Kỹ năng đàm phán lương

Nên hay không nên đàm phán lương qua Email? Đàm phán như thế nào?

1. Khi nào thì nên đàm phán lương một cách trực tiếp hoặc qua điện thoại?

Việc lựa chọn hình thức đàm phán lương còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Trong trường hợp nếu bạn đặt mục tiêu chính của mình là sở hữu một mức lương cao nhất, thì có thể chọn phương thức truyền thống là gặp gỡ trực tiếp hoặc gọi điện thoại. Bạn có thể sử dụng tuyệt chiêu đàm phán mức lương hiệu quả để thuyết phục nhà tuyển dụng.

Khi nào thì nên đàm phán lương một cách trực tiếp hoặc qua điện thoại?
Khi nào thì nên đàm phán lương một cách trực tiếp hoặc qua điện thoại?

Tại sao nên lựa chọn cách thức đàm phán này? Đó là bởi vì chúng mang đến cho ứng viên cơ hội để thay đổi cục diện của những yêu cầu trên cơ sở phản hồi mà bạn nhận được từ phía công ty. Ngoài ra, đàm phán một cách trực tiếp giúp quá trình quan sát, theo dõi cảm xúc, thái độ và đặc biệt là ngôn ngữ cơ thể của người tuyển dụng cũng sẽ giúp bạn có được nhìn nhận khách quan hơn.

2. Đàm phán lương qua Email khi nào thì phù hợp?

Đàm phán lương qua Email có thể là một lựa chọn không được ưu tiên, tuy nhiên chúng khá thích hợp nếu ứng viên cảm thấy không thể phát triển một ý tưởng cụ thể để thương lượng một cách trực tiếp. Tất nhiên, thương lượng gián tiếp qua Email cũng cần đảm bảo ứng viên sở hữu một kỹ năng giao tiếp bằng văn bản tuyệt vời.

Qua Email, hãy thể hiện mức độ quan tâm đặc biệt của bạn về vai trò dự tuyển và đặt vấn đề cho nhà tuyển dụng rằng, họ có thể linh hoạt hơn trong khía cạnh lương thưởng hay không? Về phía nhà tuyển dụng, họ cũng có thể cảm thấy thuận tiện hơn khi tương tác với ứng viên qua Email, bởi đôi khi họ không cần đưa ra đáp án trả lời ngay lập tức.

Đàm phán lương qua Email khi nào thì phù hợp?
Đàm phán lương qua Email khi nào thì phù hợp?

3. Nên đàm phán lương qua Email hay đàm phán trực tiếp?

Trên thực tế, việc đàm phán qua công cụ Email cũng đồng nghĩa với việc là bạn sẽ bị hạn chế về tính chủ động hơn. Chắc chắn, bạn sẽ phải chờ đời câu trả lời trong một tâm trạng không mấy thoải mái, chẳng hạn như không biết nhà tuyển dụng có đồng ý hay không, hay không rõ Email của bạn có vấp phải sai sót gì,... Tóm lại, các chuyên gia cho rằng, ứng viên muốn trao đổi về mức lương nên chọn cách gặp mặt trực tiếp hoặc liên hệ bằng điện thoại để có thể trình bày rõ những mong muốn của mình.

Chú ý, dù đàm phán lương bằng cách gián tiếp qua Email hay trực tiếp thì thời điểm lý tưởng nhất để nói về chúng chính là sau khi ứng viên đã thực sự lọt vào tầm ngắm của nhà tuyển dụng. Nghĩa là hãy chắc chắn rằng bạn đã có ấn tượng trong mắt họ và phải đàm phán để chốt hạ mức lương cuối cùng trước khi hợp đồng lao động được ký kết.

Đa phần các doanh nghiệp sẽ gửi lời mới qua Email, đó chính là cơ hội lý tưởng để bạn có thể thương lương về các điều khoản, phúc lợi và chính sách nhân sự, chế độ liên quan đến bạn.

Từ đầu, những cá nhân có trách nhiệm tuyển dụng bạn hay những người có quyền hạn trong công ty đã phải xem xét kỹ trước khi được giao nhiệm vụ cho việc thương lượng mức lương với bạn. Đối với lương thưởng, công ty chốt được với con số càng thấp, thì họ càng vui. Bạn có thể nhận được một câu trả lời từ họ đại loại như: “Chúng tôi rất vui khi hợp tác cùng bạn. Thế nhưng, mức lương để trả cho bạn là tất cả những gì có thể để chi trả cho vị trí làm việc này.”

Nên đàm phán lương qua Email hay đàm phán trực tiếp?
Nên đàm phán lương qua Email hay đàm phán trực tiếp?

Nếu nhận được câu trả lời như vậy, mặc dù không như ý của bạn, thế nhưng hãy đừng nản lòng. Duy trì thái độ nhiệt tình và chuyên nghiệp khi tiếp tục thương lượng về mức lương. Bạn nên sở hữu một tâm thế tự tin trong lúc đàm phán chứ không phải là một tinh thần tồi tệ. Do đó, hãy cứ tiếp tục cuộc thương lượng của mình với một không khí cởi mở, hòa thuận. Điều quan trọng là bạn bạn phải biết cách biến mình trở nên có giá trị trong mắt họ.

4. Bí kíp đàm phán lương qua Email chuyên nghiệp nhất

4.1. Hiểu rõ giá trị của bản thân

Đa phần, các doanh nghiệp sẽ cố gắng truyền đạt một yêu cầu hay một lời đề nghị về mức lương dựa trên cơ sở mức lương trước đó cùng vị trí của bạn (nếu bạn đã có kinh nghiệm). Trong khi đó, nó sẽ đúng hơn nếu gắn liền với chính vai trò hiện tại chứ không phải là thu nhập mà bạn đã nhận được và trải qua trước đây.

Hiểu rõ giá trị của bản thân
Hiểu rõ giá trị của bản thân

Chính bởi vậy, hãy cố gắng tìm hiểu các dữ liệu liên quan đến mức lương trung bình của vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Sau đó thực hiện đối chiếu, so sánh mức lương mà nhà tuyển dụng của bạn đề nghị với con số trung bình trên thị trường. Đó cũng chính là một bí quyết hay để đàm phán lương qua Email có cơ sở và hiệu quả hơn. Bạn cũng bày tỏ với kinh nghiệm đã có của bản thân và mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 3-5 năm tới để phấn đấu và yêu cầu mức lương hợp lí.

4.2. Chuẩn bị trước những gì cần nói

Chọn đàm phán lương qua Email hay bất cứ một phương thức nào khác đi chăng nữa, quan trọng nhất vẫn là kỹ năng đặt vấn đề và chọn ngôn từ để thảo luận.

Ứng viên có thể tham khảo một số kịch bản đàm phán lương trước. Sau đó, chọn ra một giải pháp, cách thức phù hợp với hiện trạng thực tế của chính mình, thực hiện luyện tập kỹ càng để có được một cuộc đàm phán hiệu quả và thuyết phục. Tất nhiên, sẽ chẳng có kịch bản nào cho bạn biết chính xác 100% nhà tuyển dụng sẽ đáp trả như thế nào trong cuộc thương lượng. Bởi thế, ứng viên cần điều chỉnh linh hoạt ngôn ngữ của mình nhằm duy trì cuộc nói chuyện theo chiều hướng tốt cho bạn.

Chuẩn bị trước những gì cần nói
Chuẩn bị trước những gì cần nói

4.3. Biết khi nào thì nên từ chối

Ngoại trừ việc bạn đã thực sự muốn bỏ cuộc trên hành trình này, mỗi cá nhân đều mong muốn và có kỳ vọng nhất định về mức lương của mình. Mức lương kỳ vọng thấp nhất, nhưng nếu nhận được một con số thấp hơn mức kỳ vọng đó của bạn, thì chắc chắn bạn không nên chấp nhận chúng. Lương thưởng là yếu tố tác động phần nhiều đến cuộc sống của bạn, đó là lý do bạn nên biết tự mình định giá đúng chính mình trong cuộc đàm phán. Nếu mức lương đó là xứng đáng thì bạn hãy chấp nhận và phấn đấu. Còn nếu không, bạn hãy cân nhắc có hay không nên làm việc ở công ty này vì không ai mong muốn phải suy nghĩ có nên nhảy việc vì lương hay không cả. Nếu lương là yếu tố khiến bạn chán việc muốn nghỉ thì bạn nên cân nhắc thật cẩn thận.

Hãy chắc chắn về con số kỳ vọng trước khi bước vào cuộc thương lượng, tất nhiên chỉ mình bạn biết về chúng, chứ không phải là nhà tuyển dụng.

Đừng nóng lòng trong lúc thương lượng, chẳng hạn như chia sẻ về mức lương mà bạn cảm thấy không hài lòng, hay nói về mức lương tối thiểu mà bạn đã kỳ vọng, hoặc một con số cố định nào đó. Có thể, khả năng cao là những con số đó không thể hiện thực hóa trong ý nghĩ của nhà tuyển dụng. Chúng sẽ khiến bạn sinh ra cảm giác không được tôn trọng về giá trị trong quá trình đàm phán.

4.4. Đừng đưa ra những đòi hỏi không phù hợp

Đừng đưa ra những đòi hỏi không phù hợp
Đừng đưa ra những đòi hỏi không phù hợp

Cần cân nhắc thật kỹ về việc làm thế nào để chốt hạ một mức lương một cách thuận lợi cho bạn nhất. Ứng viên có thể yêu cầu nhiều thứ từ nhà tuyển dụng, thế nhưng đừng đòi hỏi quá nhiều. Luôn nhớ là bạn sẽ sớm hợp tác và làm việc chung trong một môi trường với những cá nhân có liên quan. Đừng tỏ ra tính cách quá thực dụng trong con người bạn, chúng khiến họ đánh giá. Khung năng lực của bạn tới đâu bạn phải là người nắm rõ. Nếu bạn yêu thích công việc này nhưng quá cố chấp với việc đàm phán lương. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn trượt phỏng vấn dù đã chuẩn bị kĩ khi bạn đàm phán trực tiếp không thông qua email.

Không phải bất cứ quyền lợi hay chi tiết đãi ngộ nào từ vị trí dự tuyển cũng có thể mang ra thương lượng. Chẳng hạn như nhà tuyển dụng không có chế độ chăm sóc sức khỏe định kỳ cho nhân viên, bạn cũng không thể lấy chúng ra để ép họ. Phúc lợi bạn nhận được đa phần phụ thuộc vào năng lực chi trả của công ty, cơ cấu nhân sự, chính sách nhân sự hay chính vai trò mà bạn đang ứng tuyển. Thị trường lao động hiện nay nguồn lực dồi dào và nhu cầu tuyển dụng cũng tăng. Do đó bạn có rất nhiều lựa chọn để tìm được chỗ hợp lý.

Luôn nhớ giá trị và ưu điểm lớn nhất của bạn là gì và năng lực của bạn được định giá cụ thể như thế nào để bạn biết cách phát huy chúng.

4.5. Cẩn thận khi thực hiện đàm phán lương qua Email

Cẩn thận khi thực hiện đàm phán lương qua Email
Cẩn thận khi thực hiện đàm phán lương qua Email

Một đặc trưng chung trong cách đàm phán lương qua Email là không nên quá lắt léo và khôn lỏi. Nghĩa là bạn nên thể hiện một giọng văn tinh tế, chuyên nghiệp và lịch sự. Hãy nhớ rằng, sự nỗ lực của bạn là để phát triển một cuộc thảo luận diễn ra trong không khí chan hòa, cởi mở. Ứng viên chỉ nên trình bày những yêu cầu, cơ sở có tính thuyết phục để nhận về một đáp trả về mức lương phù hợp với kỳ vọng của bạn hơn.

Cuối cùng, nếu cuộc đàm phán lương qua Email đã diễn ra theo như những gì bạn mong muốn, hãy chắn rằng chúng được thể hiện và điều chỉnh rõ ràng, chính xác qua hợp đồng chính thức mà bạn sẽ ký.

5. Tham khảo mẫu Email đàm phán lương

Tham khảo mẫu Email đàm phán lương
Tham khảo mẫu Email đàm phán lương

“Kính gửi Anh/chị/Ông/bà,

Phần lớn, công việc của tôi liên quan đến ngành... những kinh nghiệm và kiến thức mà tôi đã tiếp thu được từ môi trường này có thể thỏa mãn được những mong muốn từ vị trí làm việc mới.

Tôi tin chắc bản thân có thể làm việc hiệu quả với công ty và tôi hy vọng tôi sẽ sớm minh chứng được điều này. Mức lương mong muốn của tôi là.... không bao gồm những chế độ khác. Đề xuất mức lương này là trên cơ sở mức lương trung bình trên thị trường cũng như xét về tính chất của vị trí làm việc. Chúng ta có thể thương lượng về lời đề nghị này từ tôi để đi đến một thỏa thuận hài lòng.”

Nhìn chung, việc đàm phán lương qua Email mặc dù không phải là một cách thức lý tưởng để trình bày những mong muốn của bạn một cách rõ ràng. Thế nhưng trong trường hợp không thể tương tác một cách trực tiếp, bạn vẫn có thể áp dụng những lời khuyên trên để có được một cuộc đàm phán qua Email thành công nhất có thể.

Đăng ngày 14/10/2022, 353 lượt xem