Bí quyết viết CV

Mục tiêu nghề nghiệp quản trị mạng thu hút nhà tuyển dụng

1. Mục tiêu nghề nghiệp quản trị mạng quan trọng thế nào?

Mục tiêu nghề nghiệp là phần không thể thiếu trong các CV xin việc. Qua mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng muốn đánh giá định hướng, mục tiêu và dự định cụ thể của bạn trong tương lai.

Mục tiêu nghề nghiệp quản trị mạng quan trọng thế nào
Mục tiêu nghề nghiệp quản trị mạng quan trọng thế nào

Mục tiêu nghề nghiệp quản trị mạng trong CV xin việc là một đích đến, một kế hoạch bạn đã dự định tương lai cho ngành nghề của mình. Qua mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn có phù hợp với công việc mà công ty họ đang tuyển dụng hay không.

Mục tiêu nghề nghiệp cũng là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá tham vọng, định hướng của bạn đối với sự nghiệp và tương lai của mình, cũng như giúp bản thân bạn thực hiện mơ ước và đạt được khuôn khổ. Mục tiêu nghề nghiệp như một đỉnh núi để bạn tiến tới thành công, quyết định sự nghiệp của bạn thành hay bại.

Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao nhà tuyển dụng lại quan tâm đến mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên như vậy hay chưa? Nhà tuyển dụng không muốn mất thời gian vào đào tạo ứng viên vì tốn kém. Do đó, họ muốn tìm những người làm việc lâu dài và gắn bó với công ty, cũng như khả năng cống hiến của bạn với công việc. Vì vậy, mục tiêu nghề nghiệp quản trị mạng rất quan trọng.

2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp quản trị mạng

Mục tiêu nghề nghiệp quản trị mạng trong CV chia ra các phần như sau: Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn, mục tiêu nghề nghiệp dài hạn, mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường và mục tiêu cho người đã có kinh nghiệm.

Cách viết cụ thể mục tiêu nghề nghiệp từng mục như sau:

2.1. Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn

Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn ngành quản trị mạng nên đề cập những mục tiêu trong thời gian ngắn, thường từ 6 tháng cho đến 1 năm. Mục tiêu ngắn hạn sẽ là tiền đề cho mục tiêu dài hạn, vì vậy bạn cần viết mục tiêu ngắn hạn và dài hạn liên quan đến nhau.

Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn
Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn

Để trả lời mục tiêu ngắn hạn dễ dàng, bạn có thể dựa vào yêu cầu công việc mà nhà tuyển dụng đề ra, căn cứ làm định hướng, mục tiêu nghề nghiệp trong CV của mình. Từ đó, họ dễ dàng đánh giá bạn có phù hợp với yêu cầu đối với công việc mà họ ứng tuyển hay không?

2.2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp dài hạn

Mục tiêu dài hạn trong CV xin việc mang tính quyết định và ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn trong tương lai, nó cũng là hướng đi để bạn thực hiện được mục tiêu của mình. Nhà tuyển dụng sẽ thông qua đó, đánh giá hướng đi của bạn, xem bạn có “nhìn xa trông rộng hay không”.

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp dài hạn
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp dài hạn

Bạn cần nêu mục tiêu ngắn hạn trước rồi mới đến mục tiêu dài hạn, mục tiêu ngắn hạn chính là “bàn đạp” cho mục tiêu dài hạn.

Mục tiêu dài hạn còn có thể tính thời gian cụ thể, từ 3 đến 5 năm, bạn sẽ thể hiện rằng mình sẽ làm lâu dài tại công ty và giúp công ty phát triển.

2.3. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường

Sinh viên mới ra trường thường chưa có nhiều kinh nghiệm khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV.

Bạn cần trình bày ngắn gọn, súc tích và trung thực, cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một ứng viên tiềm năng.

Bạn có thể viết mục tiêu nghề nghiệp của mình như: Nắm thật chắc kiến thức ở trường, tìm hiểu những cuốn sách chuyên ngành về quản trị mạng để gia tăng kiến thức; tham gia các khóa học kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm,… để phục vụ tốt cho công việc; trau dồi các trình độ ngoại ngữ để bản thân trở nên xuất sắc hơn,…

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường

Trước khi viết mục tiêu nghề nghiệp cho mình, bạn cần nắm chắc những kiến thức về ngành học của mình và mong muốn của bạn trong tương lai sao cho phù hợp với sở thích và kỹ năng của bạn.

2.4. Mục tiêu nghề nghiệp cho người đã có kinh nghiệm

Nhiều người cứ nghĩ càng có kinh nghiệm thì bạn càng dễ viết mục tiêu nghề nghiệp. Tuy nhiên, nhiều người tham lam nên bê hết tất cả những kinh nghiệm của mình vào trong CV. Nhà tuyển dụng thấy mục tiêu của bạn quá dài sẽ bỏ qua vì đọc rất mất thời gian, khi đó, bạn trở nên mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Vì vậy, bạn chỉ nên nói những mục tiêu có liên quan đến công việc ứng tuyển một cách ngắn gọn, không lan man và dài dòng.

3. Một số ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp quản trị mạng

Bạn có thể tham khảo một số mục tiêu nghề nghiệp quản trị mạng dưới đây nhé:

- Tôi đã có kiến thức chuyên ngành về quản trị mạng máy tính, chứng chỉ Microsoft trong Windows Server, vì vậy tôi muốn ứng tuyển vào vị trí chuyên viên quản trị mạng tại công ty ACV. Tôi sẽ tận dụng những kiến thức mà mình đã học trên ghế nhà trường để phát huy hiệu quả những hệ thống mạng máy tính của công ty, đảm bảo sự bảo mật về dữ liệu, thông tin. Mục tiêu của tôi là trong vòng 5 năm tới, tôi sẽ trở thành chuyên gia quản trị mạng chuyên nghiệp.

Một số ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp quản trị mạng
Một số ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp quản trị mạng

- Tôi đã có 3 kinh nghiệm làm trong lĩnh vực cấu hình modem, wifi và quản trị hệ thống mạng qua phần mềm giám sát, phần mềm phục vụ cho các phòng ban tại công ty ABC. Ngoài ra, tôi còn biết sử dụng phần mềm đồ họa như photoshop, flash. Tôi hy vọng sẽ làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, công việc năng động và sáng tạo giúp tôi phát huy được hết khả năng của mình, đưa công ty ngày một phát triển.

- Với chứng chỉ Window Server và Window Client và 4 năm làm trong lĩnh vực quản trị mạng, tôi hy vọng sẽ trở thành nhân viên chính thức trong vị trí chuyên viên quản trị mạng. Tôi sẽ tận dụng toàn bộ kiến thức và kinh nghiệm có sẵn để bảo mật về thông tin của công ty và tôi hy vọng sẽ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực quản trị mạng trong thời gian ngắn nhất tại công ty.

4. Lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp

Khi viết mục tiêu nghề nghiệp quản trị mạng, bạn cần lưu ý một số điều để CV của bạn trở nên hoàn hảo nhé!

4.1. Tránh lỗi chính tả

Một bản CV chuyên nghiệp là bạn không được mắc các lỗi chính tả, câu văn cần ăn khớp với nhau. Bạn không nên để phần mục tiêu nghề nghiệp nói riêng và CV nói chung của mình có một lỗi chính tả nào cả.

Tránh lỗi chính tả
Tránh lỗi chính tả

Lỗi chính tả, ngữ pháp, sẽ khiến bạn “sai một ly đi một dặm” và rời xa công việc này. Nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn là một người thiếu chuyên nghiệp và không thực sự nghiêm túc với công việc.

4.2. Chỉ thể hiện mong muốn của bản thân

Bạn không nên chăm chăm vào lợi ích bản thân mà quên mất đem đến những giá trị cho công ty của nhà tuyển dụng. Vì vậy, bên cạnh những mong muốn của bản thân, bạn cần cho nhà tuyển dụng biết được những lợi ích mà bạn tạo ra và đem lại cho công ty của họ, khiến họ nghĩ lựa chọn CV của bạn là đúng đắn.

4.3. Đặt mục tiêu phi thực tế

Khi đặt mục tiêu cho bản thân, bạn cần đặt mục tiêu dài hạn xa hơn một chút với mong muốn của bản thân. Tuy vậy, bạn cần đặt mục tiêu không quá xa vời tầm với và ảo tưởng.

Bạn cần đặt mục tiêu mà bạn có thể làm được chứ không phải ước mơ viển vông. Bạn cần đảm bảo mục tiêu quản trị mạng của bạn thực tế và liên quan đến vị trí ứng tuyển.

4.4. Mục tiêu ngắn gọn

Mục tiêu nghề nghiệp bạn nên viết ngắn gọn, không nên quá dài dòng, khoảng từ 2 đến 3 câu. Bạn cũng nên sử dụng các font chữ hay được sử dụng như Arial, Time New Roman,… và không nên trang trí quá lòe loẹt hay nhiều màu sắc.

Mục tiêu ngắn gọn
Mục tiêu ngắn gọn

4.5. Viết mục tiêu chung chung

Bạn xin việc vào ngành quản trị mạng thì nên viết những mục tiêu nghề nghiệp phù hợp với công việc mà mình đang ứng tuyển. Bạn không nên viết mục tiêu nghề nghiệp quá chung chung và chỉ tải sẵn các mẫu trên mạng.

Khi trình bày quá chung chung, bạn không xác định được phương hướng trong công việc của mình một cách rõ ràng và không tạo nên giá trị riêng giữa các ứng viên khác, khiến bản thân bạn trở nên mờ nhạt. Vì vậy, bạn cần viết mục tiêu nghề nghiệp cụ thể và rõ ràng nhé.

Trên đây là cách viết mục tiêu nghề nghiệp quản trị mạng, những ví dụ cho bạn tham khảo và những lưu ý bạn cần tránh khi viết mục tiêu nghề nghiệp ngành này. Chúc bạn tìm được công việc phù hợp nhé!

Đăng ngày 14/10/2022, 288 lượt xem