Tin tức tổng hợp

Cảm biến thông minh là gì? Phân loại, cấu tạo, ứng dụng trong đời sống

1. Cảm biến thông minh là gì?

Cảm biến thông minh là gì
Cảm biến thông minh là gì?

Thật sự không khó cho việc tìm hiểu nghĩa của cụm từ khóa “cảm biến thông minh” trên các nguồn trang mạng internet. Chúng tôi sẽ đề cập thông tin cảm biến thông minh như sau.

Cảm ứng thông minh được viết đầy đủ tên tiếng anh là Smart sensors là thiết bị điện tử có thể thu thập dữ liệu thông tin từ môi trường bên ngoài. Các thông tin được ghi lại từ cảm biến thông minh thường có độ chính xác tương đối cao ít khi bị sai lệch. Sau đó chúng được xử lý nhanh chóng thông qua các thiết bị điện tử. Nó sẽ tự động hóa phản hồi tương thích đối với các dữ liệu thu thập được. 

Các chế độ cảm biến này được sử dụng cơ chế giám sát và điều khiển trong các môi trường khác nhau như điện lưới thông minh hay thăm dò, trinh sát chiến trường hoặc một số các ứng dụng khác

Cảm biến thông minh thường được đặt trong các vỏ bảo vệ tạo thành đầu thu hoặc đầu dò bên trong các mạch điện hỗ trợ thiết bị.

Ngoài ra cảm biến thông minh được ứng dụng nhiều rộng rãi trong hệ thống ngôi nhà thông minh như là bảng điều khiển, công tắc, camera, đồ gia dụng và nhiều món đồ khác.

2. Cách thức hoạt động của cảm biến thông minh

Các thiết bị cảm biến thông minh sử dụng cảm biến để thu thập các nguồn dữ liệu từ môi trường xung quanh và bộ xử lý sẽ biến đổi dữ liệu đưa ra các phản hồi tương thích. 

Chúng được các nhà lập trình theo dạng “if … then” thông qua hệ thống của máy tính. Tùy vào chức năng hay nhu cầu sử dụng phức tạp đến như nào. Từ đó các nhà lập trình sẽ thiết lập các lập trình theo tính năng sử dụng đó. Một hệ thống thì có thể sử dụng  rất nhiều cảm biến thông minh với nhiều tính năng sử dụng khác nhau.

Ta có thể thấy cảm biến chuyển động được lắp vào bóng đèn. Chúng có thể phát hiện ra các vật thể sắp đến gần và đi qua nó. Lập tức đèn bật sáng hoặc thậm chí là phát tín hiệu báo còi hay thông báo về máy chủ. 

Hay những cảm biến nhiệt độ được nắp trong điều hòa. Khi các cảm biến phát hiện nhiệt độ trong phòng đang ở mức 23 độ thì tự khắc ngắt điều hòa. Hoặc thấy nhiệt độ trong phòng giao động từ 35 độ trở lên thì sẽ tự động bật điều hòa mà không cần thao tác.

3. Những loại cảm biến thông minh? Thành phần của cảm biến?

3.1. Cảm biến thông minh có những loại nào?

Các loại cảm biến
Các loại cảm biến 

Trong thực tế ta có thể thấy rất nhiều loại cảm biến thông minh được sản xuất ra với các mục đích khác nhau. Thậm chí là khác nhau về cả cách thức hoạt động. Thế nhưng dựa vào nguyên lý hoạt động của cảm biến điện từ thì có thể nhắc tới một vài loại như sau chả hạn cảm biến cảm ứng, cảm biến điện trở, cảm biến từ trường, cảm biến điện hóa, cảm biến quang, cảm biến nhiệt độ và một vài các cảm biến khác.

3.2. Thành phần của cảm biến thông minh

Cảm biến thông minh được thiết lập trong rất nhiều các thiết bị, ứng dụng trong đa dạng về các lĩnh vực. Vì thế, các loại cảm biến cũng sẽ có thành phần khác nhau để phù hợp với từng mục đích riêng biệt. Về mặt cơ bản thì cảm biến thông minh bao gồm các thành phần bộ lọc tương đồng, xử lý thông tin kỹ thuật số, hệ thống điều khiển kích thích, yếu tố cảm biến chính, hiệu chỉnh, chuyển đổi dữ liệu,khuếch đại, xử lý giao tiếp kỹ thuật số.

4. Ưu điểm của cảm biến thông minh có được

Ưu điểm mà cảm biến thông minh có
Ưu điểm mà cảm biến thông minh có

Các thiết bị cảm biến thông minh giúp cho cuộc sống con người trở lên tiện ích và hiện đại hơn rất nhiều. Khi sử dụng cảm biến sẽ tiết kiệm được thời gian, tiền bạc, công sức, điện năng. Việc có thể điều khiển bật, tắt các thiết bị ở bất cứ lúc nào,ở đâu bất giúp bạn tiết kiệm chi phí hàng giờ, hàng ngày, hàng tháng. Nó có rất nhiều các ưu điểm. Và một trong những ưu điểm mà cảm biến thông minh mang lại như

4.1. Tiện ích hiện đại

Bạn có thể tự ý thỏa mãn bật tắt, điều khiển các vật dụng gắn cảm biến thông minh chỉ trong một thao tác. Tất cả đều được điều khiển và kiểm soát trên điện thoại thông minh của bạn. Không cần phải quá bận tâm mỗi khi ra ngoài quên không tắt tivi, điều hòa, quạt,....

4.2. Bảo vệ an toàn gia đình

Khi bạn gắn cảm biến thông minh vào ngôi nhà. Nó sẽ tự khắc báo những thông tin liên quan đến căn nhà khi phát hiện những hành động lạ. Phát hiện kẻ trộm xâm nhập vào nhà, phát hiện khả năng hỏa hoạn trong bếp…từ đó có thể hạn chế được những rủi ro cho gia đình, căn nhà tác động từ môi trường bên ngoài

4.3. Tiết kiệm chi phí

Các thiết bị khi được lắp đặt cảm biến thông minh sẽ tự động bật tắt theo ý ban đầu thiết lập. Người sử dụng không cần phải quá lo lắng hay bận tâm đến. Từ đó sẽ bớt đi một vài phần hao tổn lãng phí về tài nguyên trong gia đình

4.4. Dễ lắp đặt, chi phí thấp

Với khoản chi phí ở tầm trung cho bạn dễ dàng hữu được cảm biến thông minh. Với thiết kế nhỏ gọn dễ dàng lắp đặt ở mọi nơi, ngóc ngách bất cứ chỗ nào bạn muốn.

5. Có nên sử dụng cảm biến thông minh không? Ứng dụng của cảm biến thông minh? 

5.1. Có nên sử dụng cảm biến thông minh trong đời sống?

Có nên sử dụng cảm biến thông minh trong đời sống
Có nên sử dụng cảm biến thông minh trong đời sống?

Có thể thấy cảm biến thông minh mang lại cho chúng ta rất nhiều những tiện nghi hay những lợi ích trong cuộc sống. Cũng có thể nói rằng là một trong những trợ thủ đắc lực giúp việc cho chúng ta. Với những sự tiện lợi đáng hơn mong đợi và tối ưu những nguồn chi phí.

Hơn nữa, cảm biến điện tử mang đến rất nhiều những lợi ích cho gia đình của bạn. Đặc biệt việc lắp đặt vô cùng là đơn giản. Với thao tác đơn giản bạn cũng có thể tự mình thực hiện và hoàn thành trong khoảng thời gian ngắn.

Do vậy cảm biến thông minh là rất đáng cho sử dụng.

5.2. Ứng dụng của cảm biến thông minh

5.2.1. Những ứng dụng tiêu biểu của cảm biến thông minh

Bạn có thể nhìn thấy những ứng dụng của cảm biến thông minh rất dễ dàng. Hiện hữu trong các sản phẩm mô hình như nhà, xe, đồ điện tử hay là những chiếc điện thoại thông minh. Chúng ta có thể kể đến một vài ứng dụng tiêu biểu của cảm ứng thông minh như:

Cảm biến tiệm cận: Đây là loại cảm biến thường được đặt ở mặt trước của các smartphone nhằm phát hiện những vật thể đến gần cảm biến

Cảm ứng trên các smartphone
Cảm ứng trên các smartphone

Cảm biến gia tốc: Loại cảm biến chuyên dùng để cảm nhận được biến đổi của các đại lượng vật lý. Được dùng phổ biến nhất là trên ứng dụng smartphone. Cảm biến giúp nhận diện các thay đổi về hướng hay góc độ của máy dựa trên các dữ liệu thu được và  từ đó tự động thay đổi chế độ màn hình thành chiều ngang hoặc dọc, tương thích với góc nhìn của người sử dụng.

Cảm biến ánh sáng: Được gắn nhiều trong các thiết bị điện thông minh nhằm thay đổi mức độ ánh sáng phù hợp khi có sự tác động trong môi trường đã được thiết lập.

Cảm biến con quay hồi chuyển: Đây được xem như là một thiết bị ứng dụng nguyên tắc bảo toàn mô men động lượng nhằm cho việc đo đạc, duy trì phương hướng.

5.2.2. Sản phẩm sử dụng cảm biến thông minh trong đời sống

Một vài ứng dụng được áp dụng trong thực tiễn
Một vài ứng dụng được áp dụng trong đời sống nhiều

+ Cảm biến độ ẩm thông minh: Với loại dòng cảm biến này sẽ giúp người sử dụng có được những thông tin chính xác một cách tự động khi có những biến đổi về mặt vật lý, hóa học xảy ra ở tại nơi được gắn thiết bị. Có thể hiểu là thứ để đo độ ẩm trong không khí hay còn được gọi là ẩm kế

+ Cảm biến khói thông minh: Là thiết bị cảm nhận được khói. Chúng thường được gắn tại khu phòng bếp của nhà các hộ gia đình, văn phòng hoặc trung tâm thương mại,... giúp bạn kịp thời phát hiện sự cố cháy hỏa hoạn xảy ra và có phương án xử lý kịp thời 

+ Cảm biến nước thông minh: Loại này chuyên dùng để đo nước hay chất lỏng tại những nơi chúng được lắp đặt.

+ Cảm biến cửa thông minh: Sản phẩm được lắp đặt tại các cửa ra vào nhằm phát hiện ra đối tượng để cửa trong tình trạng đóng hoặc mở. Và thường được lắp tại các siêu thị hay các cửa hàng lớn.

Bài viết trên chúng ta đã được đề cập những thông tin về cảm biến thông minh là gì? Lợi ích cũng như ứng dụng của chúng trong đời sống của chúng ta. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp phần nào thắc mắc về cảm biến thông minh.

Đăng ngày 06/10/2022, 276 lượt xem