Tâm sự Nghề nghiệp

Liệu chúng ta có đang làm việc như một cỗ máy?

Theo các chuyên gia của website tuyển dụng nhanh hàng đầu hiện nay nói nguyên nhân xuất phát từ rất nhiều phía. Hoặc bạn thường xuyên mất tập trung trong công việc. Hoặc bạn đàn không biết phải sắp xếp mọi thứ như thế nào cho  hợp lý. Nếu như vậy, rất có thể bạn sẽ dễ biến mình trở thành một cái máy, chỉ làm mà không cần suy nghĩ.

 

làm việc như một cỗ máy

Thế nào là làm việc như một cỗ máy?

Bạn đang được sống và làm việc như tất cả mọi người. Nhưng liệu rằng trong đầu bạn có đang nghĩ đến công việc? Điều đầu tiên sau khi thức giấc vào mỗi buổi sáng, việc bạn làm là gì? Loát lại một lần nữa kế hoạch của ngày làm việc mới, trăn trở về một vài kết quả chưa được như mong muốn của bạn hay là lướt facebook, check tin nhắn của đứa bạn tối qua đang nhắn tin dở trong khi chỉ còn tiếng nữa là bạn sẽ bắt đầu một ngày làm việc mới.

làm việc như một cỗ máy

Một số thứ sẽ cho bạn thấy bạn có đang làm việc giống như một cái máy hay không. Làm việc như một cái máy thường có hai phạm trù để chúng ta hiểu và định nghĩa được chúng. Một bên là người ta dành tối đa thời gian mỗi ngày cho công việc, làm không kể nghỉ ngơi, thư giãn. Bên khác, người làm việc như một cái máy lại mang sự thụ động, trì trệ vào công việc, thiếu sự sáng tạo giống như người chỉ đâu thì đánh đấy. Đối với họ, công việc sẽ chỉ là một sự lặp đi lặp lại hoặc được “giao cho” như thế nào thì làm nguyên vẹn như thế ấy. Dù ở phương diện nào đi chăng nữa thì chắc chắn chúng ta cũng sẽ có nguy cơ nhận về những hệ quả không tốt. Hãy cùng bàn luận về phong cách làm việc như một cỗ máy của những nhân viên khi họ ở trong hai phạm trù chúng ta đã nói nhé.

Nhân viên không chủ động với công việc

Ai cũng hình dung ra cái máy nói chung. Đó là một thiết bị công nghệ được chế tạo ra để phục vụ con người và nó chỉ hoạt động khi con người bật công tắc, ngưng hoạt động khi người ta tắt công tắc của nó đi. Khi ví con người đang làm việc như một cái máy thì phần nào đó chúng ta đã hình dung tới cơ chế hoạt động như thế này. Với phong cách làm việc này thì đương nhiên chúng ta sẽ làm ảnh hưởng lớn đến hiệu suất của công việc.

Vì công việc luôn đòi hỏi sự chủ động và sáng tạo, con người có một bộ não, có chất xám và được đào tạo về chuyên môn, kỹ năng trong cả một quá trình dài thì đương nhiên cần phải hết sức chủ động để thực hiện những công việc được giao. Các nhà quản lý cũng chỉ có thể đưa tới nhân viên của họ đầu việc chứ không thể điều khiển họ phải làm chi tiết như thế nào. Điều đó là hết sức bất hợp lý đối với người bình thường nhưng lại hoàn toàn cần thiết với những “cỗ máy”. Rất có thể nếu bạn không chỉ tận tường nội dung về quy trình hay cách làm, những “cỗ máy” thụ động sẽ chỉ thực hiện theo nguyên vẹn đầu việc bạn đưa. Họ không hiểu được sáng tạo là gì và cũng không có ý tưởng để làm công việc của mình trở nên thú vị hơn, làm ngày qua ngay, đều đều và theo lối mòn.

làm việc như một cỗ máy

Chẳng hạn như, có một đầu việc như thế này: sửa lại bài viết chưa đạt yêu cầu trên các trang blog. Khi đó, nếu là nhân viên bình thường họ sẽ hiểu  rằng nhiệm vụ của họ sẽ phải tìm ra những lỗi sai để sửa. Đòng thời còn chú trọng đến việc sửa lại làm sao cho hay hơn, hợp lý và sáng tạo hơn nữa. Nhưng với “cỗ máy”, họ sẽ chỉ làm đúng thao tác đã được lập trình thông qua đầu việc, là sửa “lỗi sai”. Có khi nhân viên đó chỉ nghĩ rằng mình sẽ sửa lỗi sai về chính tả chẳng hạn. Như thế sẽ rất mất thời gian của toàn bộ công ty, cũng như làm cho công ty tốn nhân lực bởi giao việc mà “chẳng được việc”

Khi nhân viên dành toàn bộ thời gian cho công việc

Làm việc hời hợt đương nhiên chẳng phải là nguyên tắc làm việc đúng đắn. Nhưng làm việc “quá” sức cho công việc, liệu có phải thực sự tốt hay không? Những nhân viên tận tình với công việc, dành nhiều thời gian cho công việc đương nhiên là một người nhân viên  ưu tú và rất được trọng dụng. Thế nhưng, có nhiều người lầm tưởng điều đó với việc hoạt động như một cỗ máy vậy. Họ dành  toàn bộ thời gian khi thức để làm việc, không cho mình thời gian nghỉ ngơi, không cho mình những giờ phút riêng tư trong cuộc sống. Thậm chí, thời gian ngủ cũng phải “khiêm nhường” dành lại một chút cho công việc. Điều này thì lại mang tới những kết quả ngược lại hoàn toàn với việc chúng ta ưu tiên công việc đấy nhé.

làm việc như một cỗ máy

Trong vô số những biểu hiện đó, có một biểu hiện hết sức rõ ràng ở những người làm việc “thái quá” như một cỗ máy đó là thói quen về muộn... Giờ tan tầm vào 6 giờ tối nhưng bạn ở lại công ty cho tới 9 giờ, 9 rưỡi để làm việc. Có thể sếp nhìn thấy điều đó sẽ thích và nghĩ rằng bạn là một nhân viên chăm chỉ, bạn đã sống và cống hiến hết mình cho công việc. Thế nhưng bạn có biêt rằng hiệu suất công việc lại không hề tỉ lệ thuận với thời gian bạn dành cho nó.

làm việc như một cỗ máy

Cũng giống như một cái máy vậy, khi người chủ bật công tắc để máy hoạt động và quên tắt đi, máy cứ chạy mãi dẫn đến việc thiết bị trở nên nóng bỏng, lúc này chất lượng nó tạo ra đã bị giảm sút đi rất nhiều rồi. Và đến khi quá sức thì cỗ máy đó ắt sẽ cháy, mọi công việc cần tới chiếc máy đã phải ngưng lại. Bạn cũng vậy thôi, ban đầu có thể rất hăng say với công việc, nhưng chỉ đến một thời điểm vừa đủ với sức lực của bạn trong ngày thôi. Qúa thời điểm đó sẽ khiến cho bạn trở nên trì trệ, kém mình mẫn và chắc chắn chẳng còn có thể sáng tạo hay suy nghĩ thêm bất cứ điều gì khác nữa... Ngay cả khi bạn là người yêu công việc, bạn dành hết thòi gian đó cho công việc chỉ vì thỏa mãn đam mê thì năng suất như mong đợi trong kế hoạch ban đầu của bạn cũng không thể đạt được như ý muốn.

Giải pháp tốt nhất để không biến mình trở thành cái máy

Chẳng ai muốn trở thành một cỗ máy. Thế nhưng con người bị cuốn quá vào guồng quay không ngừng nghỉ của công việc, hoặc không tìm thấy giá trị, ý nghĩa trong công việc thì sẽ không biết bạn thân mình cũng chính là một cỗ máy. Bạn hãy đọc những lời khuyên chân thành ngay dưới đây và bạn sẽ hiểu được giá trị của cuộc sống và công việc, hiểu được tại sao con người lại cần phải cân bằng được giữa công việc và cuộc sống.

làm việc như một cỗ máy

Bạn nên nhớ rằng, làm việc chính là một quá trình không bao giờ kết thúc, nó là một vòng xoay mạnh mẽ. Chúng ta không thể giải quyết được tất cả mọi việc bằng sự chăm chỉ. Công việc quan trọng nhưng khách hàng trong công việc đâu quan trọng bằng gia đình của mình. Bạn nên dành nhiều thời gian hơn cho gia đình thân yêu của mình vì đó là nền tảng. Nếu như bạn thất bại trong cuộc sống, chẳng ai khác ngoài gia đình luôn sẵn sàng làm một điểm tựa vững chắc nhất cho bạn đứng lên. Sếp và đồng nghiệp của bạn không làm điều đó. Hơn nữa, sống đâu chỉ để đi làm hay ngủ, cuộc sống được tạo nên từ rất nhiều điều thú vị và đòi hỏi con người phải dành thời gian để khám phá chúng. Và cuối cùng, bạn nên nhớ và cũng hãy tự thức tỉnh mình rằng, bạn được sinh ra, được học tập để tư duy sáng tạo chứ không được đào tạo để trở thành một cái máy.

Đăng ngày 06/10/2022, 226 lượt xem