Tâm sự Nghề nghiệp

Liệu có nên nghỉ việc trước khi có việc mới hay không?

1. Có nên nghỉ việc trước khi có việc mới không?

Có nên nghỉ việc trước khi có việc mới không?

“Nên nghỉ việc trước khi có việc mới hay tìm việc mới rồi nghỉ?” Đây dường như là thắc mắc chung của bất cứ ai đang có ý định từ bỏ công việc hiện tại và tìm cho mình một công việc mới tốt hơn. Bởi câu hỏi nghỉ việc hay tìm việc là băn khoăn khó có thể tìm lời giải đáp chính xác nhất, mỗi quyết định đều có những mặt lợi và mặt hại riêng.

1.1. Nghỉ việc trước khi có việc mới, chúng ta nhận được những gì?

Có lẽ nhiều người cho rằng, nghỉ việc rồi mới tìm việc là việc làm hết sức mạo hiểm bởi:

- Lựa chọn nghỉ việc trong khi bạn chưa tìm được công việc mới đồng nghĩa với việc bạn sẽ thất nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định trong quá trình tìm kiếm công việc mới. Do vậy, cuộc sống của bạn dường như sẽ bị đảo lộn và gặp khá nhiều khó khăn về mặt tài chính khi không biết thất nghiệp nên làm gì. Vậy khi nào nên nghỉ việc mới là hợp lý?

- Quyết định nghỉ việc cũng có nghĩa là bạn đã chính thức rời khỏi công ty cũ và khó có cơ hội có nên quay lại công ty cũ làm việc. Do vậy, có thể vì một số lý do mâu thuẫn hay những chuyện cá nhân mà bạn quyết định nghỉ việc thì sẽ có lúc bạn hối hận vì quyết định nhất thời của mình. Nhưng nếu bạn muốn nghỉ thì nên xem khi nghỉ việc được hưởng chế độ gì.

- Việc thất nghiệp trong một thời gian nhất định sẽ gây bất lợi khá lớn cho bạn trong quá trình ứng tuyển vào một công ty khác. Các nhà tuyển dụng thường sẽ tin tưởng và hứng thú hơn với những người đang đi làm hơn là những người thất nghiệp ở nhà.

Thất nghiệp sau khi nghỉ làm

Nhưng chuyện gì xảy ra đều có lý do của nó, không phải tự nhiên mà bạn lại quyết định nghỉ việc nếu bản thân đang có điều không hài lòng với công việc cũ. Do đó, nếu đã suy nghĩ thật kỹ, hãy quyết định nghỉ việc, vì:

- Nghỉ việc lúc này chính là cách tốt nhất để bạn tìm ra cho mình lối thoát khỏi những áp lực công việc, những mệt mỏi, bế tắc trong công việc, cảm giác thất bại trong công việc mà mình đã chịu đựng suốt thời gian qua. Từ đó có thể thoải mái tìm và lựa chọn một công việc mới phù hợp hơn hay bạn có thể tìm hiểu về 30 tuổi nên học nghề gì. Khi bạn thấy chán việc muốn nghỉ, không tìm được cảm hứng làm việc.

- Khi bạn đã quyết định nghỉ thì sẽ có nhiều thời gian hơn trong việc tìm kiếm công việc, định hướng nghề nghiệp bản thân, career path mới. Nếu như khi đi làm bạn phải xin nghỉ để đi phỏng vấn chỗ nọ chỗ kia, thậm chí sẽ không được nghỉ quá nhiều, do đó sẽ hạn chế cơ hội tìm được việc làm tốt cho bản thân mình. Tuy nhiên, nếu bạn đã nghỉ việc và có nhiều thời gian, bạn có thể đi phỏng vấn xin việc ở nhiều nơi khác nhau và mở rộng cơ hội tìm kiếm, lựa chọn việc làm cho mình.

- Hơn nữa, khi thất nghiệp bạn cũng sẽ trải qua cảm giác áp lực về tài chính, khi đó bạn sẽ có thêm nhiều động lực và sẽ tâm huyết hơn đối với công việc sắp tới của mình. Có nên nhảy việc vì lương hay không? Khi đây là lý do chính khiến bạn muốn tìm môi trường mới.

1.2. Tại sao phần lớn mọi người đều cho rằng nên tìm việc trước khi nghỉ việc?

Theo khảo sát thì phần lớn các chuyên gia đều khuyên rằng chúng ta nên tìm một công việc mới trước khi xin nghỉ bởi một số lý do sau:

- Thứ nhất, bạn sẽ không phải sống với cảnh thất nghiệp vì dù tìm được việc mới hay không, bạn vẫn có nơi để làm việc, trong thời gian đó, bạn có thể suy nghĩ lại về công việc hiện tại, xem xét công việc nào tốt hơn và từ đó quyết định tiếp tục hay dừng lại cũng thấu đáo hơn.

- Thứ hai, có việc mới rồi mới thôi việc cũ sẽ không tạo ra khoảng trống trong con đường sự nghiệp của bạn, bạn sẽ không phải lo sợ nghỉ lâu sẽ ảnh hưởng đến kiến thức hay kỹ năng của mình, hoặc tình trạng nản lòng, không theo kịp giờ giấc khi bắt đầu công việc.

- Hơn nữa, những ứng viên luôn có việc làm ổn định sẽ nhận được đánh giá cao từ các nhà tuyển dụng hơn là một người đã từng thất nghiệp một khoảng thời gian.

Nhà tuyển dụng đánh giá cao ứng viên

Như vậy, chọn thời điểm nghỉ việc và tìm một công việc phù hợp là quyết định không hề đơn giản, dễ dàng và tùy vào hoàn cảnh cá nhân của mỗi người mới có thể đưa ra được sự lựa chọn đúng đắn nhất. Do đó, hãy suy nghĩ thật cần thận trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến tương lai sau này của bạn.

2. Một số sai lầm thường mắc phải khi chuyển việc

2.1. Chuyển việc mà không có kế hoạch cụ thể cho tương lai

Rất nhiều người hiện nay đang mắc phải sai lầm nghiêm trọng khi chuyển việc, đó là nghỉ theo nhã hứng của bản thân mà không đặt ra cho mình một kế hoạch nào cho tương lai. Để tìm được một công việc mới không phải đơn giản, dễ dàng, nhất là trong tình trạng nguồn lao động đang ngày càng nhiều và chúng ta thường phải mất ít nhất một tháng để có thể tìm được một công việc mới phù hợp. Do đó, nếu bạn quyết định nghỉ mà không có kế hoạch cụ thể cho một công việc mới thì bạn sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp. Vì vậy, đặt ra mục tiêu và lập một kế hoạch cụ thể về tài chính, công việc, công ty mớ, những kinh nghiệm, kiến thức,... trước khi xin nghỉ việc. Điều này sẽ giúp bạn chủ động hơn và giảm được áp lực trong quá trình tìm việc làm.

2.2. Tìm việc mới chỉ vì ghét công việc hiện tại

Trong bất cứ công việc nào đều sẽ gặp những áp lực hay xảy ra những mâu thuẫn khiến cho bạn cảm giác chán nản và muốn từ bỏ. Tuy nhiên, chỉ vì một vài lý do nhỏ không đáng mà bạn thấy chán ghét và muốn bỏ việc thì đây là điều không nên. Bạn nên cân nhắc thật kỹ, bởi nếu qua môi trường khác, có chắc công việc sẽ không áp lực và gây cảm giác mệt mỏi như thế này không? Hay sếp mới có tốt hơn không? Do vậy, hãy suy nghĩ thật kỹ và tìm ra cách giải quyết những vấn đề của bản thân để không đưa ra những quyết định sai lầm nhé.

Chán nản trong công việc

2.3. Thay đổi công việc vì muốn lương cao hơn

Đối với người lao động thì vấn đề tiền lương luôn là yếu tố đầu tiên họ quan tâm. Tuy nhiên, lương cao đồng nghĩa với khối lượng cũng như áp lực công việc là không hề nhỏ, do vậy nhiều người hiện nay luôn có những suy nghĩ sai lầm và chạy theo những công việc lương cao mà từ bỏ công việc hiện tại của mình. Do vậy, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định của mình, hãy xem xét khả năng của mình có đáp ứng được với công việc mới đó hay không, mình có khả năng đánh đổi sức khỏe, thời gian, trí óc,... để cống hiến cho công việc hay không rồi hãy chuyển việc.

2.4. Quyết định thay đổi công việc vì những tác động của ngoại cảnh

Rất nhiều người hiện nay lựa chọn thay đổi công việc vì những tác động từ gia đình, bạn bè, người thân,..., làm theo mong muốn của họ mà từ bỏ công việc yêu thích của mình. Điều này không sai nhưng nó thể hiện sự thiếu trách nhiệm đối với bản thân của bạn. Đừng vì ai đó muốn sắp xếp cho bạn làm một công việc khác, theo lĩnh vực khác với mức lương cao hay chế độ tốt nhưng không phù hợp với đam mê của bạn mà quyết định theo họ. Làm gì là quyền của chúng ta và quyết định cũng là ở chúng ta, hay nhớ thật kỹ điều đó để có lữa chọn đúng đắn nhất cho bản thân.

Thay đổi công việc vì tác động ngoại cảnh

2.5. Chuyển việc vì chạy theo thành công của người khác

Đặt thành công của người khác làm mục tiêu để phấn đấu là điều tốt, đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể thành công trên bất kỹ lĩnh vực nào. Mỗi người sẽ có một đam mê và một trình độ nhất định, phù hợp với những lĩnh vực nhất định. Bạn không thể thấy người ta thành công trên lĩnh vực khác mà từ bỏ công việc để chạy theo họ được. Và hiện nay khá nhiều người đang mắc phải sai lầm này, dẫn đến thất bại và có những suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống.

3. Những điều nên làm trước khi xin nghỉ việc

3.1. Kế hoạch để chuyển giao công việc

Đây là công việc hết sức quan trọng trước khi xin nghỉ việc mà hầu hết mọi người đều không để ý. Nhiều người cho rằng xin nghỉ là xong, còn việc chuyển giao công việc là của công ty và phòng nhân sự sắp xếp. Tuy nhiên, hãy đặt mình vào vị trí của người khác và suy nghĩ về cách hành xử như vậy có đúng hay không, họ sẽ đánh giá như thế nào về việc đó. Là một người làm việc có trách nhiệm, bạn hãy sắp xếp và bàn giao lại đầy đủ công việc theo đúng quy trình bàn giao công việc cho đồng nghiệp, công ty, bạn có thể sử dụng mẫu biên bản bàn giao cập nhật mới nhất. Như vậy, bạn cũng sẽ thoải mái rời khỏi công ty mà không để lại bất kỳ ấn tượng xấu nào.

Có kế hoạch bàn giao công việc

3.2. Lưu giữ tài liệu

Hầu hết các nhân viên khi rời khỏi công ty đều không để ý tới việc lưu giữ lại những tài liệu quan trọng, email hay thông tin khách hàng tiềm năng,... Vì vậy, hãy dành thời gian để lưu lại tất cả những gì quan trọng nhất đối với mình, biết đâu những tài liệu đó lại có ích cho bạn trong công việc mới thì sao. Đây là việc hết sức quan trọng bạn cần lưu ý.

3.3. Có một cuộc gặp mặt trao đổi trực tiếp với Sếp

Hãy tạo một không khí thoải mái nhất khi bạn rời khỏi công ty bằng cách sắp xếp và hẹn một cuộc gặp mặt với Sếp để trao đổi cũng như nói lời tạm biệt với họ. Đây là cơ hội để bạn có thể chia sẻ những phản hồi cũng như đóng góp ý kiến để góp phần xây dựng công ty tốt hơn. Cuộc gặp gỡ này cũng giúp bạn nhận được những đánh giá khách quan nhất từ Sếp, giúp bạn nhận biết được thế mạnh cũng như điểm yếu của mình. Đừng quên lời chúc chia tay sếp, lời cảm ơn vì đã giúp đỡ.

3.4. Luôn giữ mối quan hệ tốt với công ty, đồng nghiệp

Có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp

Một điều quan trọng trước khi nghỉ việc đó là luôn tạo và duy trì mối quan hệ thật tốt với các đồng nghiệp, mở rộng mối quan hệ cũng như cơ hội của mình trong tương lai.

“Có nên nghỉ việc trước khi có việc mới không?” Đây là câu hỏi có lẽ chỉ bản thân các bạn mới có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất và hy vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ phần nào giúp bạn có những nhận định cũng như đưa ra được quyết định đúng đắn nhất cho bản thân mình nhé!

Đăng ngày 06/10/2022, 287 lượt xem