Bí quyết viết CV

Cách viết CV IT Support – Học ngành CNTT không nên bỏ qua

1. Cách viết CV IT Support ấn tượng

1.1. Tầm quan trọng của CV IT Support

Ở bất kỳ ngành nghề nào như CV biên tập viên, CV AI, CV Editor,… thì CV xin việc là một giấy tờ bắt buộc trong quá trình xin việc. CV IT Support cũng vậy, chúng giúp cho nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực và trình độ làm việc của bạn.

Tầm quan trọng của CV IT Support
Tầm quan trọng của CV IT Support

CV xin việc IT Support bao gồm những nội dung cơ bản như: Thông tin cá nhân, trình độ học vấn, mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc,… Tuy vậy, IT Support là ngành đặc thù nên bạn cần đưa thông tin chính xác về các nội dung có trong mục: Kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, sản phẩm, thành tựu.

Những mục đề cập trong CV IT Support của bạn sẽ là “điểm sáng” giúp nhà tuyển dụng nhận ra được những điểm mạnh của bạn và bạn có phù hợp với công việc mà họ đang tuyển dụng. Do đó, phần kỹ năng và kinh nghiệm bạn cần viết ấn tượng để gây “đốn tim” nhà tuyển dụng.

CV IT Support giúp nhà tuyển dụng dễ dàng trong vòng “sàng lọc CV ứng viên”. Một CV ấn tượng cũng giúp bạn nổi bật hơn những ứng viên khác và có cơ hội bước vào vòng phỏng vấn. CV IT Support cũng là “chìa khóa” để bạn bước lên đỉnh cao của thành công.

CV IT Support cũng là “chìa khóa” để bạn bước lên đỉnh cao của thành công
CV IT Support cũng là “chìa khóa” để bạn bước lên đỉnh cao của thành công

Vậy viết CV IT Support thế nào cho ấn tượng? Theo dõi phần tiếp theo nhé!

1.2. Hướng dẫn cách viết CV IT Support

Để nâng cao khả năng trúng tuyển của bạn thì một CV xin việc cho riêng ngành IT Support là không thể thiếu, đặc biệt đối với ngành đòi hỏi cao như IT. Bạn cần viết CV IT Support đúng chuẩn để tiến gần hơn đến con đường việc làm mơ ước của mình.

1.2.1. Thông tin cá nhân

Phần thông tin cá nhân là phần bắt buộc mà CV xin việc nào cũng cần có. Ở phần này, bạn cần đưa ra các thông tin cá nhân cơ bản như: Họ tên, tuổi, giới tính, email, số điện thoại, địa chỉ,…

Thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân

Họ tên bạn cần ghi đúng họ tên thật của mình, không nên để nickname hoặc tên thường gọi. Họ tên bạn ghi to và nổi bật trong CV của mình, bên dưới để vị trí ứng tuyển là IT Support.

Email, số điện thoại bạn cần ghi chính xác và được dùng thường xuyên, vì nhà tuyển dụng sẽ liên hệ cho bạn qua 2 phương thức này để thông báo phỏng vấn. Email bạn cần để nghiêm túc, là tên của bạn. Tuyệt đối không nên để tên email trẻ con như chumeongungok hay gjrlxinhcute,…

Ảnh đại diện cũng là một vấn đề bạn cần lưu ý. Ảnh bạn nên để ảnh chân dung, rõ mặt và nghiêm túc.

1.2.2. Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp có 2 phần là ngắn hạn và dài hạn, bạn hãy tóm tắt từ 2 đến 3 câu trong CV IT Support của mình. Mục tiêu nghề nghiệp đánh giá năng lực, khả năng định hướng của bạn trong tương lai. Thông qua đó, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn có cầu tiến và định hướng của riêng mình hay không?

Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp

Phần này bạn nên viết ngắn gọn, súc tích và chú ý gắn mục tiêu của bản thân gắn với mục tiêu chung của công ty, có thể nêu tên công ty và vị trí đang ứng tuyển để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thật sự quan tâm đến công ty của họ, đặt công việc lên hàng đầu.

Ví dụ: “Tôi sẽ áp dụng những kinh nghiệm và kỹ năng về lĩnh vực chuyên môn như: Network, internet protocol, CDN, Web Server,… để trở thành một nhân viên IT Support chuyên nghiệp, giúp công ty phát triển hùng mạnh. Mong muốn sau 3 năm làm việc, tôi sẽ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực IT Support”.

Bạn cũng không nên đề cao quá bản thân, thể hiện những hoài bão quá lớn của mình, nhà tuyển dụng sẽ không thấy bạn phù hợp với công ty của họ vì không thể giúp bạn đạt được những ước mơ xa vời.

1.2.3. Kinh nghiệm làm việc

Đây có thể coi là mục quan trọng nhất trong CV xin việc IT Support của bạn. Bạn hãy liệt kê những kinh nghiệm, công ty, thời gian và công việc mà mình đã từng làm, hãy sắp xếp theo thứ tự thời gian từ mới đến cũ, từ hiện tại tới quá khứ. Bạn chỉ nên chọn lọc những công việc liên quan đến vị trí ưng tuyển, tránh lan man và dài dòng.

Kinh nghiệm làm việc
 Kinh nghiệm làm việc

Nếu bạn là sinh viên mới ra trường và chưa có kinh nghiệm, bạn có liệt kê những nơi mình làm thêm, thực tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Lưu ý rằng bạn cần liệt kê những công việc liên quan đến vị trí IT nhé!

Đầu tiên, bạn có thể khái quát chung về công ty, phần mềm mình đã từng làm. Sau đó, kể tên các dự án mà bạn tham gia và chỉ rõ công việc, vai trò của bạn. Cuối cùng, bạn cần kể đến kỹ năng mà bạn đạt được trong quá trình làm việc.

1.2.4. Kỹ năng nghề nghiệp

Sau kinh nghiệm làm việc, nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đến những kỹ năng mà bạn có. Bạn chỉ nên liệt kê những kỹ năng mà mình thực sự có kinh nghiệm và kèm theo mức độ hiểu biết của mình.

Bạn có thể liệt kê các kỹ năng của mình theo các cấp độ như: Hiểu biết thông thường, kinh nghiệm 3 tháng, kinh nghiệm 6 tháng, kinh nghiệm 1 năm, kinh nghiệm 3 năm, kinh nghiệm 5 năm,…

Bạn chỉ nên liệt kê những kỹ năng của mình liên quan đến IT Support như: Kỹ năng giao tiếp, soạn thảo, phần mềm, bảo mật thông tin, hiểu biết các công cụ liên quan đến công nghệ, có lĩnh vực chuyên môn trong phần cứng, phần mềm, Web service, CDN,… để giải quyết những vấn đề liên quan xảy ra với khách hàng.

Kỹ năng nghề nghiệp
Kỹ năng nghề nghiệp

1.2.5. Trình độ học vấn, bằng cấp, giải thưởng

Bạn có thể liệt kê những trường Cao đẳng, Đại học về IT mà bạn theo học. Bạn cũng có thể liệt kê những chứng chỉ, bằng cấp mà bạn đã đạt được trong quá trình học tập và làm việc.

Nếu bạn có những giải thưởng hoặc thành tựu trong quá trình tham gia dự án trước đây, bạn có thể liệt kê vào trong CV IT Support của mình. Kể ra những điều bạn đã làm được cho dự án đó, nhờ dự án bạn đã rút ra được những bài học gì cho bản thân mình.

Ví dụ bạn có thể liệt kê những kỹ năng, thành tích mà mình đạt được trong ngành CNTT hoặc liên quan đến IT Support như: Khả năng làm việc theo nhóm, giao tiếp bằng tiếng Anh, có kiến thức về CCNA, MCSA, LINUX, tổ chức công việc hiệu quả, quản lý bản thân, tư duy sáng tạo,…

1.2.6. Một số mục khác

Sở thích: Bạn có thể tóm lược ngắn gọn về sở thích của bản thân, nêu ra những sở thích liên quan đến IT càng tốt.

Hoạt động: Bạn có thể kể đến các hoạt động mà mình từng tham gia như hoạt động tình nguyện, hiến máu, giúp đỡ trẻ em, người già không nơi nương tựa,…

Một số mục khác
Một số mục khác

Người tham chiếu: Mục này không bắt buộc, tuy vậy bạn có thể đưa thông tin gồm họ tên và số điện thoại của những người uy tín và họ xác thực thông tin của bạn là đúng như giảng viên trường học, sếp ở công ty cũ,…

2. Một số lưu ý khi viết CV IT Support

Khi viết CV IT Support, bạn không nên viết sai chính tả, lỗi cấu trúc, câu từ. Kiểm tra lại bố cục, cách hành văn thật kỹ sau khi đã viết xong CV.

CV IT Support của bạn không nên viết quá lan man và dài dòng. Nhà tuyển dụng sẽ chỉ lướt qua các thông tin trong CV của bạn khoảng 1 phút, do đó bạn chỉ nên viết ngắn gọn CV dưới 2 trang A4. Hãy nêu bật những kinh nghiệm và kỹ năng của bản thân để CV của mình thật nổi bật.

Một số lưu ý khi viết CV IT Support
Một số lưu ý khi viết CV IT Support

Bạn không nên dùng quá 2 font chữ trong CV của mình, nên để các font chữ cơ bản như Times New Roman, Arial,…

Ngoài ra, hình ảnh bạn đưa ra trong CV IT Support không nên là tấm ảnh selfie, trang phục lòe loẹt, hở hang. Bạn có thể sử dụng ảnh chụp chân dung với sơ mi trắng và nụ cười thân thiện.

Hy vọng qua những thông tin mà timviec24h.vn chia sẻ, bạn đã biết cách viết CV IT Support trở nên thật độc đáo, tuyệt vời trong mắt nhà tuyển dụng. Chúc bạn tìm được một công việc phù hợp với bản thân nhé!

Đăng ngày 14/10/2022, 180 lượt xem