Các vấn đề về lương

Xác định cách tính lương hợp đồng nhà nước nhanh và chuẩn

1. Những đối tượng nào sử dụng cách tính lương hợp đồng nhà nước?

Trước khi tìm hiểu về cách tính lương hợp đồng nhà nước, chúng ta cần phải hiểu rõ những đối tượng nào làm việc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp mà nằm trong diện ký kết hợp đồng. Trên thực tế, không phải ai cũng biết rằng chế độ hợp đồng được chia làm hai loại là hợp đồng làm việc và hợp đồng lao động.

1.1. Đối tượng ký hợp đồng lao động

Với nhóm đối tượng ký hợp đồng lao động trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, ta có thể xác định căn cứ vào nghị định 68/2000/NĐ-CP (đã được chỉnh sửa và bổ sung bằng nghị định 161/2018/NĐ-CP). Trong nghị định này, có 06 nhóm đối tượng được quy định nằm trong diện ký kết hợp đồng lao động trực tiếp với cơ quan, tổ chức nhà nước.

Đối tượng ký hợp đồng lao động
Đối tượng ký hợp đồng lao động

Nhóm đầu tiên đó là các nhân viên bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa các hệ thống cấp điện, hệ thống cấp, thoát nước tại nơi công sở, các loại máy móc, xe ô tô và các thiết bị, dụng cụ khác đang được sử dụng trong những cơ quan, đơn vị, tổ chức sự nghiệp này. Các nhóm đối tượng tiếp theo bao gồm nhân viên lái xe, bảo vệ, nhân viên quét dọn, vệ sinh, người trông giữ phương tiện đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và khách đến để làm việc với cơ quan, đơn vị sự nghiệp đó. Ngoài ra, nghị định số 68 cũng quy định ký kết hợp đồng lao động cho những người thực hiện những công việc thừa hành, phục vụ khác với điều kiện có yêu cầu trình độ đào tạo từ bậc trung cấp trở xuống.

Ngoài ra, nghị định 68 này còn quy định một số đối tượng không nằm trong phạm vi được ký hợp đồng lao động với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp mà bắt buộc phải ký hợp đồng ở các thể loại hợp đồng khác để đảm bảo quyền lợi của người lao động cũng như sự công bằng trong quá trình làm việc tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của nhà nước.

Những ai không nằm trong diện ký hợp đồng lao động theo nghị định 68
Những ai không nằm trong diện ký hợp đồng lao động theo nghị định 68

Thứ nhất là những người làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ tại các vị trí được xác định là công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước hoặc viên chức trong những tổ chức công lập do nhà nước đảm bảo toàn bộ hoặc một phần. Thứ nữa là những nhân viên lái xe chở tiền của Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước. Cuối cùng là những nhân viên bảo vệ tại một số cơ quan quản lý cấp cao, các tổ chức liên quan đến tài chính, tiền tệ Nhà nước.

1.2. Đối tượng ký hợp đồng làm việc

Ngoài hợp đồng lao động với cơ quan, đơn vị sự nghiệp nhà nước, ta còn có một cách thức ký hợp đồng khác đó chính là hợp đồng làm việc. Loại hợp đồng này thường bị đánh đồng với hợp đồng lao động, tuy nhiên, nội dung, đối tượng, thỏa thuận và đãi ngộ là hoàn toàn khác nhau.

Những đối tượng được ký hợp đồng làm việc
Những đối tượng được ký hợp đồng làm việc

Để nói về đối tượng được ký hợp đồng làm việc này thì chính là những trường hợp ngoại lệ không nằm trong phạm vi ký hợp đồng lao động theo nghị định 68 của chính phủ. Đây là những đối tượng làm việc trên thỏa thuận hợp đồng nhưng công việc của họ mang tính chuyên môn và nghiệp vụ cao, đòi hỏi một mức tiêu chuẩn khác so với những đối tượng khác. Phần lớn những người được ký hợp đồng ở diện làm việc là viên chức làm việc tại những cơ sở công lập do nhà nước đảm bảo, tiêu biểu là ở các trường học và bệnh viện, vì vậy, hợp đồng này cũng thường được gọi là hợp đồng viên chức.

2. Cách tính lương hợp đồng nhà nước cho những đối tượng trên

Để biết được cách tính lương hợp đồng nhà nước, ta cũng chia theo 2 nhóm đối tượng đã được nhắc tới ở phía trên: lương của nhân viên hợp đồng lao động và lương của viên chức hợp đồng làm việc.

2.1. Tính lương hợp đồng lao động

Để tính lương của những nhân viên thuộc diện hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp nhà nước, ta cần phải biết rằng mỗi một nhóm lao động trong 06 nhóm đã được nêu ra ở phần 1 của bài viết này có những quy định về hệ số lương khác nhau. Từ đó tránh được những thắc mắc và băn khoăn về việc vì sao cùng được ký hợp đồng lao động mà có người nhận nhiều hơn, có người nhận ít hơn.

Cách tính lương đơn giản nhất mà bạn có thể tự thực hiện ngay lập tức đó là nhìn vào bảng hệ số lương tiêu chuẩn sau đó áp dụng theo công thức sau:

Tổng số lương thực nhận = Hệ số lương x Mức lương cơ bản + Các khoản phụ cấp được hưởng – Khoản đóng BHXH

Công thức tính lương hợp đồng nhà nước
Công thức tính lương hợp đồng nhà nước

Trong đó, theo quy định mới nhất của chính phủ thì mức lương cơ bản hiện hành được sử dụng để tính lương là 1 390 000 đồng (một triệu ba trăm chín mươi nghìn đồng). Với con số này, bạn có thể dễ dàng tính được phần lương cơ bản nhất của mình. Bên cạnh, phần các khoản phụ cấp ngoài lương sẽ được tính tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh làm việc của bạn, ví dụ như môi trường làm việc độc hại, nguy hiểm, phụ cấp khu vực, phụ cấp đặc biệt, phụ cấp lưu động,... Phần phụ cấp này thường khác nhau rất nhiều tùy vào những vị trí công việc cụ thể. Khoản đóng BHXH cũng là một mục khá quan trọng ảnh hưởng tới tiền lương của bạn, mỗi tháng bạn sẽ đóng 8% tính trên tổng số lương vào quỹ hưu trí, 1,5% cho quy bảo hiểm y tế và 1% cho bảo hiểm thất nghiệp. Trừ đi số tiền nộp bảo hiểm, bạn sẽ có được số tiền lương thực nhận.

Để biết rõ hơn về hệ số lương cụ thể của một số nhóm lao động trong nghị định 68, các bạn có thể tham khảo bảng dưới đây để biết thêm chi tiết.

Bảng hệ số lương tham khảo
Bảng hệ số lương tham khảo

2.2. Tính lương hợp đồng làm việc

Đối với cách tính lương hợp đồng nhà nước cho những công nhân, viên chức thuộc diện hợp đồng làm việc thì cơ bản công thức tính cũng tương tự với cách tính lương tại phần 2.1 của hợp đồng lao động. Tuy nhiên, một khác biệt quan trọng ảnh hưởng tới mức thực nhận của một viên chức ký, chuyên viên ký hợp đồng làm việc đó là yếu tố về hệ số lương.

Thay vì chỉ có một ngạch lương chung với các bậc lương khác nhau như hợp đồng lao động, các đối tượng ký hợp đồng làm việc có sự phân chia ngạch lương được ký hiệu bằng các chữ cái A1, A2, A3, B, C,... dựa trên sự phân tách về trình độ chuyên môn, yêu cầu trình độ đào tạo và vị trí việc làm tại cơ quan, đơn vị sự nghiệp.

Sự khác biệt trong cách tính lương hợp đồng làm việc
Sự khác biệt trong cách tính lương hợp đồng làm việc

Mức lương cơ bản chung cho mọi công thức tính lương vẫn là 1.390.000 đồng và mức đóng các khoản bảo hiểm xã hội vẫn là như nhau về phần trăm tính trên lương. Các khoản phụ cấp nghề nghiệp sẽ được tính toán dựa trên các điều kiện cụ thể trong yêu cầu công việc và môi trường làm việc. Hiện nay, có rất nhiều những ứng dụng tính lương có sẵn giúp bạn có thể tính lương của mình một cách dễ dàng và chính xác, bạn có thể tìm kiếm và sử dụng để có được kết quả như ý hơn.

Tóm lại, để biết cách tính lương hợp đồng nhà nước, điều quan trọng nhất bạn cần nắm được đó là các thông tin về đối tượng lao động và loại hợp đồng của bản thân. Từ đó, bạn có thể xác định một cách chính xác hệ số lương của mình và áp dụng vào công thức để tìm ra con số thực nhận của mình. Mong rằng bài viết của timviec24h.vn đã cung cấp những thông tin bổ ích giúp bạn thành công trong quá trình tìm hiểu về lương của mình.

Đăng ngày 14/10/2022, 234 lượt xem