Quản trị nhân lực

Giải đáp các thắc mắc về cách quản trị nhân sự của công ty Toyota

1. Tổng quan về cách quản trị nhân sự của công ty Toyota

Quản trị nhân lực là một trong những yếu tố góp phần cho sự thành công của nhiều doanh nghiệp lớn hiện nay. Doanh nghiệp càng phát triển thì càng phải quan tâm đến yếu tố con người. Bởi lẽ con người chính là nền móng lớn nhất cho sự lớn mạnh của công ty. Toyota cũng không phải là một ngoại lệ. Bản thân ông lớn này rất đầu tư cho yếu tố quản trị doanh nghiệp. Đặc biệt, Toyota còn quan tâm đến việc phát triển nhân sự gắn liền với văn hóa của tổ chức.

Tổng quan về cách quản trị nhân sự của công ty Toyota
Tổng quan về cách quản trị nhân sự của công ty Toyota

Ai cũng biết rằng Toyota là một doanh nghiệp Nhật Bản. Chính vì vậy mà tập đoàn này chứa đựng văn hóa Nhật Bản trong bản sắc doanh nghiệp. Chúng ta có thể thấy rõ ràng những ảnh hưởng của nền văn hóa xứ anh đào này trong việc quản trị nhân lực của Toyota. Một trong những chiến lược quản trị đi theo tập đoàn này xuyên suốt bao nhiêu năm đó là văn hóa Kaizen. Kaizen không đơn thuẩn là một chiến lược, nó là một nghệ thuật trong việc quản lý con người.

Mô hình này đã thành công và đem lại cho Toyota tiếng tăm trong lĩnh vực quản trị nhân sự. Theo khảo sát, nhân viên của Toyota có mức độ hài lòng khá cao với doanh nghiệp và lãnh đạo của mình. Điều này đã chứng minh được rằng Toyota thực sự có tài năng và thành công trong việc quản trị nhân sự. Chính sự nổi tiếng này đã thu hút không biết bao nhiêu ứng viên nộp đơn vào mỗi năm. Ai ai cũng mong ước được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp và thoải mái như ở Toyota.

2. Tìm hiểu về Kaizen – nghệ thuật quản trị của Toyota

2.1. Thế nào là chiến lược quản trị Kaizen

2.1.1. Định nghĩa

Kaizen là một chiến lược quản trị có xuất phát từ đất nước Nhật Bản. Chữ Kaizen là một từ ghép trong tiếng Nhật. Trong đó Kai có nghĩa là “liên tục” và Zen có nghĩa là “cải tiến”. Ghép lại Kaizen có nghĩa là cải tiến liên tục, không dừng lại. Đây là một chiến lược đã được các doanh nghiệp Nhật Bản áp dụng rất thành công trong các công ty lớn, đặc biệt là Toyota. Nó thành công đến mức nhiều doanh nghiệp trong Châu Á trong đó có cả Việt Nam cũng đã bắt đầu áp dụng hình thức quản tý nhân sự này.

Chiến lược quản trị Kaizen
Chiến lược quản trị Kaizen

2.1.2. Sự khác biệt của Kaizen so với các phương pháp khác

Mặc dù ý nghĩa của chiến lược này là liên tục và liên tục đổi mới, nhưng nó lại khác hoàn toàn với những cải tiến của Phương Tây. Nếu như các nước Phương Tây thường khuyến khích những bước thay đổi mới mang tính đột phá, lớn lao thì Kaizen lại tập trung thay đổi từ những thứ nhỏ.

Tuy nhiên, đó mới là điều mà các doanh nghiệp cần phải làm. Liên tục sửa chữa các vấn đề nhỏ, cải thiện chắc chắn nền móng và dần dần đi đến những bước đệm mới. Nhỏ không sửa được thì sao có thể vội bàn đến lớn? Nếu như chiến lược lớn thành công thì sự thay đổi của nó cũng không kéo dài quá lâu. Khác hẳn với Kaizen, họ tập trung nhiều vào những giá trị mang tính chất lâu bền.

Sự khác biệt của Kaizen so với các phương pháp khác
Sự khác biệt của Kaizen so với các phương pháp khác

Định hướng của các doanh nghiệp phương Tây hiện nay đó là chuyển đổi dần sang công nghệ hóa. Những vị trí nào không còn cần thiết thì sẽ loại bỏ và thay thế vào đó các thiết bị máy móc. Tuy nhiên Kaizen lại vẫn tập trung vào yếu tố con người. Bản thân Toyota nói riêng tin rằng con người mới là những giá trị đích thực.

Một trong những điều mà các nhà lãnh đạo Toyota thường nói khi áp dụng chiến lược Kaizen đó là thà đi những bước nhỏ mà chắc còn hơn là đi bước dài nhưng không được bền lâu. Kaizen tạo ra một nền tảng vững vàng cho doanh nghiệp trong việc tạo dựng giá trị cốt lõi và bền vững. Đồng thời, việc thay đổi từ những cái nhỏ cũng giúp cho doanh nghiệp có thể cải tiến một cách chậm rãi, ngăn cản việc lãng phí tài nguyên và công sức.

2.2. Toyota đã áp dụng chiến lược Kaizen như thế nào?

Toyota là một tập đoàn lớn đi đầu trong việc sử dụng chiến lược Kaizen. Nó nổi tiếng đến nỗi mà nhắc đến Kaizen là nhắc tới Toyota. Nhiều chuyên gia còn cho rằng chiến lược này vốn dĩ bắt nguồn từ văn hóa của Toyota. Vậy Toyota đã áp dụng chiến lược này như thế nào để đạt được thành công trong việc quản trị nhân sự?

Toyota áp dụng chiến lược Kaizen
Toyota áp dụng chiến lược Kaizen

2.2.1. Cắt giảm chi phí, không cắt giảm người

Năm 1997, Châu Á đã trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính lớn, nhiều doanh nghiệp đứng trên bờ vực của sự phá sản. Điều này khiến họ bắt buộc phải cắt giảm nhân lực, chỉ giữ lại một phần người lao động để cứu vớt công ty. Tuy nhiên, Toyota lại có bước đi hoàn toàn ngược lại với các doanh nghiệp đó khi thà cắt giảm chi phí hoạt động chứ không sa thải nhân lực.

Hậu quả của việc đó chính là Toyota đã chịu lỗ liên tục trong bốn năm. Tuy nhiên họ vẫn đảm bảo được cho nhân viên chế độ việc làm mãi mãi. Nhiều người tự hỏi rằng Toyota được lợi ích gì sau điều này thì câu trả lời chính là con người.

Cắt giảm chi phí, không cắt giảm người
Cắt giảm chi phí, không cắt giảm người

Bởi vì bảo đảm quyền lợi cho nhân viên nên Toyota đã xây dựng được lòng tin đối với họ. Doanh nghiệp này đã thu về được sự tín nhiệm đối với nhân viên của họ. Sau đó, nhân viên của Toyota đều thể hiện sự quyết tâm cống hiến đối với công ty này. Đó chính là biểu hiện của việc họ đã thu về cho mình những giá trị con người. Nhân viên của Toyota được đánh giá cao trong việc cam kết làm việc tại công ty, yêu thích văn hóa và môi trường tổ chức.

2.2.2. Làm khó để thúc đẩy nhân viên hành động

Những nhà lãnh đạo của Toyota cho rằng đôi khi phải đặt con người vào thế khó thì họ mới có thể phát huy được những giá trị của bản thân. Toyota coi trọng con người, nhưng đó không có nghĩa là nuông chiều họ. Bởi vì con người là yếu tố quan trọng nên mới phải đầu tư và đào tạo.

Lãnh đạo của Toyota thường bắt nhân viên phải đưa ra ý kiến cá nhân của mình. Không quan tâm rằng đó là ý kiến tốt hay chưa tốt, họ vẫn luôn sẵn sàng lắng nghe nhân viên. Một ví dụ tiêu biểu của cách thức này đó là trong một lần, ông Yoshida - kỹ sư trưởng phụ trách dòng xe Corolla thế hệ thứ 9 đã mang đến một mẫu xe mà ông cố tình thiết kế tệ. Sau đó, ông hỏi nhân viên làm thế nào để cải tiến chúng. Hàng loạt ý kiến đã được đưa ra, sau đó mẫu xe này trở thành một trong những dòng xe bán chạy nhất tại Thái.

Làm khó để thúc đẩy nhân viên hành động
 Làm khó để thúc đẩy nhân viên hành động

Đó là một trong những ví dụ cho việc ở Toyota, điểm khác biệt chính là trí tuệ con người. Tuy nhiên, trí tuệ ấy càng tỏa sáng hơn khi được tôi luyện và thử thách. Nhiều ý kiến sẽ đưa ra một sản phẩm tối ưu nhất. Ngoài ra, Toyota cũng áp dụng một số phần mềm quản lý nhân sự để có thể đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý.

Cách quản trị nhân sự của công ty Toyota chính là sử dụng chiến lược Kaizen. Nhờ liên tục cải tiến không ngừng nghỉ từ những bước nhỏ mà cho đến nay, mô hình quản trị của Toyota đạt đến trình độ chuyên môn hóa rất cao, không hề có sự lãng phí trong cách thức quản lý. Đặc biệt, chất lượng lao động của nhân viên luôn đạt đến mức tối đa, chứng minh cho câu nói con người mới thực sự là chủ của máy móc.

Đăng ngày 18/02/2023, 156 lượt xem