạm là gì và những vấn đề liên quan đến xúc phạm. Đây có lẽ là vấn đè khá nhức nhối và cần các cơ quan chức năng giải quyết!

Đăng ngày 18/02/2023, 100 lượt xem