Bí quyết viết CV

Hướng dẫn cách viết CV ngành nội thất chinh phục nhà tuyển dụng

1. Những điều cần chú ý trước khi viết CV ngành nội thất

- Trước khi viết CV, bạn cần hiểu CV xin việc là một bản tóm tắt các nội dung nổi bật của bản thân về chuyên môn nghề nghiệp nội thất. Nội dung CV cần được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, không lôi thôi dài dòng, làm giảm giá trị của CV.

- Nội dung CV cần nên các điểm nổi bật sát với nghề nội thất. Các công việc đã làm, mục tiêu định hướng, kỹ năng, chứng chỉ, giải thưởng, … những yếu tố trong đề cập trong CV nên liên quan đến ngành nội thất. Những điểm bạn cho rằng là nổi bật, cần thiết trong công việc. CV là công cụ để cạnh tranh việc làm với các ứng viên khác, nên cần phải chứng minh bạn có điểm gì xứng đánh được nhận việc.

Những điều cần chú ý trước khi viết CV ngành nội thất
Những điều cần chú ý  trước khi viết CV ngành nội thất

- Cẩn thận trong việc dùng cấu trúc câu, lỗi chính tả trong CV. Dù là bản tóm tắt nhưng vẫn cần vốn từ ngữ phong phú làm sáng lên nội dung CV. Một số doanh nghiệp ngành nội thất có thể yêu cầu nội dung CV viết bằng tiếng Anh, bạn hãy nhớ cẩn thận hơn cấu trúc, chính tả trong phần trình bày CV.

- Một bản CV nên được trình bày trong 1 trang giấy, không quá ngắn cũng không quá dài dòng. Các thông tin không hữu ích, thừa thãi nên được xem xét khi cho vào CV. Phần mô tả công việc có thể nhiều việc không liên quan nhưng quá trình làm việc hình thành có kỹ năng quan trọng, hay sử dụng, nên bạn hãy đánh giá sự phụ hợp để đưa vào CV.

2. Các bước cần thực hiện để có CV ngành nội thất đẹp

2.1. Tìm hiểu thông tin vị trí công việc, công ty nội thất ứng tuyển

- Muốn chứng minh được bạn là người phù hợp cho vị trí trong công ty ngành nội thất, bạn cần phải biết yêu cầu công việc, và môi trường làm việc trong công ty. Nắm được các thông tin quan trọng sẽ cho bạn định hướng viết CV phù hợp với vị trí đó trong công ty.

- Dù cho cùng vị trí, ngành nghề những mỗi công ty sẽ có đòi hỏi và cách thức hoạt động riêng, nên bạn cần thay đổi nội dung CV tương ứng, dành cho việc ứng tuyển. Thay đổi thích hợp cho CV mới tạo được ấn tượng tốt và mở ra cơ hội việc làm cho bạn.

2.2. Chọn các mẫu CV phù hợp cho ngành nội thất

- Cách trình bày CV cũng là điều quan trọng khiến cho CV trở nên dễ nhìn, có điểm nhấn, dễ dàng thuận tiện cho người đọc. CV cần phải được trình bày đẹp, phân chia từng mục, sắp xếp thứ tự hợp lý, căn chỉnh kính thước, hình thức rõ ràng, thích hợp với ngành nội thất.

Chọn mẫu CV phù hợp với ngành nội thất
Chọn mẫu CV phù hợp với ngành nội thất

- Chỉnh sửa phần trình bày này thường mất rất nhiều thời gian và công sức, bạn có thể tải các mẫu CV có sẵn trên trang web timviec24h.vn, sau đó sửa nội dung, thêm bớt các yếu tốt thích hợp để thuận tiện cho việc tạo CV.

- Trên trang timviec24h.vn có rất nhiều mẫu CV đẹp, trình bày phù hợp cho mọi ngành nghề, nhiều mẫu đa dạng khác nhau. Bạn có thể lên tham khảo hoặc tải về mẫu CV ngành nội thất một cách miễn phí và nộp đi bất cứ hòm thư của công ty nào bạn muốn.

2.3. Chọn lựa các điểm nổi bật của bản thân để đưa vào CV

- Bạn tuyệt đối không thể bịa ra các kinh nghiệm, kiến thức của bản thân về điền vào trong CV. Bên công ty nhập hồ sơ là những người làm việc lâu năm, chuyên về ngành nội thất, nói quá về khả năng của mình sẽ dễ bị phát hiện. Hơn nữa, sẽ có một vòng phỏng vấn trực tiếp nữa mới được nhập việc, nên tốt nhất bạn hãy trung thực với CV của mình.

Lựa chọn các phần nổi bật trong CV phù hợp với ngành nội thất
Lựa chọn các phần nổi bật trong CV phù hợp với ngành nội thất

- Nên đánh giá đúng các năng lực của mình, để đưa các thông tin nổi bật vào trong CV. Nếu bạn cho rằng những gì bạn trải qua không có tác dụng trong công việc ứng tuyển, bỏ quá nhiều điều sẽ khiến cho CV trở nên nhàm chán, không có điểm nổi bật, điều này dễ khiến nhà tuyển dụng bỏ qua bạn khi lựa chọn ứng viên.

2.4. Kiểm tra CV và nộp cho công ty tuyển dụng

- Sau khi hoàn thành CV, hãy kiểm tra, soát xét từng nội dung và tổng thể CV trước đi đem đi nộp. Kiểm tra xem có lỗi gì không, cách trình bày, hình thức, phông chữ đã hoàn hảo chưa, sau đó mới đem đi nộp cho công ty bạn ứng tuyển.

- Khi nộp CV cần chuẩn bị các đơn, thư đi kèm, hãy tìm hiểu về các mẫu, cách viếc đơn xin việc, thư xin việc ngành nội thất để hoàn tất hồ sơ nộp.

3. Hướng dẫn chi tiết cách viết nội dung CV ngành nội thất

3.1. Phần thông tin ứng viên ngành nội thất

Trong CV phần thông tin cá nhân phải có hình ảnh của ứng viên, bạn nên lựa chọn ảnh có thái độ nghiêm túc, chững chạc phù hợp với ngành nội thất. Các thông tin về số điện thoại, email phải đảm bản chính chủ vì đây là phương phức để nhà tuyển dụng liên lạc lại với bạn.

Có thể thêm phần mô tả, giới thiệu khác quát về bản thân, nếu các phần kinh nghiệm của bạn chưa có nhiều, chưa đủ thuyết phục nhà tuyển dụng. Phần này nói khái quát về tính cách, con người của ứng viên, nên phù hợp và với vị trí trong ngành nội thất. Ví dụ như là người tính sáng tạo, đam mê với nghề thiết kế, cẩn thận, tỉ mỉ, chăm chỉ, chịu được áp lực trong công việc.

3.2. Phần học vấn và kinh nghiệm làm việc

Đây là phần quan trọng nhất, là điểm mấu chốt trong việc có được tuyển vào ngành nội thất hay không, cần phải trình bày hết sức cẩn thận. Các nội dung kiến thức trong ngành nội thất như thiết kế, kiến trúc, kinh doanh, thẩm định, … các việc có liên quan.

Phần kinh nghiệm làm việc phụ thuộc vào vị trí bạn đăng ký ứng tuyển vào công ty. Nếu như hiểu biết và tìm hiểu nhiều về các vật liệu, sản phẩm trong nội thất thì chắc chắn cần đưa vào. Còn về vị trí kinh doanh thì thêm kinh nghiệm kinh doanh mặt hàng khác, tương tự. Vị trí thiết kế, kiến trúc thì nêu các công việc có liên quan ngành nghề thiết kế, thẩm mỹ đã trải qua.

Trình bày phần học vấn, kinh nghiệm trong CV ngành nội thất
Trình bày phần học vấn, kinh nghiệm trong CV ngành nội thất

Phần kinh nghiệm cần được trình bày theo thứ tự thời gian, chọn lọc mô tả phần công việc tương ứng phù hợp với ngành nội thất. Ví dụ:

Công ty Nội thất nhà đẹp 365 – vị trí: giám sát thi công nội thất

Thời gian từ 8/2016 đến 5/2018

Mô tả công việc:

- Trực tiếp kiểm tra, giám sát tiếp độ thi công nội thất, chịu trách nhiệm về chất lượng với khách hàng

- Đọc các bản thảo thiết kế, góp ý chỉnh sửa thiết kế phù hợp

- Giải thích, trình bày trực tiếp bản vẽ thiết kế nội thất với khách hàng

- Quản lý, xây dựng các dữ liệu thiết kế

Công ty thiết kế 365 – vị trí: thiết kế bản vẽ nội thất

Thời gian từ 6/2018 đến 9/2020

Mô tả công việc:

- Lên ý tưởng các mẫu thiết kế nội thất, thực hiện trên phần mềm ứng dụng 3D

- Nhận sự góp ý của khách hàng, ban lãnh đạo đưa ra chi tiết thiết kế phù hợp

- Thay đổi, bổ sung, góp ý hoàn thiện bản vẽ cho đồng nghiệp

3.3. Phần kỹ năng trong CV nội thất

Các kỹ năng cần thiết cho ngành nột thất như sử dụng các phần mềm thiết kế, đọc hiểu bản vẽ, kỹ năng về đánh giá chất lượng vật liệu, xử lý công việc ngành nội thất. Ngoài ra các kỹ năng cơ bản cần có khi làm việc như kỹ năng tin học, kỹ năng giao tiếp, sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành nội thất.

Phần kỹ năng trong CV ngành nội thất
Phần kỹ năng trong CV ngành nội thất

Các kỹ năng trong CV khá nhiều mục nên có thể trình bày theo dạng danh mục, bảng biểu cho dễ quan sát, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nếu đây là điểm mạnh của bạn có thể diễn giải bằng lời, hoặc nói thêm sâu trong đơn thư xin việc.

3.4. Mục tiêu nghề nghiệp ngành nội thất

Mục tiêu định hướng cho bản thân cần phù hợp với khả năng của bạn, phù hợp với chính sách, quy mô của công ty. Nên lựa chọn, thay đổi mục tiêu tương ứng gắn liền trong thời gian dài với công ty tuyển dụng.

Phần trình bày mục tiêu có thể tham khảo ở bài viết riêng, ý nghĩa phần mục tiêu đem lại sự cầu tiến, có kế hoạch cụ thể cho bản thân. Thể hiện được sự tôn trọng công việc, tôn trọng công ty, mong muốn làm việc lâu dài trong công ty. Bạn nên trình bày phần này một các phù hợp, sáng tạo với vị trí ngành nội thất.

3.5. Các phần sở thích, chứng chỉ, giải thưởng, tham chiếu

Các phần chứng chỉ, giải thưởng nên được thêm vào nên bạn có các thành tích nổi bật được công nhận khi đi học, đi làm tại đơn vị cũ. Các giải thưởng có thể mang nhiều tầm cỡ, chứng minh năng lực của bạn, các chứng chỉ hữu ích như sử dụng phần mềm, ngoại ngữ, tin học có liên quan trực tiếp khi làm việc.

Các phần nội dung thêm làm nổi bật CV nội thất
Các phần nội dung thêm làm nổi bật CV nội thất

Phần sở thích, tham chiếu có thể có hoặc không khi trình bày CV. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn để tạo nên tính đa dạng, đẹp mắt trong trình bày CV. Phần tham chiếu là thông tin liên lạc chứng mình rằng nội dung trong CV bạn đề cập là chính xác, phần sở thích nếu liên quan đến ngành nghề thì có thể diễn giải dài hơn 1 chút.

Tổng kết lại, để nắm được cách viết CV ngành nội thất cần phải chú ý đến một số vấn đề cơ bản, thực hiện các bước theo hướng dẫn và trình bày nội dung phù hợp. CV ngành nội thất mang tầm quan trọng cho các ứng viên gây được sự chú ý tích cực với nhà tuyển dụng.

Đăng ngày 14/10/2022, 246 lượt xem