Tin tức tổng hợp

Hội đồng nhân dân là gì? Những điều bạn cần biết về hội đồng nhân dân

1. Hội đồng nhân dân là gì?

1.1. Khái niệm

Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu của nhân dân, cơ quan quyền lực của nhà nước tại địa phương, từ cấp xã tới cấp tỉnh, nằm trong nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời quyết định các vấn đề của địa phương do luật định.

Hội đồng nhân dân là gì
Hội đồng nhân dân là gì

Hội đồng nhân dân ra đời nhằm bảo đảm mối liên hệ giữa Trung ương và địa phương, đồng thời đảm bảo việc thực thi các chính sách, chỉ đạo từ các cơ quan thẩm quyền.

1.2. Thẩm quyền

Là một cơ quan quyền lực đứng đầu của địa phương, hội đồng nhân dân sẽ đưa ra những quyết định, chủ trương quan trọng nhằm phát triển kinh tế xã hội, chăm lo đời sống nhân dân, giúp nhân dân an cư lạc nghiệp, đời sống vật chất ổn định và ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, chú trọng quan tâm hỗ trợ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, giúp nhân dân vui khỏe, hăng hái lao động, yêu đời, yêu quê hương đất nước. Kiên quyết xóa bỏ các tệ nạn xã hội, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển giáo dục cho thế hệ trẻ. Đồng thời, tuyên truyền cho nhân dân những thông tin đúng đắn và kịp thời, củng cố an ninh quốc phòng cho địa phương trước những thế lực thù địch trong và ngoài nước.

Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân
Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân cũng sẽ thực hiện quyền giám sát đối với các hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Hội đồng nhân dân sẽ giám sát việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, giám sát việc thực thi pháp luật của cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và cả công dân ở địa phương.

Hội đồng nhân dân có quyền đưa ra kiến nghị, đề nghị, yêu cầu hoặc chất vấn các cơ quan hành pháp về vấn đề nào đó chưa rõ ràng hoặc vi phạm pháp luật. Đồng thời tố cáo, khiếu nại nếu có bằng chứng về các hành vi đó.

1.3. Nhiệm vụ

Theo quy định tại Điều 113 – Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ đó là giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Các đại diện của hội đồng nhân dân phải nghiêm túc, gương mẫu chấp hành các quy định của nhà nước. 

Nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân
Nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân sẽ giám sát toàn bộ các lĩnh vực trong địa phương như giáo dục, y tế, văn hóa giáo dục, kinh tế xã hội, văn hóa văn nghệ,  thông tin tuyên truyền, khoa học công nghệ, tài nguyên môi trường, an ninh quốc phòng, chính sách dân tộc và tôn giáo,..

Liên hệ chặt chẽ với các cấp địa phương để nắm bắt tình hình thực tế, thu thập các thắc mắc, đề nghị, bức xúc của nhân dân để trả lời và giải quyết sao cho thỏa đáng. Thực hiện tiếp xúc với nhân dân để nắm rõ đời sống nhân dân địa phương và khiến dân tin tưởng.

1.4. Cơ cấu tổ chức

Đại biểu hội đồng nhân dân do dân tín nhiệm bầu ra, qua một thời gian làm việc, sẽ tiến hành bầu chọn lại. Người đứng đầu hội đồng chính là Chủ tịch Hội đồng nhân dân. 

Hệ thống cơ cấu hội đồng nhân dân các cấp:

Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố, cấp huyện bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Uỷ viên thường trực.

Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch. 

Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có ba ban: Ban pháp chế, Ban kinh tế và ngân sách, Ban văn hoá – xã hội, những địa phương có nhiều dân tộc sinh sống sẽ có thêm Ban dân tộc. 

Hội đồng nhân dân cấp huyện có hai ban: Ban kinh tế – xã hội và Ban pháp chế.

1.5. Các hình thức hoạt động

Hội đồng nhân dân có những kỳ họp đều đặn thường niên. 

Kỳ họp Hội đồng nhân dân: đây là kỳ họp phổ biến nhất, và là kỳ họp duy nhất để đưa ra quyết định mang tính pháp lý và có hiệu lực. 

Ngoài ra còn có thêm những hình thức khác như :

Thông qua hoạt động của thường trực Hội đồng nhân dân

Thông qua hoạt động của các ban chuyên môn của Hội đồng nhân dân

Thông qua hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân

Kết quả của kỳ họp sẽ được xác minh là có hiệu lực khi có dấu và chữ ký của Chủ tịch hội đồng nhân dân.

1.6. Nhiệm kỳ

Mỗi khóa hội đồng nhân dân được bầu ra sẽ kết thúc sau 5 năm làm việc, sau đó nhân dân tiến hành tiếp tục bầu chọn khóa mới. Hội đồng nhân dân được thành lập vì nhân dân, làm việc và thực hiện các chính sách vì nhân dân, vì vậy tất cả đều phải lấy dân làm gốc, làm tiền đề cho mọi quyết định.

2. Hội đồng nhân dân có vai trò và chức năng gì?

Các đại biểu của Hội đồng nhân dân có vai trò quan trọng trong công cuộc chăm lo và phát triển đời sống nhân dân cũng như đảm bảo việc thực thi các chính sách và quy định của nhà nước. Hội đồng nhân dân có trụ sở tại mỗi địa phương, vậy nên các đồng chí trong tổ chức sẽ là người trực tiếp gần dân, tiếp xúc với dân và thấu hiểu nhân dân nhiều nhất. Họ sẽ trực tiếp giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân, giúp đời sống nhân dân được đảm bảo an toàn. Trong những trường hợp có ảnh hưởng lớn tới đông đảo nhân dân, các cơ quan hội đồng sẽ thay mặt nhân dân bày tỏ ý chí nguyện vọng đến các cấp lãnh đạo nhà nước để kịp thời củng cố.

Vai trò và chức năng của Hội đồng nhân dân
Vai trò và chức năng của Hội đồng nhân dân 

Hội đồng nhân dân có chức năng chịu sự giám sát và chỉ đạo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, đồng thời chịu sự hướng dẫn và kiểm tra của Chính phủ trong mọi việc và quyết định đưa ra.

3. Các tiêu chuẩn và yêu cầu để trở thành đại biểu hội đồng nhân dân

Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp Việt Nam, nỗ lực phấn đấu vì mục tiêu chung là đưa đất nước phát triển phồn thịnh, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Không được đồng thời có nhiều quốc tịch tại nhiều quốc gia khác nhau, chỉ được phép có một quốc tịch duy nhất là Việt Nam.

Những yêu cầu để trở thành đại biểu của Hội đồng nhân dân
Những yêu cầu để trở thành đại biểu của Hội đồng nhân dân

Có phẩm chất đạo đức, cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, noi gương theo những đức tính tốt đẹp của chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt phải nghiêm chỉnh chấp hành theo quy định của nhà nước, sống và làm việc theo pháp luật. Kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng, các tệ nạn cậy chức cậy quyền.

Đáp ứng yêu cầu về trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ sức khỏe, năng lực và kinh nghiệm cũng như uy tín để thực hiện nhiệm vụ 

Gần dân, chăm lo cho dân, lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của nhân dân để kịp thời có phương án giải quyết. Phấn đấu để dân tin, dân yêu quý, dân tín nhiệm. 

Trên đây là tất cả những điều bạn cần biết về thắc mắc hội đồng nhân dân là gì. Đây là cơ quan tổ chức vô cùng quan trọng trong cơ cấu bộ máy nhà nước, là cơ quan thể hiện đúng nhất mục tiêu nhà nước của dân do dân và vì dân của đất nước ta.

Đăng ngày 06/10/2022, 243 lượt xem