1. Sơ lược về bảng chữ cái Katakana
1.1. Katakana là gì?
Katakana là bảng chữ cái cứng trong tiếng Nhật và được dịch ra là “kana chắp vá”. Lý do đặt tên bảng chữ cái này như vậy là do Katakana được tạo được từ nhiều thành phần phức tạp của bảng chữ Kanji. Các nét chữ của chữ cái trong bảng Katakana được xem là đơn giản, dễ viết nhất trong 3 bảng chữ cái cơ bản của người Nhật vì chỉ gồm các nét thẳng, nét cong và gấp khúc là chủ yếu.

1.2. Bảng chữ cái Katakana chuyên dùng làm gì?
1.2.1. Dùng để biểu hiện tiếng nước ngoài
Người Nhật đã sáng tạo ra một bảng chữ cái riêng để phiên âm tiếng nước ngoài là Katakana. Các từ ngữ không có nguồn gốc từ Nhật Bản, du nhập từ nước ngoài đều được phiên âm dựa trên bảng chữ cái này, và chủ yếu được dùng làm biểu tượng cho các từ tượng thanh. Bảng chữ cái Katakana còn được dùng để thể hiện tên các quốc gia không thuộc vùng sử dụng Hán ngữ.
Ngoài ra, những tên động vật, thực vật hoặc những loài sinh vật cũng được viết bằng Katakana. Thậm chí tên các món ăn từ những loài động thực vật này cũng được sử dụng các chữ cái của bảng Katakana.
1.2.2. Dùng để nhấn mạnh, luyến láy
Trong văn học, bảng chữ cái Katakana sẽ được dùng để nhấn mạnh, luyến láy một từ ngữ hoặc ẩn ý nào đó. Bên cạnh đó, các thuật ngữ khoa học, kỹ thuật hay tên một công ty cũng dùng các chữ cái trong bảng này viết nên.

1.3. Điểm đặc biệt của Katakana
1.3.1. Phương thức đọc chữ giống Hiragana
Tương tự bảng chữ cái Hiragana thì Katakana cũng có 46 chữ cái và có phương thức đọc giống hệt nhau. Tuy nhiên, bảng chữ Hiragana sẽ dễ đọc hơn một chút, vì thế để dễ dàng hơn khi bắt đầu học ngôn ngữ Nhật thì chúng ta nên học đọc bảng chữ Hiragana trước nhé. Sau đó, học bảng chữ Katakana sẽ chỉ cần dựa trên phương thức cũ, không gặp nhiều khó khăn khi học tiếng Nhật nữa.
1.3.2. Có hai kiểu sắp xếp thứ tự chữ
Đối với những ai đang học hoặc đã tìm hiểu qua tiếng Nhật thì nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy bảng chữ cái Katakana sẽ có hai kiểu sắp xếp thứ tự chữ cái đó là iroha và gojuon. Trong đó, iroha được hiểu là cách xếp cổ điển từ xưa và gojuon là cách xếp chữ mọi người thường dùng thịnh hành hơn iroha. Do vậy, nếu gặp các trường hợp xếp chữ như trên đều đúng và đừng quá bỡ ngỡ nhé các newbie.
2. Chi tiết bảng chữ cái Katakana
2.1. Bảng chữ cái cơ bản
Như những nội dung ở trên đã nói thì Katakana là một trong ba bảng chữ cái cỡ bản nhất khi học tiếng Nhật. Bạn cần học lần lượt ba bảng chữ cái cơ bản từ Hiragana đến Katakana và cuối cùng là Kanji. Việc học ba bảng chữ cái cơ bản này rất quan trọng giống như việc chúng ta xây dựng gốc rễ, nền tảng ban đầu để có thể chuyển sang những học phần tiếp theo khi học tiếng Nhật nên bạn cần lưu ý nhé.

2.2. Bảng âm đọc
Nguyên tắc đọc hay phát âm các chữ cái trong Katakana rất giống với bảng chữ Hiragana. Nếu đã trau chuốt được phần này khi học bảng chữ cơ bản đầu tiên Hiragana bạn sẽ cảm thấy việc học bảng chữ Katakana dễ như ăn kẹo. Ngay từ những bài học đầu tiên hãy luôn nghiêm chỉnh và rèn luyện tốt thì những bài học sau không thể làm khó bạn được.
2.3. Bảng âm ghép
Bảng chữ cái Katakana sẽ bao gồm các hàng thẳng nhau, mỗi hàng sẽ bao gồm các chữ cái có tính chất giống nhau. Và sau đây là một số nguyên tắc ghép các âm tiết với nhau:
- Đối với hàng chữ nguyên âm đầu tiên:
Tiếng Nhật cũng bao gồm các nguyên âm như trong tiếng Anh. Trong đó, chữ “a” và “i” được phát âm y hết trong tiếng Việt chúng ta. Còn chữ “u” khi phiên âm là “u” nhưng khi đọc phải đọc là "ư" (nói đúng ra thì khi đọc thì âm thanh nằm ở khoảng giữa của chữ "u" và chữ "ư", nhưng nếu khó quá thì đọc là “ư” cũng chấp nhận được). Tương tự, chữ “e” phiên âm là “e” nhưng sẽ đọc là “ê”, nguyên âm “o” phiên âm là "o" nhưng sẽ đọc là "ô".
- Đối với hàng thứ 2: hàng này được gọi là hàng chữ “k” vì các chữ đều bắt đầu từ phụ âm “k”. Người học sẽ phải ghép chữ cái “k” với các nguyên âm ở trên thành một hàng chữ cái mới.
- Đối với hàng thứ 3: hàng “s”, trong hàng này “s” kết hợp với các nguyên âm còn lại, Lưu ý rằng khi “s” kết hợp với “i”, cách phiên âm là “shi” nhưng khi đọc lại sẽ tròn môi giống từ “she” trong tiếng Anh.
- Đối với hàng thứ 4: hàng “t”, ta có các chữ bao gồm:
Lưu ý khi ghép “t” với các nguyên âm “i” và “u” được chữ (chi), (tsu), và phát âm hai chữ (te), (to) là phát âm hai chữ này là “tha” và “tho”.
- Đối với hàng thứ 5: hàng “n” ghép với các chữ cái nguyên âm.
- Đối với hàng thứ 6: hàng “h”, trong hàng này một chữ đặc biệt hơn là khi ghép “h” với “u” ta được “fu” mà không phải đọc là “hu”.
- Đối với hàng thứ 7: hàng “m”, ghép lần lượt với các nguyên âm.
- Đối với hàng thứ 8: hàng “y”, trong hàng này người Nhật quy định hàng “y” chỉ được ghép với 3 nguyên âm “a”, “u” và “o” tương ứng với 3 chữ là (ya), (yu), (yo)
- Đối với hàng thứ 9: hàng “r” kết hợp với các nguyên âm
- Đối với hàng cuối cùng và phụ âm: hàng “w”, phụ âm “n” chỉ bao gồm hai chữ là wa, wo.

3. Mẹo học bảng chữ cái Katakana dễ nhớ
3.1. Rèn luyện viết chữ
Tương tự khi chúng ta học tiếng Việt hồi còn nhỏ, để biết viết chúng ta cần rèn chữ rất nhiều để được đẹp và tròn vành rõ chữ như mẫu đã cho. Chữ cái của tiếng Nhật có những nét khác so với bảng chữ quốc tế nên sẽ có nhiều khó khăn. Nhưng nếu bạn chăm chỉ tập luyện thì có thể cải thiện được nhé.
3.2. Học cách phát âm theo Hán Việt
Bạn có thể học bất kỳ một ngữ nào khác với việc phát âm và phiên âm bảng chữ đó theo kiểu Hán Việt cho dễ nhớ, dễ đọc. Theo đó, bạn hãy chuẩn bị bảng chữ cái Katakana và nghe giáo viên đọc bảng chữ cái rồi ghi lại theo âm tiết Hán tự. Với phương pháp này chắc chắn bạn sẽ nhanh biết cách đọc thôi.
3.3. Biết cách vận dụng vào thực tế
Một phương pháp hiệu quả khi học ngôn ngữ mới chính là bạn phải biết vận dụng vào thực tế, ghép câu văn vào ngữ cảnh thường ngày. Lặp lại việc này thường xuyên bạn sẽ tự lập cho mình thói quen và ghi nhớ được lâu hơn những gì mình học được đấy.

Tóm lại, Katakana là gì có lẽ bạn đã hiểu được từ khái niệm đến ý nghĩa của bảng chữ này rồi. Không những vậy, timviec24h.vn còn mách cho bạn những mẹo hay để học tiếng Nhật đơn giản, dễ hiểu hơn, không cảm thấy nhàm chán khi học một ngôn ngữ khó nhằn như vậy. Học tiếng Nhật sẽ giúp bạn tìm việc làm chất lượng hơn nên hãy cố gắng nhé!