1. Tầm quan trọng của CV communication manager

Nếu từng ở vị trí quản lý trong lĩnh vực truyền thông và lần nhảy việc này chỉ là lần thách thức bản thân tìm kiếm cơ hội quản lý tại một địa điểm khác có điều kiện làm việc tốt hơn, thì chắc chắn một điều rằng, bạn thấu hiểu hơn ai hết tầm quan trọng của một bản CV communication manager như thế nào.
So với vị trí một nhân viên truyền thông, ở vị trí quản lý, điều mà nhà tuyển dụng yêu cầu nơi bạn là năng lực tốt, kinh nghiệm quản lý tốt về mặt chất lượng thương hiệu, quản trị thương hiệu, nguồn nhân lực, trình độ học vấn liên quan đến trình độ chuyên môn tốt mà còn ở cách mà bạn truyền tải đến họ nhưng kinh nghiệm, năng lực nó như thế nào.
Thật ra, nếu trình bày CV đúng và trúng tâm lý của nhà tuyển dụng, không cần một bản CV quá dài, quá nhiều thông tin, bạn vẫn có thể phát huy đúng năng lực PR của mình ngay và tạo ấn tượng tốt với doanh nghiệp.
CV communication manager tốt không chỉ mang đến một cái nhìn tổng quát của bạn về thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, những kỹ năng, học vấn, kinh nghiệm như thế nào mà quan trọng hơn là show được khả năng sử dụng ngoại ngữ tôn lên đẳng cấp khi viết CV bằng tiếng Anh của bạn. Để có thể tạo được một bản CV làm ưng lòng nhà tuyển dụng cho vị trí communication manager, bạn buộc phải dụng công chọn lọc những đặc điểm nổi bật của chính bạn liên quan trực tiếp đến vị trí công việc.

Ở vị trí công việc đặc thù và giàu tính cạnh tranh như communication Manager, những bản CV trên mạng có nội dung chung chung “trăm mẫu như một” hay thủ thuật copy paste đều có thể trở thành con dao hai lưỡi loại bỏ hồ sơ của bạn không thương tiếc.
Đó là lý do vì sao, trước nghĩ đến việc chuẩn bị những câu hỏi trả lời phỏng vấn cho vị trí quản lý, bạn cần phải chỉn chu cho bản CV communication thêm phần đặc sắc. Hãy cùng theo dõi cụ thể những nội dung ngay sau đây để cùng tạo CV communication Manager chuẩn nhất!
2. Những nội dung trong CV communication bạn không thể bỏ lỡ
2.1. Viết gì trong phần Personal Information của CV?

Giống như nhiều vị trí công việc khác trong CV Personal Information hay thông tin cá nhân trong CV - giới thiệu bản thân trong CV được biết đến là cửa ngõ của CV, nơi cung cấp cho nhà tuyển dụng những thông tin cơ bản nhất của ứng viên như họ là ai? ở đâu? địa chỉ liên hệ là gì, đăng ký ứng tuyển vị trí gì. Tuy bao gồm những thông tin hết sức sơ lược, dễ viết, nhưng Personal Information nắm vai trò quan trọng trong việc kiến tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa bạn và nhà tuyển dụng khi có thông báo về kết quả tuyển chọn CV.
Phần nội dung này bạn chỉ đảm bảo nêu đầy đủ các thành tố và trình bày thông tin khoa học. Bạn có thể viết vào những nội dung sau đây:
- Full name: (Trường trình bày thông tin đầy đủ của bạn)
- Date of birth ( Trường trình bày ngày, tháng, năm sinh
- Address ( Nơi trình bày địa chỉ)
- Tel ( Số điện thoại trong CV thường xuyên sử dụng)
- Position (Vị trí công việc bạn mong muốn ứng tuyển).
Bên cạnh những thông tin cơ bản này, một communication manager cũng có thể chèn ảnh vào CV để làm ảnh đại diện, giúp nhà tuyển dụng có thể phân biệt dễ dàng giữa bạn và ứng viên khác. Dĩ nhiên, vì đặc thù công việc bạn lựa chọn, cho nên ảnh đại diện đảm bảo được tác phong nghiêm túc, lịch thiệp và tôn lên sự chín chắn trưởng thành và không nhất thiết là ảnh thẻ. Nên đảm bảo thành tố “người thật việc thật” trong ảnh, bởi lẽ ảnh chỉnh sửa, photoshop quá đà cũng gợi lên trong tâm lý nhà tuyển dụng sự nghi ngờ về độ thành thực của CV.
Chắc chắn một điều rằng, bạn đã trải qua ít nhiều kinh nghiệm CV để không phải nhắc lại về một địa chỉ email nghiêm túc. Tuy vậy, vẫn còn một lưu ý đặc biệt trong việc để lại email liên hệ. Nó nên là một email phản ánh được lĩnh vực, công việc của bạn, tránh việc giữ lại email chưa công ty cũ, vị trí cũ. Hãy tạo lập cho mình mình một email lưu giữ đậm dấu ấn của một communication Manager nhé.
2.2. Skills trong CV communication manager

Theo đánh giá của các chuyên gia,một điểm khá khác biệt giữa một CV dành cho nhân viên truyền thông và một quản lý truyền thông là nằm ở các kỹ năng trong CV. Một communication manager buộc phải sở hữu tổng hợp những kỹ năng nhiều hơn so với một nhân viên ở cả khía cạnh xử lý công việc và quản trị nguồn nhân lực.
Do đó, một nội dung về kỹ năng đầy đủ song song với kinh nghiêm tốt sẽ là điểm công giúp bạn ghi điểm nhiều hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Kỹ năng cũng là nội dung thay thế vị trí đứng của mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì, bởi lẽ, trong CV đăng ký ứng tuyển vị trí communication manager, nhà tuyển dụng không quan tâm nhiều đến những dự kiến tương lai hay những phẩm chất mà ứng viên sẽ phát huy khi làm việc tại công ty như khi tuyển dụng nhân viên mặc định rằng, những phẩm chất này là vốn các quản lý phải sở hữu.
Một số skills mà bạn không thể bỏ qua cho vị trí communication manager bao gồm:
- Managing plan
- strategic planing
- C -Level presentation and communication
- Creation/managing campaigns
Để đảm bảo tính khoa học cho phần kỹ năng, bạn nên trình bày theo những gạch đầy đầu dòng và đính kèm thêm thanh đánh giá độ thành thạo cho từng kỹ năng nhé. Bạn cũng có thể kể ra những lần xử lí khủng hoảng truyền thông, những thành tựu trong công việc.
2.3. Education trong CV communication manager

Với vị trí công việc chuyên môn cao như communication Managers, bên cạnh kỹ năng vượt trội, bạn cần đến một nền tảng về kiến thức, trình độ học vấn trong CV tốt.
Đây đồng thời cũng là điểm nhìn thứ hai của nhà tuyển dụng trong CV để đi đến quyết định bạn có thực sự phù hợp với vị trí công việc mà họ đang tuyển dụng hay không. Tuy vậy, điều này không đồng nghĩa với việc bạn mang đầy đủ những hoạt động học tập, rèn luyện cả 4,5 năm đại học để mang vào CV mà ghi những thông tin kết quả quan trọng nhất. Đối với vị trí quản lý truyền thông, trong trình độ học vấn,bạn không có thể nêu nhiều hơn một trình độ học, địa điểm học của mình. Song chung quy lại, cần phải đảm bảo đầy đủ những 3 yếu tố cơ bản sau đây gồm trường, thời gian theo học, chuyên ngành, điểm tổng kết. Bạn có thể tham khảo cách viết sau đây:
- Uversity: Foreign trade University
- Major: International Economics
- GAP: 3.4/4
Giống như kỹ năng, phần nội dung học vấn không cần trình bày quá dài dòng, chỉ cần đảm bảo tính khoa học, dễ nhìn. Đối với ví trí này nếu bạn học ngành truyền thông đại chúng, truyền thông marketing thì sẽ là một lợi thế cho bạn.
2.4. Work experience trong CV communications Manager trình bày như thế nào?

Không sai khi kinh nghiệm làm việc trong CV được ví là đôi mắt trong một bản CV. Trong CV communications Manager không phải là một ngoại lệ. Đây là nội dung đắt giá nhất và chiếm không gian nhất trong CV và cũng là phần nội dung mà bạn có thể trình bày một cách đầy đủ và chi tiết nhất.
Để làm nổi bật vị trí công việc và chứng minh rằng, bản thân chính là một quản lý truyền thông phù hợp với vị trí mà công ty họ đang ứng tuyển, bạn cần cụ thể hóa kinh nghiệm của bạn làm 4 trường bao gồm: tên công ty và thời gian làm việc tại công ty, vị trí bạn từng đảm nhiệm tại công ty đó, mô tả công việc đã từng làm. Bạn cũng có thể đính kèm bản kế hoạch truyền thông cho công ty mà bạn apply vào để họ có thể thấy được năng lực của bạn.
Những nội dung này nên khu biệt với nhau rõ ràng ở những dòng khác nhau. Dĩ nhiên, sức thuyết phục từ một nội dung kinh nghiệm dài rất sức hút với nhà tuyển dụng, tuy vậy, nó chỉ thật sự có giá trị khi những kinh nghiệm này liên quan trực tiếp đến vị trí communications bạn sắp sửa ứng tuyển. Gợi ý cho bạn viết kinh nghiệm trong mẫu CV này sẽ được timviec24h.vn đề mô dưới đây:
- LT pay company
- Assistant marketing communication 2019/07 - 2019/08
- Manager
+ Developed influencers program in collaboration with digital marketing Manager, to increase brand awareness through digital marketing platform and partnership.
+ Ran all trade show participation in coordination with key sales directors
+ Managed timelines and budget (...)
Một lời khuyên cho bạn kinh trình bày kinh nghiệm trong CV communications manager là hãy trình bày theo thứ tự theo thứ tự thời gian từ gần đến xa bởi nhà tuyển dụng thường tập trung vào kinh nghiệm gần nhất của ứng viên. Trong tiếng Anh khi ghi thời gian, cần chú ý về thứ tự về tháng và năm nhé.
2.5. Certificate trong CV communications manager

Một nội dung nhà tuyển cũng dành một mối quan tâm không kém trong bản CV này chính là những chứng chỉ trong CV. Đây đồng chừng là những minh chứng cho những kỹ năng, thế mạnh, kinh nghiệm mà bạn đã trình bày. Do vậy, hay ghi nó vào CV thật đầy đủ nhé. Một số chứng chỉ nổi bật như tin học văn phòng, ngoại ngữ...
2.6. Activities and projects
Bên cạnh những thông tin bắt buộc bạn phải trình bày bên trên, để tăng thêm tính thuyết phục và cạnh tranh cho bản bản CV Communications manager của mình, ứng viên có thể bổ sung thêm các phần nội dung bao gồm hoạt động và dự án từng làm trong quá khứ, đó có thể tham gia tổ chức sự kiện tại trường, hoạt động tình nguyện viên...Có thể nó không liên quan trực tiếp đến kinh nghiệm làm việc về quản trị nhân sự hay công việc truyền thông của bạn như thế nào, tuy vậy, nội dung này thể hiện trước nhà tuyển dụng rằng bạn là người thật sự năng động, nhiệt tình với công việc và sở hữu những phẩm chất của người quản lý mà họ đang tìm kiếm.
3. Một số lưu ý trong quá trình viết CV communication manager

Chắc chắn rằng, thông qua những hướng dẫn cụ thể trên đây, bạn đã nắm rõ cách tạo một bản CV cho vị trí quản lý truyền thông như thế nào. Tuy vậy, trong quá trình tạo hãy nằm lòng một số gạch đầu dòng sau đây bản CV trở nên hoàn hảo nhé.
3.1. Nói không với lỗi chính tả
Chúng ta phải thừa nhận rằng, các lỗi chính tả trong CV là vấn đề nhức nhối trong cả CV và tiếng Anh và tiếng Việt. Viết một bản CV không phải bằng ngôn ngữ bản địa khó hơn rất nhiều so với việc truyền tải những ý tưởng, nội dung viết bằng tiếng Anh. Điều này, đồng nghĩa với việc người đọc không những phải chọn lọc từ ngữ cho chính xác mà còn đáp ứng được những yêu cầu cẩn thận về chính tả, văn phong chuẩn tiếng Anh. Hãy ghi nhớ rằng, chỉ cần một lỗi chính tả rất nhỏ trong một bản CV communications của bạn cũng dễ dàng trở thành một hạt sạn to đùng và nuốt chửng đi cơ hội vào phỏng vấn của bạn.
3.2. Giàu tính liên kết

Ở vị trí quản lý truyền thông, tính liên kết trong từng ý nhỏ của trường trong CV là dấu hiệu giúp nhà tuyển dụng nhận ra độ trung thực của thông tin và năng lực thực tế của ứng viên. Nếu một bản CV không đáp ứng được yêu cầu này sẽ sớm bị loại từ vòng gửi xe. Do vậy, hãy để ý kỹ về những thông tin bạn đã trình bày trong các trường nhé.
Trên đây là toàn bộ những thông tin xoay quanh cách tạo một bản CV communication Manager chuẩn nhất. Mong rằng, nó sẽ thật sự hữu ích với bạn trong quá trình chinh phục vị trí công việc mơ ước của mình nhé.