Quản trị sản xuất

Kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị - Vai trò của kế hoạch

1. Khái niệm và yếu tố cần quan tâm khi lập kế hoạch bảo trì máy móc

1.1. Khái niệm của kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị

Kế hoạch bảo trì các loại máy móc thiết bị trong doanh nghiệp chính là những kế hoạch được xây dựng bài bản để thực hiện các hoạt động liên quan đến chăm sóc kỹ thuật, sửa chữa, bảo trì các loại máy móc, thiết bị sau một thời gian sử dụng nhằm đảm bảo tiến độ cho dây chuyền sản xuất trong các doanh nghiệp. Kế hoạch này sẽ gồm đầy đủ các hạng mục cần thiết để khi nhìn vào, các nhà quản lý có thể thấy rõ được vị trí, cách thức và trách nhiệm bảo trì cơ sở vật chất, thiết bị trong doanh nghiệp.

Khái niệm của kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị
Khái niệm của kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị

1.2. Những yếu tố cần quan tâm khi thiết lập kế hoạch bảo trì máy móc

Khi xây dựng một kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị thì chúng ta cần quan tâm và chú trọng để đảm bảo đầy đủ những yếu tố cần thiết. Đó là những yếu tố liên quan đến tình trạng máy móc, người thực hiện, ngân sách, thời gian để tiến hành kế hoạch bảo trì.

1.2.1. Thông tin về tình trạng của máy móc thiết bị

Yếu tố đầu tiên tạo nên một bản kế hoạch bảo trì máy móc đó chính là những thông tin về tình trạng của máy móc và thiết bị trong quá trình hoạt động sản xuất. Người thực hiện thiết lập kế hoạch cần đi thu thập đầy đủ những thông tin cần thiết liên quan đến tình trạng hoạt động của các loại thiết bị trong dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp.

Những thông tin phải được cập nhật một cách chính xác từ các phòng ban liên quan. Đó có thể là phòng vận hành, phòng kỹ thuật hoặc bất cứ một khâu nào đó trong dây chuyền sản  xuất. Điều này là rất quan trọng bởi chỉ khi trực tiếp vận hành thì mới có thể phát hiện ra được những thiếu sót, hỏng hóc của các máy móc thiết bị để có thể sửa chữa và khắc phục kịp thời.

Thông tin về tình trạng của máy móc thiết bị
Thông tin về tình trạng của máy móc thiết bị

Ngoài ra, bên cạnh việc sửa chữa để khắc phục thì hoạt động bảo trì còn có các công việc khác như vệ sinh, tân trạng hoặc thay thế thiết bị. Những thông tin này cũng cần được thể hiện một cách rõ ràng và cụ thể trong nội dung của kế hoạch để những nhà quản lý của chúng ta có thể nắm bắt và đưa ra những phương hướng phù hợp.

1.2.2. Nguồn nhân lực thực hiện kế hoạch

Sau khi đã xác định được chính xác tình trạng của máy móc, thiết bị thì bản kế hoạch cũng cần thể hiện được ai, bộ phận nào sẽ đảm nhiệm trực tiếp công việc khi tiến hành thực hiện kế hoạch bảo trì. Sự phân bố này cần được thiết lập dựa trên yếu tố phù hợp với cụ thể từng đầu công việc. Người được giao nhiệm vụ phải là những người có kinh nghiệm và những kỹ năng nhất định đối với việc bảo trì, tu sửa máy móc thiết bị.

Nhìn vào kế hoạch, người xem có thể biết được công việc này là của ai, ai sẽ là người chịu trách nhiệm với từng hạng mục máy móc. Việc phân chia công việc này đóng một vai trò quan trọng trong bản kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị, ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hiệu quả sau cùng mà công việc đem lại.

Nguồn nhân lực thực hiện kế hoạch
Nguồn nhân lực thực hiện kế hoạch

1.2.3. Ngân sách cần thiết để thực hiện

Bên cạnh những yếu tố đã kể trên thì kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị cũng cần xác định được ngân sách để chi trả cho những hoạt động nằm trong kế hoạch này. Đó là các yếu tố liên quan đến chi phí dự kiến, chi phí thực tế và mức độ chênh lệch khi thực hiện hoạt động.
Trong quá trình thiết lập kế hoạch, người thực hiện cần có sự cân nhắc để đưa ra mức chi tiêu hợp lý cho công việc bảo trì. Việc cân bằng và đưa những sai số về nhỏ nhất vẫn luôn là một bài toán khiến nhiều nhà quản lý đau đầu. Tuy nhiên, nếu điều này được đảm bảo và thực hiện hiệu quả thì sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều những chi phí và hạn chế được những khoản chi cho những hạng mục không quá quan trọng.

1.2.4. Thời gian cụ thể để thực hiện kế hoạch

Yếu tố cuối cùng mà một kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị cần thể hiện được đó chính là thời gian cụ thể cho từng hạng mục công việc. Yếu tố này cần được thiết lập dựa trên việc xác định cụ thể tình trạng của máy móc móc. Những thiết bị có thể khắc phục nhanh chóng và không mất quá nhiều thời gian sẽ được sắp xếp lên trước và tiếp theo đó là những máy móc cần bảo trì khác với những mức độ cấp thiết được giảm dần.

Đối với việc bảo dưỡng, vệ sinh máy móc thiết bị thì các doanh nghiệp có thể cân nhắc thời gian sau khi đã thực hiện xong vai trò của chúng trong quy trình của dây chuyền sản xuất. Xác định thời gian thực hiện phù hợp sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong quá trình vận hành và đảm bảo chất lượng hoạt động của máy móc nói riêng và toàn bộ dây chuyền sản xuất nói chung.

Thời gian cụ thể để thực hiện kế hoạch
Thời gian cụ thể để thực hiện kế hoạch

2. Vai trò của kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị

Như đã nhắc đến ở trên thì kế hoạch để bảo trì máy móc thiết bị đóng một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Máy móc thiết bị tuy vô tri vô giác nhưng cũng là những đồ vật và chúng biết “mệt mỏi”sau một quá trình hoạt động nhất định. Việc lập kế hoạch bảo trì chính là những hoạt động “chăm sóc” và “quan tâm” đến máy móc để chúng có thể tiếp tục hoạt động hiệu quả.

Trong hoạt động sản xuất, máy móc là những công cụ không thể thiếu và việc có cho mình những kế hoạch để tu sửa, bảo dưỡng luôn là một điều cấp thiết đối với các doanh nghiệp. Kế hoạch này còn đóng vai trò quan trọng trong việc hệ thống quá các thủ tục khi thực hiện công việc bảo trì. Thông qua kế hoạch, các doanh nghiệp có thể nâng cao được chất lượng trong công tác quản lý, giám sát và kiểm tra chất lượng của hoạt động bảo trì, sửa chữa máy móc thiết bị. 

Vai trò của kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị
Vai trò của kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị

Đảm bảo đáp ứng được chất lượng hoạt động sản xuất và giảm thiểu tối đa những thất thoát, hao mòn đồng thời nâng cao được tuổi thọ cho các loại máy móc, thiết bị. Nhìn vào kế hoạch, các nhà quản lý có thể biết được trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân, bộ phận trong việc gìn giữ và thiết bị vận hành nói riêng và tài sản của doanh nghiệp nói chung.

3. Giải pháp trong quản lý sản xuất và quản lý tài sản doanh nghiệp

Trên thực tế, khi thực hiện những kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị nói riêng và quản lý sản xuất nói chung, các doanh nghiệp đều phải đối mặt với những thách thức nhất định. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn và có nhiều thiết bị ,máy móc cần quản lý, bảo trì. Giải pháp hữu ích để các doanh nghiệp có thể thực hiện công việc của kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị một cách hiệu quả đó chính là sử dụng những phần mềm quản lý sản xuất miễn phí.

Một trong những cái tên nổi bật mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn đó chính là phần mềm Quản lý sản xuất 365. Với giao diện đẹp mắt, thân thiện cùng việc sở hữu những tính năng hữu ích hỗ trợ hiệu quả công việc vận hành sản xuất hoàn toàn miễn phí. Chắc chắn rằng cái tên này sẽ không khiến bạn thất vọng khi quyết định lựa chọn và trải nghiệm trực tiếp cho mình.

Giải pháp trong quản lý sản xuất và quản lý tài sản doanh nghiệp
Giải pháp trong quản lý sản xuất và quản lý tài sản doanh nghiệp

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã tìm cho mình được những kiến thức cần thiết và hữu ích. Cảm ơn bạn đọc đã luôn tin tưởng và lựa chọn timviec24h.vn là nơi để giải đáp những thắc mắc cho mình. Chức bạn đọc có nhiều sức khỏe và đừng quên chờ đón những thông tin độc đáo của chúng tôi nhé!

Đăng ngày 02/12/2022, 223 lượt xem