Các vấn đề về lương

Bật mí về lý thuyết tiền lương hiệu quả trong doanh nghiệp

1. Giải thích lý thuyết về tiền lương hiệu quả

Lý thuyết tiền lương hiệu quả đề cập đến việc doanh nghiệp sẽ thực hiện trả lương cho nhân viên cao hơn mức thị trường ở cùng một vị trí. Lý thuyết cũng cho biết, mức lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động sẽ tương đồng với những gì họ đã bỏ ra. Chính vì thế, nếu trả lương cho nhân viên ở mức cao hơn thị trường sẽ góp phần thúc đẩy tinh thần làm việc, nâng cao năng suất lao động.

Lý thuyết tiền lương hiệu quả giúp thúc đẩy tinh thần làm việc
Lý thuyết tiền lương hiệu quả giúp thúc đẩy tinh thần làm việc

Nói một cách đơn giản, mức lương một ngày công của một anh thợ xây là 250 nghìn đồng, các bạn trả cho anh thợ xây đó 300 nghìn một ngày, anh thợ xây đó sẽ sẵn sàng làm việc chăm chỉ hơn, có thể làm trong cả giờ nghỉ giải lao, khi công việc gấp gáp, anh ta cũng sẽ sẵn sàng làm thêm giờ để hoàn thành công việc mà không phàn nàn hay nề hà bất cứ điều gì. 

Lúc này, người lao động ngoài việc nhận được mức lương cao hơn, thì trong đầu họ cũng hình thành suy nghĩ rằng người sử dụng lao động đang rất quan tâm và ưu ái mình, nên mình càng phải nỗ lực nhiều hơn để xứng đáng với những gì bản thân mình được chi trả. 

Trên thực tế, đã có nhiều cuộc thí nghiệm để chứng minh về lý thuyết tiền lương hiệu quả. Các kết quả cho thấy, đây là một lý thuyết hoàn toàn phù hợp với thực tế diễn ra. Các dữ liệu thu thập được đều cho ra kết quả giống như trong lý thuyết. 

2. Cơ sở tạo nên lý thuyết tiền lương hiệu quả

2.1. Tâm lý sợ mất việc

Nếu như trên thị trường lao động, tất cả các doanh nghiệp đều trả lương theo quy luật cung cầu, trả lương theo mức quy định của thị trường thì người lao động sẽ không có động lực để cố gắng. Điều này thể hiện ở việc, họ sẽ làm việc theo kiểu “không làm cái này thì làm cái khác” và có thể dễ dàng bỏ công việc mình đang làm để lựa chọn một công việc khác, bởi làm ở đâu thì lương cũng thế mà thôi.

Tâm lý sợ mất việc của người lao động
Tâm lý sợ mất việc của người lao động

Nhưng nếu một doanh nghiệp trả lương cao hơn mức bình thường, nhân viên trong công ty cũng vì thế mà cố gắng, họ không thể để vụt mất công việc đang có, họ đang có chế độ đãi ngộ tốt hơn những người khác, nên họ phải trân trọng công việc này, làm mọi việc để gây ấn tượng với cấp trên, nỗ lực cho công việc.

2.2. Lòng trung thành

Nếu người lao động được trả một mức lương thấp hơn bình thường hoặc bằng so với thị trường, họ sẽ chỉ làm việc để hoàn thành công việc, làm cho xong, đôi khi còn có suy nghĩ bản thân đang bị lợi dụng sức lao động. Chính vì thế, với một mức lương cao, người lao động sẽ cảm thấy bản thân được đánh giá cao, được tôn trọng sức lao động nên sẽ tạo cảm giác trung thành, cần phải cống hiến và nỗ lực để hoàn thành tốt công việc. 

Từ đó mà người lao động cũng sẽ có trách nhiệm và chủ động hơn trong công việc. 

2.3. Chi phí nhân lực

Một câu hỏi được đặt ra là khi doanh nghiệp đặt ra mức lương cho nhân viên cao hơn mức lương trên thị trường thì doanh nghiệp sẽ “được” hay “mất” nhiều hơn? Thoạt đầu, chúng ta dường như chỉ nhìn thấy doanh nghiệp đang “mất”, mất một khoản tiền lớn cho việc chi trả lương cho các nhân viên, trong khi đó, số tiền có thể dùng để chi trả cho các khoản khác.

Tối ưu chi phí nhân lực
Tối ưu chi phí nhân lực

Tuy nhiên, khi nhân viên nhận một mức lương thấp, ý thức làm việc của họ cũng sẽ không cao, doanh nghiệp sẽ cần phải chi trả nhiều ngân sách hơn cho việc thuê đội ngũ quản lý, giám sát để thúc giục nhân viên làm việc. Ngược lại, khi nhận được mức lương cao, nhân viên sẽ tự giác hơn, doanh nghiệp cũng chẳng mất quá nhiều chi phí cho việc thuê đội ngũ giám sát. 

Ngoài ra, với mỗi cá nhân, việc tăng lương sẽ làm cho họ thực hiện công việc nhiều hơn, hiệu quả hơn. Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí hơn trong việc thuê thêm các nhân viên khác. Khi đó, ngoài việc trả lương cho các nhân viên mới thì doanh nghiệp còn phải đi kèm thêm các chính sách đãi ngộ khác. Số ngân sách chi trả chắc chắn sẽ lớn hơn việc chi trả cho những nhân viên cũ mức lương nhiều hơn bình thường mà hiệu quả lại không cao bằng. 

2.4. Thu hút lao động

Khi các cá nhân tại các doanh nghiệp khác nhận thấy công ty A chi trả cho nhân viên một mức lương hậu hĩnh hơn, người lao động sẽ có xu hướng ứng tuyển nhiều hơn để cho bản thân cơ hội thử sức.

Số ứng viên đông cũng sẽ khiến cho doanh nghiệp có thể thực hiện tuyển chọn những ứng viên tốt nhất cho doanh nghiệp của mình. Từ đó, nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực trong công ty. 

Thu hút lao động chất lượng cao
Thu hút lao động chất lượng cao

Ngoài ra, một số cơ sở khác như theo thuyết dinh dưỡng, việc tăng lương giúp cho việc giảm tỷ lệ nghèo, tăng mức độ đời sống người dân, từ đó mà người lao động cũng có sức khỏe tốt để làm việc, tối ưu được hiệu quả lao động. 

3. Sử dụng lý thuyết tiền lương hiệu quả là doanh nghiệp hoạt động tốt?

Vậy có phải lúc nào sử dụng lý thuyết tiền lương cũng là đúng hay không? 

Trên thực tế, có nhiều yếu tố quyết định tới năng suất làm việc của nhân viên, không chỉ có tiền lương như các yếu tố về tinh thần trong văn hóa doanh nghiệp, điều kiện, môi trường làm việc, những điều họ được học trong quá trình làm việc. Ví dụ như với nhiều người, thường là với những bạn sinh viên mới ra trường, tiêu chí hàng đầu thường sẽ không phải là tiền lương mà là môi trường làm việc và những gì họ được học trong doanh nghiệp. Do đó, trong trường hợp này, lý thuyết tiền lương là không hiệu quả.

Văn hóa doanh nghiệp tác động tới tinh thần làm việc
Văn hóa doanh nghiệp tác động tới tinh thần làm việc

Lý thuyết tiền lương nếu bị áp dụng một cách bừa bãi, doanh nghiệp nào cũng áp dụng chi trả cho nhân viên một mức lương cao hơn thị trường, dần dần, tiêu chuẩn của mức lương cao sẽ bị bão hòa, doanh nghiệp nào cũng có mức lương cao như thế, người lao động lại không còn động lực làm việc. Trong trường hợp này, lý thuyết tiền lương cũng thất bại. 

Việc đồng loạt gia tăng mức lương của người lao động trong doanh nghiệp đồng nghĩa với việc chi phí sản xuất trong doanh nghiệp cũng bị tăng lên, kéo theo giá thành sản phẩm tăng. Điều này khiến cho người tiêu dùng sản phẩm cần phải chi trả số tiền để tiêu dùng sản phẩm cao hơn mức bình thường. 

Ví dụ: Giá một cái áo là 100.000 đồng (trong đó 50% dùng để chi trả cho công lao động của người thợ may), nhưng hiện tại, doanh nghiệp chi trả cho công nhân 60.000 đồng cho một chiếc áo, để lợi nhuận không bị sụt giảm, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần phải tăng giá thành sản phẩm. 

Như vậy, không phải lúc nào sử dụng lý thuyết tiền lương hiệu quả cũng mang lại hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp, cần phải sử dụng lý thuyết như một chính sách khuyến khích thay vì một chính sách đại trà khiến cho những lợi ích của lý thuyết bị bóp méo hoàn toàn. 

Người tiêu dùng phải chi trả số tiền lớn hơn cho sản phẩm
Người tiêu dùng phải chi trả số tiền lớn hơn cho sản phẩm

Hiện nay, một số doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý lương cho nhân viên - phần mềm tính lương online. Điều này không những giảm áp lực cho các cá nhân đang thực hiện việc tính lương mà còn giúp cho doanh nghiệp có thể thực hiện chính xác hơn, hiệu quả hơn. Nếu đang làm tại vị trí quản lý hay một phần của doanh nghiệp, các bạn có thể đề xuất các phần mềm như thế giúp nâng cao năng suất hoạt động trong công ty. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về lý thuyết tiền lương hiệu quả. Mong rằng các doanh nghiệp có thể áp dụng lý thuyết này một cách đúng lúc, đúng chỗ giúp mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp, thúc đẩy năng suất lao động trong công ty.

Đăng ngày 14/10/2022, 173 lượt xem