Bí quyết viết CV

Employment gap là gì? Bật mí cách viết Employment gap trong CV

1. Bạn hiểu về thuật ngữ “Employment gap” là gì?

Trong cuộc sống, chắc chắn sẽ có những lúc vì một lý do nhất định nào đó mà bạn phải nghỉ và không làm việc trong khoảng thời gian dài. Lý do có thể là khách quan như việc nghỉ sinh đẻ, chăm sóc gia đình ốm đau, đi học, đi du lịch,... Tuy nhiên, đó cũng có thể là lý do chủ quan khi bạn bị công ty cũ sa thải và suốt khoảng thời gian đó chưa tìm được công việc mới phù hợp. Và khoảng thời gian trống đó được gọi là “Employment gap”.

Bạn hiểu về thuật ngữ “Employment gap” là gì
Bạn hiểu về thuật ngữ “Employment gap” là gì?

Hay hiểu một cách đơn giản nhất thì Employment gap có nghĩa là khoảng thời gian mà các ứng viên không đi làm cho bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp nào. Thời gian này sẽ được tính theo đơn vị là tháng hoặc năm. Đây là một trong số những vấn đề khá nhạy cảm đối với ứng viên trong quá trình xin việc làm mà ít ai muốn nhà tuyển dụng biết, đặc biệt là với những trường hợp bị mất việc và phải dành một khoảng thời gian khá dài mới có thể tìm được việc mới. Tuy vậy thì rất nhiều nhà tuyển dụng lại tò mò, có hứng thú và muốn tìm hiểu về khoảng thời gian này của ứng viên để nắm rõ hơn các thông tin cũng như đưa ra được đánh giá chính xác về mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí việc làm.

Hiện nay, các nhà tuyển dụng thường rất dễ để phát hiện ra Employment gap trong CV của ứng viên. Cụ thể đó là trong phần kinh nghiệm làm việc, bạn liệt kê các mốc thời gian của từng công việc, dù là lựa chọn cách thức theo thứ tự hay không thì nhà tuyển dụng vẫn có thể nhận ra được. Do đó, để tránh xảy ra tình trạng đó và gây ảnh hưởng đến kết quả ứng tuyển việc làm, các bạn hãy lựa chọn trình bày, sắp xếp thông tin trong CV theo một định dạng khác. Cách tốt nhất là nên đưa ra các kỹ năng trong CV, thành tích nổi bật của bản thân hay còn được biết là những con số biết nói trong bản CV xin việc để nhà tuyển dụng có cái nhìn tốt hơn về bạn.

2. Ảnh hưởng của Employment gap đối với quá trình xin việc làm như thế nào?

Ảnh hưởng của Employment gap đối với quá trình xin việc làm như thế nào
Ảnh hưởng của Employment gap đối với quá trình xin việc làm như thế nào?

2.1. Employment gap có phải là tiêu chí để nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên?

Việc có khoảng thời gian không đi làm liệu có phải là điều không tốt đối với các ứng viên hay không? Và nhà tuyển dụng sẽ dựa vào Employment gap để quyết định về việc lựa chọn ứng viên? Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ trong quá trình tìm kiếm việc làm hiện nay.

Trên thực tế, việc có Employment gap sẽ không có ảnh hưởng quá lớn và không phải là yếu tố khiến bạn chắc chắn bị loại ngay từ vòng đầu tiên khi tham gia ứng tuyển việc làm. Tuy nhiên thì điều này lại có thể khiến bạn bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng bởi nếu như khoảng thời gian trống quá dài thì khả năng lớn là bạn sẽ không được lựa chọn đến vòng phỏng vấn và mất đi cơ hội việc làm.

Employment gap có phải là tiêu chí để nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên
Employment gap có phải là tiêu chí để nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên?

Lý giải cho điều này, đầu tiên các bạn có thể thấy rằng, việc không tìm được việc làm trong thời gian dài chứng tỏ rằng bạn là người thiếu kỹ năng, kinh nghiệm, không có trình độ và không đáp ứng được các yêu cầu của công việc so với những ứng viên khác cùng trang lứa. Ví dụ cụ thể, nếu như phải lựa chọn giữa 2 ứng viên cùng ra trường được 1 năm, một người đi làm liên tục và một người chỉ đi làm một vài tháng, thời gian còn lại nghỉ ở nhà hoặc đi tìm kiếm công việc khác. Chắc chắn một điều rằng nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên cho người đi làm liên tục hơn và quyết định lựa chọn ứng viên đó.

Bên cạnh đó, việc bạn không đi làm trong khoảng thời gian dài vì lý do sức khỏe cũng là điều mà các nhà tuyển dụng băn khoăn, cân nhắc trong quá trình lựa chọn ứng viên. Vì thực tế, sẽ không tổ chức, doanh nghiệp nào muốn tuyển một người có sức khỏe không tốt, thường xuyên ôm đau, không đáp ứng được yêu cầu công việc. Khi đó, họ cũng có thể đặt ra rất nhiều nghi vấn liệu người này có vấn đề gì trong cuộc sống riêng tư hay không? Liệu có làm điều gì phạm pháp, tù tội hay không?

Employment gap có ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả ứng tuyển việc làm
Employment gap có ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả ứng tuyển việc làm

Hơn nữa, thông qua Employment gap, nhà tuyển dụng cũng đánh giá được khả năng của bạn về trình độ chuyên môn là gì, kỹ năng của ứng viên như thế nào, có phù hợp với công việc hay không? Vì khi thời gian nghỉ quá dài, chắc chắn các kiến thức chuyên môn, kỹ năng sẽ không được sử dụng đến, điều này sẽ khiến cho các kiến thức đó dần bị mai một, quên lãng và nếu lựa chọn các ứng viên này thì sẽ là một sự lựa chọn vô cùng mạo hiểm đối với các tổ chức, doanh nghiệp. Rất có thể khi vào làm việc, họ sẽ phải mất thêm thời gian để đào tạo và củng cố kiến thức cho nhân viên.

Do đó, mặc dù không có vai trò quyết định đến kết quả ứng tuyển việc làm của ứng viên nhưng Employment gap vẫn rất quan trọng, trở thành một tiêu chí cần thiết để các nhà tuyển dụng nắm rõ ràng, chi tiết về ứng viên trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

2.2. Ứng viên có nên đưa Employment gap vào CV xin việc hay không?

Employment gap là điều mà các nhà tuyển dụng khá quan tâm ở ứng viên trong quá trình chọn lọc hồ sơ và gọi phỏng vấn. Do đó, có thể nói đây là một trong những thông tin mà họ muốn ứng viên ghi vào trong CV xin việc.

Ứng viên có nên đưa Employment gap vào CV xin việc hay không
Ứng viên có nên đưa Employment gap vào CV xin việc hay không?

Mặc dù vậy, nếu như Employment gap đã ở trong quá khứ và sau đó bạn đã từng làm một hay một vài công việc khác thì không nên đề cập đến nó trong CV nữa. Thực tế, không có bất kỳ một quy định nào bắt buộc bạn phải đưa thông tin đó vào mà chỉ cần liệt kê một số kinh nghiệm nổi bật trong một vài công việc gần nhất.

Tuy nhiên, khi làm hồ sơ ứng tuyển việc làm, các bạn cũng tuyệt đối không được phép vì không đi làm trong khoảng thời gian quá dài mà nói dối về Employment gap hay các vấn đề liên quan khác vì đó là một trong các lỗi hay mắc phải khi viết CV xin việc. Nhà tuyển dụng sẽ rất tinh ý và có thể phát hiện ngay chỉ với một vài câu hỏi qua phỏng vấn điện thoại hay phỏng vấn trực tiếp. Điều đó sẽ khiến nhà tuyển dụng có thể “gạt ngay” hồ sơ và bạn sẽ mất đi cơ hội việc làm một cách nhanh chóng.

3. Bật mí cách viết mục Employment gap trong CV xin việc

Bật mí cách viết mục Employment gap trong CV xin việc
Bật mí cách viết mục Employment gap trong CV xin việc

Viết Employment gap trong CV như thế nào để đảm bảo có thể chinh phục được các nhà tuyển dụng là câu hỏi đang được rất nhiều bạn trẻ đặt ra, nhất là những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong tìm kiếm việc làm. Dưới đây sẽ là bí quyết viết về khoảng thời gian không đi làm trong CV hay nhất mà timviec24h.vn tổng hợp được, hãy cũng theo dõi nhé!

Mặc dù việc đề cập đến Employment gap trong CV xin việc là điều không nên, nhất là với những ai có khoảng thời gian trống quá dài. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể tránh được khi mà nhà tuyển dụng yêu cầu bắt buộc phải có. Chính vì vậy, khi viết phần này, hãy luôn lưu ý đến một số vấn đề cơ bản như sau:

Hãy biết cách sử dụng những con số thật thông minh

Điều này có nghĩa là bạn cần biết cách liệt kê kinh nghiệm làm việc trong CV, thời gian làm việc cho từng công việc. Ở đây, bạn không nhất thiết phải trình bày chi tiết, cụ thể từng ngày, tháng, đặc biệt là đối với các trường hợp bạn làm công việc đó chưa đến nửa năm hay 1 năm. Do đó, hãy chỉ ghi mốc thời gian là năm để nhà tuyển dụng nắm bắt được một cách tổng quát nhất.

Hãy biết cách sử dụng những con số thật thông minh
Hãy biết cách sử dụng những con số thật thông minh

Ví dụ như bạn có thể ghi vào CV thời gian là việc cho vị trí nhân viên Marketing tại Công ty Cổ phần ABC từ năm 2016 – 2018 thay vì việc viết cụ thể là từ ngày 14/5/2016 – 23/6/2018. Và sau đó, nếu bạn đã bắt đầu một công việc mới vào ngày 1/11/2018 thì có thể ghi là làm việc tại vị trí nhân viên kinh doanh – Công ty TNHH XYZ từ năm 2018 – nay.

Thông qua đây, nhà tuyển dụng vừa nắm bắt được thông tin về kinh nghiệm làm việc của bạn và cũng khó có thể phát hiện được rằng bạn đã có khoảng thời gian không đi làm từ tháng 6 – 11/2018.

Có thể bỏ qua một số công việc trước đây

Một mẫu CV xin việc không nên trình bài quá dài dòng và lan man. Các bạn chỉ nên tập trung vào một số thông tin nổi bật không nên đầu tư vào những nội dung gây nhàm chán trong CV. Do đó, các bạn không nhất thiết phải đưa toàn bộ kinh nghiệm làm việc vào CV, nhất là đối với những ai đã có nhiều năm kinh nghiệm thì có thể lược bớt một số công việc làm trước khoảng thời gian trống và bắt đầu liệt kê từ công việc sau Employment gap.

Có thể bỏ qua một số công việc trước đây
Có thể bỏ qua một số công việc trước đây

Điều này sẽ không có ảnh hưởng quá lớn đến kết quả ứng tuyển của bạn bởi nếu đã có nhiều kinh nghiệm và có trình độ, năng lực tốt thì chỉ cần một vài công việc sau đó cũng đã có thể giúp bạn chinh phục được nhà tuyển dụng.

Tạo CV xin việc theo một định dạng khác

Một cách khá hay để bạn tránh bị phát hiện về việc có khoảng thời gian không đi làm đó là tạo mẫu thiết kế CV theo một định dạng khác. Thay vì việc viết theo cách thông thường là liệt kê từng mốc thời gian cụ thể, chi tiết, sử dụng các phông chữ, cỡ chữ bình thường, đều nhau thì hãy chọn cách làm nổi bật các giải thưởng trong CV, kỹ năng của mình trong CV xin việc.

Theo đó, các bạn có thể lựa chọn phông chữ trong CV nhỏ thường, cỡ chữ trong CV nhỏ, không bôi đậm phần thời gian làm việc của từng vị trí việc làm. Nhà tuyển dụng sẽ chỉ có vài giây để lướt qua hình thức CV và tập trung vào những thông tin quan trọng nổi bật nhất. Do đó, phần Employment gap của bạn vô tình sẽ bị lu mờ đi và thay thế vào đó là phần thể hiện về năng lực, trình độ của các bạn.

Tạo CV xin việc theo một định dạng khác
Tạo CV xin việc theo một định dạng khác

Có thể nêu lên một số kinh nghiệm tích lũy được trong thời gian Employment gap

Nếu như thời gian không đi làm của bạn để thực hiện một số mục đích như là đi học, làm tự do, có những trải nghiệm thú vị nào đó liên quan đến công việc,... thì bạn có thể đưa vào CV của mình. Điều này không những không khiến bạn mất điểm trước nhà tuyển dụng mà còn được đánh giá cao bởi thời gian nghỉ đó không vô ích, nó giúp bạn mang về những kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức bổ ích, phục vụ cho công việc và hoàn thiện bản thân hơn.

Hy vọng qua những chia sẻ trên đây của timviec24h.vn, bạn đọc đã hiểu rõ về Employment gap là gì cũng như bí quyết để viết thông tin Employment gap trong CV xin việc như thế nào để chinh phục được nhà tuyển dụng một cách nhanh nhất. Chúc các bạn tìm kiếm được cho mình một vị trí việc làm ưng ý trong tương lai và phát triển sự nghiệp nhé!

Đăng ngày 14/10/2022, 203 lượt xem