Bí quyết viết CV

Hướng dẫn viết CV xin việc kế toán nội bộ đầy đủ, chi tiết

1. Thông tin ứng viên cho vị trí kế toán nội bộ

Một cv cơ bản phải gồm đầy đủ 5 nội dung chính gồm: thông tin ứng viên, mục tiêu nghề nghiệp, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và kỹ năng làm việc. Dù bạn có muốn thể hiện phong cách hay sự sáng tạo cá nhân, cũng phải đưa đầy đủ 5 yếu tố này vào CV.

Với phần đầu, thông tin ứng viên cho vị trí kế toán; ứng viên cần trình bày đầy đủ các thông tin liên quan đến họ tên, năm sinh, địa chỉ hiện đang sinh sống, giới tính, thông tin liên lạc (số điện thoại hoặc email cá nhân).

Ngay trong phần thông tin cá nhân, bạn nên đề cập đến vị trí ứng tuyển; điều này giúp nhà tuyển dụng nắm bắt và phân loại được ứng viên ngay khi cầm cv xin việc; thông thường, doanh nghiệp thường tuyển dụng rất nhiều ứng viên cho các vị trí khác nhau, nên việc này sẽ tạo thiện cảm đến nhà tuyển dụng và tăng sự chuyên nghiệp của cá nhân bạn.

Thông tin ứng viên cho vị trí kế toán nội bộ
Thông tin ứng viên cho vị trí kế toán nội bộ

Đối với phần thông tin cá nhân, bạn cần lưu ý một số đặc điểm như: giới tính, năm sinh và địa chỉ liên hệ. Nhiều bạn có thể thắc mắc tại sao phải điền năm sinh hay giới tính vào thông tin cá nhân, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp muốn đảm bảo rằng các ứng viên tham gia ứng tuyển đều nằm trong độ tuổi lao động; một số vị trí công việc chỉ dành cho nam hoặc nữ.

Thông tin liên hệ là phần thông tin quan trọng; đây sẽ là địa chỉ để nhà tuyển dụng liên hệ và trao đổi lại với bạn nếu như bạn đã qua vòng loại và có cơ hội tiến vào vòng phỏng vấn. Vì vậy, cần phải điền thật chính xác số điện thoại và email cá nhân.

Đối với email, nếu bạn đang sở hữu một email chưa chuyên nghiệp thì nên dành chút thời gian để thiết lập một email mới; điều này tuy nhỏ, nhưng nó tác động rất lớn đến ấn tượng của nhà tuyển dụng với ứng viên.

Một số email chưa chuyên nghiệp: thể hiện sự yêu thích của cá nhân với một vấn đề gì đó hay một loại tâm trạng, cảm xúc,..

+ Buonlamemoi@gamil.com

+ Ngayaytaconyeulovechiuchiu@gmail.com

+ Toimaiyeuconchodo@gmail.com

Thay vào đó, bạn nên đặt các email có chứa tên và thông tin cá nhân như:

+ Nguyenhoangbaonam@gmail.com

+ Phuongthanhhanu@gmail.com

+ NiHao@gmail.com

Thông tin ứng viên
Thông tin ứng viên

2. Mục tiêu nghề nghiệp kế toán nội bộ

Trước khi viết mục tiêu nghề nghiệp, bạn cần nắm rõ bản chất công việc kế toán nội bộ; từ đó đưa ra những định hướng cụ thể đối với công việc này trong tương lai. Kế toán nội bộ có vai trò trong việc kiểm tra, hạch toán chứng từ từ các bộ phận trong doanh nghiệp; đảm bảo tính chính xác, minh bạch; thống kê, phân tích và làm báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng, quý, năm về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Công việc chính là ghi chép lại các hoạt động thu chi của doanh nghiệp; tổng hợp lại thành báo cáo và nộp lên cấp trên; hỗ trợ ban lãnh đạo trong việc đánh giá chính xác được hiệu quả kinh doanh nội bộ của doanh nghiệp; từ đó đưa ra các giải pháp cải thiện tình hình.

Về kinh nghiệm làm việc, đây được đánh giá là một trong những nội dung khó khiến nhiều ứng viên đau đầu; tuy nhiên, nếu bạn đã nắm rõ được tính chất công việc thì phần mục tiêu nghề nghiệp không quá khó khăn.

Mục tiêu nghề nghiệp thường được định hướng viết theo 2 phần nội dung chính là: mục tiêu dài han và mục tiêu ngắn hạn; tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy quá khó để đưa ra các mục tiêu dài hạn thì chỉ cần trình bày các mục tiêu ngắn hạn là được.

Mục tiêu nghề nghiệp kế toán nội bộ
Mục tiêu nghề nghiệp kế toán nội bộ

Mục tiêu nghề nghiệp chỉ nên trình bày trong khoảng từ 1-2 dòng, dưới dạng các gạch đầu dòng. Không nên trình bày mục tiêu dài hạn dưới dạng các câu văn dài dòng; bạn chỉ cần đưa ra các ý chính, ngắn gọn, xúc tích; nội dung dài dòng bạn có thể trình bày khi đứng trước nhà tuyển dụng; bạn cần nắm rõ bản chất mục tiêu nghề nghiệp là gì?

Mục tiêu nghề nghiệp chính là những định hướng của ứng viên đối với công việc trong tương lai; những mong muốn bạn kỳ vọng vào bản thân hay doanh nghiệp; sự phát triển đó đem lại lợi ích gì cho bạn và cho doanh nghiệp.

Một số mục tiêu nghề nghiệp mẫu về kế toán nội bộ bạn có thể tham khảo:

+ Là sinh viên của NEU, với GPA: 3.6/4 chuyên ngành kế toán; em mong muốn có cơ hội được thực tập và làm việc tại đây để nâng cao kiến thức thực tế cũng như cho mình những trải nghiệm nhất định về ngành.

+ Mong muốn trở thành lực lượng nhân sự chính, gắn bó lâu dài vì sự phát triển chung của công ty; làm tốt công việc tại vị trí được phân công.

+ Trong 2 năm tới; cố gắng hoàn thiện và trau dồi bản thân; lấy được chứng chỉ hành nghề kế toán và vươn lên vị trí quản lý.

+ Trong 5 năm tới; hoàn thành xuất sắc công việc và làm kế toán trưởng.

3. Trình độ học vấn cho vị trí kế toán nội bộ

Với nội dung trình độ học vấn, ứng viên cần trình bày về trường bạn theo học; bao gồm các thông tin như: tên trường, thời gian theo học, chuyên ngành học, GPA, miêu tả khái quát về kiến thức chuyên ngành; chú ý, khái quát – đồng nghĩa với việc, bạn chỉ nên trình bày nội dung cốt lõi nhất của ngành học, không nên đưa quá nhiều thông tin, đi lệch định hướng và chủ đề của bản CV.

Ví dụ về vị trí kế toán nội bộ:

+ Trường đại học kinh tế quốc dân (NEU) – chuyên ngành Kế toán

Trình độ học vấn cho vị trí kế toán nội bộ
Trình độ học vấn cho vị trí kế toán nội bộ

+ Thời gian theo học: 5/2017 – 3/2021

+ GPA đạt 3.62/4 -  tốt nghiệp loại xuất sắc.

+ Đạt giải nhất chương trình “Kế toán sinh viên”; giải khuyến khích chương trình “Nét đẹp sinh viên”

+ Nội dung chương trình học: nắm được bản chất công việc kế toán; kế toán nội bộ là gì; cách định khoản các nghiệp vụ phát sinh; làm báo cáo tổng hợp; báo cáo kết quả kinh doanh.

4. Kinh nghiệm làm việc cho vị trí kế toán nội bộ

Kinh nghiệm kế toán nội bộ được phân chia thành 2 luồng chính: đối với các ứng viên chưa có kinh nghiệm; đối với các ứng viên đã có kinh nghiệm.

Với các ứng viên chưa có kinh nghiệm làm việc; bạn sẽ không biết cách sử dụng các phần mềm kế toán hay định khoản nghiệp vụ thực tế; vì vậy, hãy tự tin trả lời là “KHÔNG” vào danh mục này.

Bạn không cần lo lắng hay e ngại vấn đề này; ai cũng bắt đầu từ số 0; nếu bạn sợ hãi và nói dối rằng mình đã có kinh nghiệm; nhà tuyển dụng với cái nhìn “cú mèo” của mình sẽ rất nhanh chóng phát hiện và giăng bẫy để chờ bạn lọt lưới.

Kinh nghiệm làm việc cho vị trí kế toán nội bộ
Kinh nghiệm làm việc cho vị trí kế toán nội bộ

Vì vậy, chờ dại đào hố chôn mình nhé! Đối với các ứng viên chưa có kinh nghiệm; sự chân thành, thật thà đối với công việc là cực kỳ quan trọng; kinh nghiệm có thể tạo dần trong quá trình làm việc, nhưng thái độ là điều khá khó; vì vậy, nhà tuyển dụng thường tạo cơ hội cho các ứng viên nếu họ có thái độ và kỹ năng tốt.

Đối với các ứng viên chưa có kinh nghiệm, hãy làm nổi bật điểm mạnh và các kỹ năng mình có đến nhà tuyển dụng.

Đối với các ứng viên đã có kinh nghiệm, cần trình bày ngắn gọn về các kinh nghiệm làm việc của cá nhân, cần giới thiệu về tên và một vài thông tin về công ty cũ, vị trí bạn làm việc và kết quả đã làm được.

5. Kỹ năng

Với phần kỹ năng, bạn chỉ cần nêu ngắn gọn tên các kỹ năng; không cần giải thích sâu sa như: kỹ năng xử lý dữ liệu; kỹ năng đánh máy; kỹ năng phân tích số liệu; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng tiếng anh; kỹ năng sử dụng tin học văn phòng,…

Nếu bạn thấy khó khăn để trình bày một bản CV, bạn có thể lên google và tải các mẫu cv kế toán nội bộ có sẵn; bạn chỉ cần điền thông tin; khá đơn giản.

Kỹ năng
Kỹ năng

Trên đây là bài chia sẻ của mình về “Hướng dẫn viết CV xin việc kế toán nội bộ đầy đủ, chi tiết”, hy vọng bài viết mang đến bạn thông tin hữu ích trong quá tình bạn viết Cv kế toán nội bộ.

Đăng ngày 14/10/2022, 187 lượt xem