Bí quyết viết CV

Hướng dẫn cách viết CV cho học sinh cấp 3 chi tiết nhất

1. CV cho học sinh cấp 3 và một số điều lưu ý khi tìm việc

1.1. CV cho học sinh cấp 3 quan trọng không?

Hiện nay, nhiều bạn học sinh cấp 3 đang trong thời gian nghỉ hè hoặc trong thời gian rảnh rỗi muốn kiếm thêm nhu nhập cho gia đình? Một số nơi tuyển dụng sẽ yêu cầu các bạn học sinh cấp 3 viết CV xin việc để ứng tuyển. CV cho học sinh cấp 3 nghe tuy có vẻ lạ với nhiều người nhưng nó khá phổ biến.

CV cho học sinh cấp 3 quan trọng không
CV cho học sinh cấp 3 quan trọng không

Bạn đang là học sinh cấp 3 cần viết CV xin việc để tìm việc làm nhưng chưa biết viết ra sao? Liệu học sinh cấp 3 chưa có kinh nghiệm thì có viết CV được không? Học sinh cấp 3 vẫn đang trong tuổi ăn, tuổi học nên có thể sẽ còn bỡ ngỡ trong quá trình viết CV xin việc làm thêm. Tuy vậy, viết CV xin việc cho học sinh cấp 3 cũng không phải quá khó khăn.

CV cho học sinh cấp 3 quan trọng đối với nhà tuyển dụng. Thông qua CV cho của các em, nhà tuyển dụng sẽ biết được thông tin cá nhân cơ bản, trình độ học vấn, hoạt động ngoại khóa, sở thích,… của ứng viên vẫn còn là học sinh cấp 3.

Các em cấp 3 vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm nên viết CV xin việc cần nhấn mạnh những thành tích học tập nổi bật cùng với kỹ năng mềm của mình để ghi điểm với nhà tuyển dụng.

CV cấp 3 là giấy tờ không thể thiếu trong quá trình các em học sinh xin việc làm thêm. Vì vậy, cần chuẩn bị cho mình một CV xin việc đẹp mắt, chuẩn chỉnh và thu hút nhà tuyển dụng.

1.2. Một số điều cần lưu ý trong quá trình các em học sinh cấp 3 đi xin việc

1.2.1. Tìm các công việc phù hợp với độ tuổi

Người ta thường nói “tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu” nhưng không có nghĩa các em học sinh cấp 3 sẽ ỷ vào câu nói này mà tìm kiếm những công việc làm thêm quá vất vả. Độ tuổi dao động của các em học sinh cấp 3 sẽ từ 15 đến 17 tuổi, độ tuổi này đã được Nhà nước và luật pháp quy định có thể đi làm thêm. Tuy nhiên, các em chỉ nên làm các công việc nhẹ nhàng phù hợp với độ tuổi của mình như bán hàng online, telesales, dạy kèm cho học sinh cấp 1, cấp 2, nhân viên gia công tại nhà,…

Tìm các công việc phù hợp với độ tuổi
Tìm các công việc phù hợp với độ tuổi

1.2.2. Tìm kiếm các công việc phù hợp với bản thân

Ngoài độ tuổi thì các em học sinh cấp 3 cần tìm kiếm các công việc phù hợp với nhu cầu của bản thân mình. Bạn đừng quên rằng đây chỉ là một công việc làm thêm, do đó cần phải tìm công việc với thời gian hợp lý, thời gian không chiếm quá 4 tiếng trong 1 ngày.

Bạn không nên lựa chọn các công việc nặng nhọc và chiếm đa số thời gian sinh hoạt của mình. Cấp 3 việc học vẫn là quan trọng nhất, do đó bạn cần cân nhắc thật kỹ và chỉ nên làm những công việc nhẹ nhàng trong thời gian rảnh rỗi. Bạn nên lựa chọn các công việc tại nhà cho học sinh là phù hợp nhất.

1.2.3. Không nên đặt vấn đề tiền lương lên hàng đầu

Một số bạn học sinh cấp 3 mới đi làm đã đặt vấn đề tiền lương lên hàng đầu. Tuy vậy, đặt nặng các vấn đề về tiền sẽ khiến bạn trở nên mệt mỏi và làm việc quá nhiều giờ liên tục sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến việc học trên ghế nhà trường.

Không nên đặt vấn đề tiền lương lên hàng đầu
Không nên đặt vấn đề tiền lương lên hàng đầu

Nếu bạn muốn đi làm thêm trong khoảng thời gian cấp 3 thì nên lựa chọn những công việc phù hợp, chứ không phải những công việc lương cao.

1.2.4. Chọn trang tuyển dụng uy tín

Khi tìm việc làm, bạn cần chọn những trang tuyển dụng uy tín, tránh “tiền mất, tật mang”. Bạn thấy các thông tin tuyển dụng đăng tải trên mạng xã hội, website,… thì nên tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định xin việc. Bởi chiêu trò lừa đảo ngày nay càng tinh vi hơn, nên cẩn thận không bao giờ là thừa.

Các em học sinh cấp 3 có thể truy cập trang web timviec24h.vn của chúng tôi để tìm kiếm những công việc phù hợp với bản thân. Chúng tôi cam kết những việc làm đăng tải trên đây đều uy tín và có đầy đủ thông tin cụ thể về công việc.

Chọn trang tuyển dụng uy tín
Chọn trang tuyển dụng uy tín

2. Hướng dẫn viết CV cho học sinh cấp 3

Học sinh cấp 3 hầu hết đều chưa có kinh nghiệm, vì vậy các em nên chú trọng vào các mục trong CV như mục tiêu nghề nghiệp và trình độ học vấn. CV cho học sinh cấp 3 thường có một số mục cơ bản như sau:

2.1. Thông tin cá nhân cơ bản

Mục thông tin cá nhân cơ bản trong CV học sinh cấp 3 cũng giống như CV xin việc thông thường, đều có họ tên, ngày sinh, địa chỉ, giới tính, email,… Thông tin cá nhân cơ bản sẽ nằm ở đầu CV và có kèm ảnh cá nhân.

Thông tin cá nhân cơ bản
Thông tin cá nhân cơ bản

Họ tên bạn cần viết đúng họ tên của bạn, không nên để tên nick name hoặc viết tắt tên. Ví dụ bạn tên Trần Lan Ngọc thì nên viết đầy đủ cả họ tên trong CV, chứ không phải viết là Trần Ngọc hoặc Lan Ngọc. Bên dưới họ tên trong CV bạn nên để vị trí ứng tuyển như cộng tác viên viết bài, bán hàng online,…

Những mục khác như ngày sinh, địa chỉ, giới tính bạn viết chính xác về bản thân mình.

Đặc biệt lưu ý về tên email của bạn. Các em học sinh cấp 3 thường là lứa tuổi mộng mơ nên hay để tên email bay bổng như girlxinh, meoconhaykhoc,… Tuy vậy, nhà tuyển dụng cần tìm một ứng viên chuyên nghiệp cho công việc của mình, nên bạn cần để các tên email nghiêm túc như họ tên của bạn.

2.2. Mục tiêu nghề nghiệp là không thể thiếu

Cấp 3 vẫ là khoảng thời gian mọi người đang định hướng mục tiêu tương lai cho bản thân. Để viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV cho học sinh cấp 3 thì bạn cần định hướng được tương lai và nghề nghiệp rõ ràng.

Mục tiêu nghề nghiệp là không thể thiếu
Mục tiêu nghề nghiệp là không thể thiếu

Mục tiêu nghề nghiệp là phần không thể thiếu trong CV xin việc, nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn là ai và bạn có thể làm được những việc gì. Bạn cần đưa các mục tiêu của mình tránh lan man và dài dòng.

Ví dụ mục tiêu nghề nghiệp cho học sinh cấp 3 bạn có thể tham khảo như sau:

- Mục tiêu ngắn hạn: 2 tháng tới sẽ trúng tuyển vào trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tôi sẽ tiếp tục làm cộng tác viên viết báo để tích lũy cho mình những kỹ năng và kinh nghiệm.

- Mục tiêu dài hạn: Trong quá trình học tập và làm việc, tôi sẽ tiếp tục rèn luyện các kỹ năng mềm để tăng khả năng giao tiếp, học hỏi và hoàn thiện những kiến thức còn thiếu. Ngoài ra, tôi sẽ tham gia các câu lạc bộ truyền thông của trường để năng động và sáng tạo, giúp ích cho công việc sau này.

2.3. Thành tích học tập nổi bật

Bạn cần nêu những thành tích nổi bật của bản thân để nhà tuyển dụng thấy bạn là một ứng cử viên sáng giá đối với công việc mà bạn ứng tuyển.

Bạn có thể nêu những thành tích nổi bật trong quá trình học tập của mình ở trong phần trình độ học vấn và chứng chỉ giải thưởng trong CV. Bạn nên cho các thành tích nổi bật của mình lên trên đầu CV để làm nổi bật.

Trình độ học vấn: Bạn chỉ cần liệt kê tên lớp và ngôi trường mà bạn đang theo học.

Chứng chỉ, giải thưởng: Bạn liệt kê tất cả các chứng chỉ và giải thưởng mà mình đạt được trong quá trình học tập. Ví dụ:

- Đạt giải khuyến khích học sinh giỏi Văn ở tỉnh năm 2020.

- Giải thưởng tiếng hát Hoa phượng đỏ cấp tỉnh.

- Giải ba cuộc thi Giai điệu tuổi hồng năm 2019…

Thành tích học tập nổi bật
Thành tích học tập nổi bật

2.4. Hoạt động ngoại khóa

Bạn nên đưa các hoạt động ngoại khóa mà mình đã tham gia để nâng cao giá trị trong CV của bạn. Nếu bạn đã từng tham gia các chương trình lớn thì nên ghi chúng vào trong CV cho học sinh cấp 3 của mình.

Các hoạt động mà bạn tham gia có thể kể đến như gây quỹ nhằm giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường trong chương trình Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Hội An, tìm hiểu các văn hóa Nhật Bản và giáo dục trẻ em bảo vệ môi trường trong chương trình giao lưu văn hóa Việt – Nhật,…

2.5. Tập trung vào kỹ năng cá nhân

Ngoài những thành tích nổi bật của bản thân, bạn cần nêu ra những kỹ năng nổi bật mà bạn có. Một số kỹ năng cá nhân bạn có thể kể đến như kỹ năng sử dụng máy tính, tin học văn phòng, giao tiếp, viết lách, nói tiếng Anh lưu loát,…

2.6. Kinh nghiệm làm việc

Vì các em cấp 3 có thể chưa có kinh nghiệm làm việc, nên bạn có thể bỏ qua phần này nếu không có kinh nghiệm.

Là học sinh, nếu không có kinh nghiệm thì cũng không sao, nhưng nếu có những trải nghiệm làm việc thì cũng là một điểm cộng dành cho bạn.

Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc

Khi bạn đề cập đến những công việc mà bạn đã làm, cần đề cập đến những kỹ năng mà bạn đã phát triển và học hỏi được trong quá trình làm việc.

Ví dụ: Tháng 2/2019 – hiện tại: Làm CTV cho báo Thiếu niên nhi đồng

Bắt đầu tiếp xúc công việc viết lách từ những năm cấp 2, cho đến bây giờ khả năng viết lách của em đang ngày một hoàn thiện, em có khả năng quan sát và cảm thụ cuộc sống cao hơn.

2.7. Sở thích

Mục sở thích bạn có thể liệt kê các sở thích cá nhân như đọc sách, nghe nhạc, giao tiếp tiếng Anh,… để nhà tuyển dụng có thể hiểu hơn về bạn.

Như vậy là bạn đã biết cách viết CV cho học sinh cấp 3 rồi đúng không. Lưu ý là học sinh cấp 3 thì bạn chỉ nên tìm kiếm những công việc nhẹ nhàng, phù hợp với nhu cầu và khả năng của bản thân mình.

Đăng ngày 14/10/2022, 232 lượt xem