Bí quyết viết CV

Hướng dẫn cách viết CV Editor thu hút mọi nhà tuyển dụng

1. Cách viết CV Editor

1.1. Vai trò của CV Editor

Bạn đã biết tầm quan trọng của CV Editor hay chưa? Nó có vai trò rất quan trọng trong quá trình bạn xin việc làm. CV Editor chính là một bản tóm tắt những thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, thông tin học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng,… của bạn.

Vai trò của CV Editor
Vai trò của CV Editor

Thông qua CV Editor, nhà tuyển dụng biết được con người, định hướng nghề nghiệp của bạn và xem xét ứng viên có phù hợp với yêu cầu công việc mà họ đưa ra hay không. Nhà tuyển dụng cũng sẽ nhờ CV Editor mà dễ dàng sàng lọc CV và chọn cho mình ứng viên phù hợp.

Một CV Editor ấn tượng sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng ngay từ những phút ban đầu, từ đó bạn có thể dễ dàng bước vào vòng phỏng vấn kế tiếp. CV Editor độc đáo và nổi bật cũng giúp bạn vượt qua được những ứng viên khác.

CV xin việc Editor có thể coi là cuộc “chạm mặt” đầu tiên
CV xin việc Editor có thể coi là cuộc “chạm mặt” đầu tiên

CV xin việc Editor có thể coi là cuộc “chạm mặt” đầu tiên giữa bạn và nhà tuyển dụng, nó cũng là cầu nối giữa nhà tuyển dụng với ứng viên, giúp họ hiểu hơn về con người của bạn. Họ sẽ nhìn nhận và đánh giá những khả năng của bạn. Dù có kinh nghiệm hay không có kinh nghiệm, khi bạn thể hiện sự tự tin và thái độ cầu tiến trong công việc, bạn sẽ thu hút được nhà tuyển dụng, khiến họ cho rằng bạn là người họ cần.

Vậy cách viết các mục trong CV Editor cụ thể ra sao? Theo dõi phần kế tiếp nhé!

1.2. Cách viết CV Editor

CV Editor cũng giống như CV xin việc các ngành khác như CV bác sĩ, CV giáo viên, CV IT, CV ngân hàng,… đều có các mục như: Thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, chứng chỉ, giải thưởng, sở thích cá nhân,…

1.2.1. Thông tin cá nhân cơ bản

CV Editor cần có đầy đủ các thông tin cơ bản của bạn như họ tên, địa chỉ, số điện thoại, email, sản phẩm cá nhân (nếu có),…

Bạn nên liệt kê chính xác và ngắn gọn phần thông tin cá nhân.

Thông tin cá nhân cơ bản
Thông tin cá nhân cơ bản

Họ tên: Bạn viết đầy đủ theo tên của bạn, bên dưới là vị trí bạn ứng tuyển. Ví dụ như biên tập website, biên tập nội dung, dựng phim,…

Địa chỉ và số điện thoại bạn ghi chính xác vì nhà tuyển dụng có thể sẽ liên hệ lại với bạn.

Email: Bạn nên để những email bạn sử dụng thường xuyên và để tên nghiêm túc.

Ảnh cá nhân: Ảnh cá nhân bạn cần để ảnh rõ mặt, sắc nét, không chỉnh sửa quá đà.

Đặc biệt, bạn có thể minh chứng năng lực và kỹ năng cho nhà tuyển dụng thấy bằng cách chia sẻ những video, bài viết, thiết kế website,… trên trang mạng xã hội hoặc các website của bạn, dẫn link vào trong CV của mình. Tuy nhiên, nếu bạn chắc chắn những bài viết, video, hình ảnh đấy đều hay và đa dạng, ngôn từ phong phú thì hãy đưa vào, nếu “dở” quá thì thôi nhé! Nhà tuyển dụng sẽ “bỏ CV” bạn mà đi đó.

1.2.2. Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV Editor giúp nhà tuyển dụng đánh giá được mục tiêu, tầm nhìn và khả năng định hướng của bạn trong tương lai, qua đó xem bạn có phải một ứng viên cầu tiến và phù hợp với công việc này hay không.

Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp

Là một Editor chuyên nghiệp, bạn cần khéo léo chia sẻ những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của mình, thể hiện mong muốn của bản thân trong tương lai và cống hiến của bạn cho chỗ làm bạn ứng tuyển,…

Ví dụ:

- Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên biên tập nội dung website: Tôi biết viết nội dung unique, tăng traffic cho website, quản trị trang web, hỗ trợ hiệu quả cho SEO. Tôi sẽ đa dạng hóa các phong cách viết của mình, học thêm phần mềm dựng video. Mục tiêu trong 2 năm tới tôi sẽ trở thành leader chuyên nghiệp.

- Mục tiêu nghề nghiệp video Editor: Tôi rất thích công việc biên tập và dựng phim, vì vậy tôi mong muốn phát triển và sáng tạo những kỹ năng sẵn có của mình để tạo ra những sản phẩm độc đáo cho công ty. Tôi sẽ rèn luyện và trau dồi để trở thành một video editor chuyên nghiệp đa dạng về lĩnh vực.

1.2.3. Kinh nghiệm nghề nghiệp

Đối với những ứng viên đã có kinh nghiệm thì bạn cần đưa ra cụ thể những kinh nghiệm, công ty mà mình đã từng làm việc để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Bạn có thể viết thành các gạch đầu dòng, theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại, nêu cụ thể thời gian + tên công ty + công việc + nhiệm vụ đảm nhận + những thành tựu đạt được. Các ngành nghề bạn từng làm liên quan đến vị trí ứng tuyển như: Biên tập viên, báo chí, truyền hình, viết content, edit video, biên dịch viên, nhân viên SEO,…

Kinh nghiệm nghề nghiệp
Kinh nghiệm nghề nghiệp

Với những người chưa có kinh nghiệm, bạn có thể chỉ sơ qua những công việc của mình từng làm không liên quan đến Editor hoặc hoàn toàn chưa từng đi làm. Tuy nhiên, nếu viết như vậy thì bạn sẽ không gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Vì vậy, bạn có thể kể đến những công việc Freelance tại nhà như edit video, viết content tại nhà, hay viết báo tường, quản lý website,… hoặc những quá trình bạn đi thực tập liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển.

1.2.4. Trình độ học vấn

Nếu bạn học tại các trường về báo chí, ngôn ngữ Anh, học phần mềm edit, dựng phim,… sẽ là một lợi thế lớn. Nhà tuyển dụng muốn thấy ứng viên của mình có khả năng sử dụng ngôn ngữ và trình độ tương xứng.

Trình độ học vấn
Trình độ học vấn

Bạn nên đưa các thông tin về học vấn bằng cách sử dụng các gạch đầu dòng và sắp xếp bậc học cao nhất ở đầu tiên. Bạn cần đảm bảo các thông tin như tên trường, khóa học, địa chỉ trường/cơ sở đào tạo, chuyên ngành.

Ví dụ: Trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền (niên khóa 2017-2021)

- Khoa: Phát thanh truyền hình, chuyên ngành: Báo mạng điện tử.

- Xếp loại: Bằng giỏi.

1.2.5. Kỹ năng

Bạn hãy trình bày sao cho những kỹ năng nổi bật của mình được nhà tuyển dụng trông thấy chỉ với một cái “liếc mắt”. Việc bạn chọn lọc các kỹ năng Editor của mình để đưa vào CV không phải dễ dàng. Bạn đừng chỉ nên đưa các kỹ năng mềm của mình vào và bỏ quên kỹ năng chuyên môn.

Kỹ năng
Kỹ năng

Một số ví dụ về kỹ năng như: Kỹ năng dựng phim, edit video; Kỹ năng biên dịch; Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ báo chí; Kỹ năng quản lý thời gian và sắp xếp các công việc,…

1.2.6. Hoạt động

Editor thường là những người có khả năng tập trung cao, sáng tạo và có thể hơi hướng nội. Vì bạn thường phải ngồi 1 chỗ và tập trung cả ngày, không có thời gian tham gia các hoạt động nên nhà tuyển dụng cũng không quá chú ý đến phần này.

Nếu bạn có những hoạt động như tham gia câu lạc bộ, câu lạc bộ truyền thông của trường, viết bài cho website của trường,… trong CV Editor sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao, thể hiện được sự năng động trong lĩnh vực của mình.

1.2.7. Chứng chỉ, giải thưởng

Bạn có các chứng chỉ về viết lách, biên tập, dựng phim, các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học,… sẽ ghi điểm cho nhà tuyển dụng. Tuy vậy, nếu bạn có các chứng chỉ không liên quan đến Editor thì không nhất thiết đưa vào trong CV của mình.

Chứng chỉ, giải thưởng
Chứng chỉ, giải thưởng

Bên cạnh đó, nếu bạn có các giải thưởng như viết báo, thiết kế video,… thì cho vào để CV của mình thêm ấn tượng nhé!

1.2.8. Sở thích

Sẽ tùy thuộc vào mỗi ứng viên mà có sở thích khác nhau, nhà tuyển dụng sẽ dựa vào phần này để đánh giá tính cách của bạn, xem bạn là người im lặng hay ồn ào, có tỉ mỉ, cẩn thận hay không,…

1.2.9. Người tham chiếu

Bạn hãy ghi tên và số điện thoại của giảng viên trong trường, trưởng ban nội dung, trưởng ban edit video,… hoặc những người lãnh đạo trong chỗ làm cũ của bạn để nhà tuyển dụng xác minh các thông tin khi cần thiết.

2. Lưu ý khi viết CV Editor

Khi viết CV Editor, bạn không được viết sai chính tả, nên kiểm tra kỹ các nội dung và thông tin của bạn thật kỹ trước khi gửi cho nhà tuyển dụng.

Bạn cần trình bày các đầy đủ các mục trong CV Editor và nên viết ngắn gọn, khoảng từ 1 đến 1,5 trang A4.

Lưu ý khi viết CV Editor
Lưu ý khi viết CV Editor

Bạn nên sử dụng các font chữ cơ bản như Times New Roman, Arial và không nên dùng quá 2 font chữ trong CV xin việc của mình.

Bên cạnh đó, màu sắc cũng là một yếu tố cần được chú trọng, bạn nên sử dụng các màu trang nhã, bắt mắt và màu sắc cần phù hợp với nội dung CV Editor cũng như công việc ứng tuyển.

Đặc biệt, bạn cần kê khai những thông tin của mình một cách chính xác và trung thực, nhà tuyển dụng sẽ không thích một người gian dối đâu nhé!

Thông qua CV Editor, nhà tuyển dụng biết được những thông tin cơ bản của ứng viên, nắm bắt được kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của ứng viên, từ đó đưa ra lựa chọn ứng viên phù hợp cho vị trí mà họ đang tuyển dụng. Vì vậy, bạn cần kiểm tra lại thật kỹ các lỗi cơ bản trong CV xin việc Editor của mình trước khi gửi cho nhà tuyển dụng.

Đăng ngày 14/10/2022, 212 lượt xem