Quản trị sản xuất

Quản lý chất lượng trong sản xuất và vai trò đối với doanh nghiệp

1. Khái niệm về quản lý chất lượng trong hoạt động sản xuất

Đầu tiên chúng ta hãy cùng làm rõ về khái niệm quan trọng này. Quản lý chất lượng trong sản xuất là một quá trình quản lý, kiểm soát hoạt động sản xuất để đảm bảo về chất lượng của sản phẩm đạt chuẩn khi đến tay người tiêu dùng và đáp ứng được những nhu cầu của họ.

Quá trình quản lý này đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng cùng với những định hướng và sự kiểm soát tốt về quản lý chất lượng của các nhà lãnh đạo. Đối với các doanh nghiệp, hoạt động này được coi là công việc quan trọng nhất để có thể đem lại những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, đóng góp những vai trò to lớn trong hoạt động phát triển của toàn bộ doanh nghiệp đó. Vậy những vai trò đó là gì?

quản lý chất lượng trong hoạt động sản xuất
Quản lý chất lượng trong hoạt động sản xuất

2. Vai trò và quy trình quản lý chất lượng trong hoạt động sản xuất

2.1. Vai trò của quản lý chất lượng trong sản xuất

Không phải tự dưng mà công việc quản lý này lại được các doanh nghiệp coi là quan trọng nhất trong hoạt động vận hành của mình. Việc tạo ra một sản phẩm chất lượng không chỉ mang lại những lợi ích cho khách hàng mà còn mang lại những lợi ích to lớn cho chính doanh nghiệp đó.

2.1.1. Thúc đẩy doanh thu trong hoạt động kinh doanh

Trên thực tế, tất cả hoạt động cùng quy trình của các doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu sau cùng đó là đem về doanh thu và thúc đẩy lợi nhuận. Việc quản lý chất lượng trong sản xuất hiệu quả sẽ đem lại cho doanh nghiệp những sản phẩm mang chất lượng đạt chuẩn trước khi đến tay người tiêu dùng.

Phân tích hành vi mua sắm của khách hàng thì chúng ta có thể thấy rằng sản phẩm và những giá trị về chất lượng sản phẩm đem lại sẽ quyết định rất nhiều đến quyết định mua hàng của họ. Chính vì vậy nếu doanh nghiệp có một quy trình quản lý chất lượng trong sản xuất tốt thì những sản phẩm mà đem lại sẽ được nhiều khách hàng lựa chọn hơn. Từ đó cũng giúp doanh nghiệp gia tăng được sự trung thành từ khách hàng, làm cho khách hàng tin tưởng và sử dụng sản phẩm. Tiếng lành đồn xa và cũng vì thế mà doanh thu được thúc đẩy, tạo ra sự phát triển lâu dài và mang về những khoản lợi nhuận khổng lồ.

Thúc đẩy doanh thu trong hoạt động kinh doanh
Thúc đẩy doanh thu trong hoạt động kinh doanh

2.1.2. Nâng cao sự uy tín và vị thế thương hiệu cho doanh nghiệp

Vai trò thứ hai mà hoạt động quản lý chất lượng trong sản xuất mang đến cho các doanh nghiệp đó chính là nâng cao sự uy tín cũng như tạo ra lợi thế cạnh tranh hiệu quả. Chẳng có lý do gì mà một doanh nghiệp đang cung cấp những sản phẩm chất lượng, luôn làm hài lòng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nhờ có sự quản lý chất lượng sản xuất hiệu quả lại không có được vị thế vững chắc trên thị trường cả. Tất nhiên thời đại kinh tế thị trường phát triển kéo theo sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Chính vì vậy các doanh nghiệp càng ý thức được vai trò của việc tạo ra sự uy tín để mang lại chỗ đứng nhất định, xây dựng và phát triển thương hiệu cho mình.

Sản phẩm tốt, người tiêu dùng sẽ lựa chọn bạn để tin tưởng và sử dụng. Việc quản lý chất lượng trong sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát, quản lý được sản phẩm của mình. Sản phẩm uy tín thì tất nhiên doanh nghiệp cũng có uy tín là một điều hiển nhiên mà không phải bàn cãi quá nhiều.

Nâng cao sự uy tín và vị thế thương hiệu cho doanh nghiệp
Nâng cao sự uy tín và vị thế thương hiệu cho doanh nghiệp

2.1.3. Giảm thiểu tối đa những rủi ro về pháp lý

Trên thực tế có không ít bài học đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng những thiếu sót, sai lầm trong hoạt động sản xuất đã mang đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Không chỉ ảnh hưởng đến thương hiệu, hình ảnh của sản phẩm, doanh nghiệp mà nó còn liên quan đến những vấn đề của Pháp Luật. 

Cung cấp một sản phẩm không đạt chất lượng có thể sẽ gây ra những trường hợp không mong muốn đối với chính khách hàng của bạn. Có thể là tai nạn do sản phẩm hỏng hóc, cháy nổ. Cũng có thể sản phẩm bị lỗi có giá trị lớn khiến đối tác khách hàng bị ảnh hưởng đến quyền lợi và họ muốn kiện doanh nghiệp của bạn để đòi lại công bằng.

Khi đó trách nhiệm và những rủi ro về pháp lý sẽ vô cùng lớn và thậm chí doanh nghiệp có thể rời vào “đường cùng”. Quản lý chất lượng trong sản xuất với quy trình bài bản được kiểm tra cẩn thận sẽ giúp các doanh nghiệp hạn chế tối đa được việc này. Nó cũng là cơ sở để nhà lãnh đạo có thể truy cứu trách nhiệm khi chẳng may có vấn đề liên quan đến pháp lý xảy ra.

Giảm thiểu tối đa những rủi ro về pháp lý
Giảm thiểu tối đa những rủi ro về pháp lý

2.2. Quy trình quản lý chất lượng trong hoạt động sản xuất

Để có thể đạt được hiệu quả trong hoạt động sản xuất thì các doanh nghiệp cần có cho mình một quy trình quản lý chất lượng với những bước cụ thể. Các bước đó được thể hiện như sau:

Bước 1: Bước đầu tiên trong quy trình này đó chính là xác định những tiêu chuẩn chất lượng cho từng mặt hàng, sản phẩm. Tiêu chuẩn này sẽ là cơ sở để đánh giá sản phẩm sau khi hoàn thành có đạt yêu cầu để đem đến người tiêu dùng hay không.

Bước 2: Lựa chọn phương pháp quản lý chất lượng trong sản xuất.Xây dựng và đào tạo hệ thống nhân viên quản lý chất lượng trong sản xuất.

Bước 3: Xác định chính xác số lượng sản phẩm phải kiểm tra

Bước 4: Báo cáo và thống kê những thông tin liên quan đến các sai sót, những vấn đề, tình huống có khả năng phát sinh trong quá trình vận hành sản xuất.

Bước 5: Xây dựng quy trình xử lý lỗi của sản phẩm bằng cách xem xét, kiểm soát và đưa ra những hướng giải quyết cụ thể (hủy, thử nghiệm bổ sung, dừng sản xuất,...). Sau cùng là các doanh nghiệp nên đặt ra những thắc mắc cho vấn đề mình đang gặp phải để có thể tìm ra nguyên nhân gốc rễ và lên phương án khắc phục kịp thời.

Quy trình quản lý chất lượng trong hoạt động sản xuất
Quy trình quản lý chất lượng trong hoạt động sản xuất

3. Giải pháp giúp các doanh nghiệp quản lý chất lượng sản xuất

Chắc chắn công việc quản lý chất lượng trong sản xuất không phải là một công việc đơn giản và nó cần có cho mình những phương pháp và cách thức hiệu quả khi thực hiện. Trên thực tế các doanh nghiệp thường thực hiện quy trình quản lý nảy sau khi sản phẩm đã được hoàn thiện và nó đã đưa doanh nghiệp vào thế bị động không kịp trở tay.

Để có thể tối ưu được quy trình và đạt được mục đích thì các doanh nghiệp cần giám sát từng công đoạn trong quá trình sản xuất, làm đến đâu triệt để đến đó,... Sử dụng những phần mềm quản lý sản phẩm để công việc diễn ra thuận lợi và mượt mà hơn.

Một trong những sản phẩm phần mềm mà chúng tôi muốn nhắc đến trước khi kết thúc bài viết ngày hôm nay đó chính là phần mềm Quản lý sản xuất 365. Sở hữu giao diện đẹp mắt, thân thiện cùng với những tính năng giúp bạn có thể tối ưu hóa quy trình quản lý chất lượng sản xuất một cách tiết kiệm thời gian, chi phí, chắc chắn cái tên này sẽ không khiến bạn thất vọng khi quyết định lựa chọn và sử dụng cho mình.

Giải pháp giúp các doanh nghiệp quản lý chất lượng sản xuất
Giải pháp giúp các doanh nghiệp quản lý chất lượng sản xuất

Trên đây là những chia sẻ của timviec24h.vnvề quản lý chất lượng trong sản xuất. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc có được những điều cần thiết cho mình. Nếu thấy hấp dẫn và thú vị thì đừng quên quay lại ghé thăm chúng tôi để đón đọc những chia sẻ hữu ích khác cho mình nhé!

Đăng ngày 19/12/2022, 218 lượt xem