Bí quyết viết CV

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự đốn gục nhà tuyển dụng

1. Định hướng theo mục tiêu doanh nghiệp

Viết muc tiêu nghề nghiệp nhân sự theo định hướng của doanh nghiệp

Viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc ngành nhân sự là một cách thông minh để thu hút sự chú ý của người quản lý tuyển dụng, nếu thông tin của bạn đi đúng hướng nhà tuyển dụng mong muốn. Tuy nhiên hiện nay hầu hết mọi người hiểu lầm những gì một mục tiêu phải thể hiện.

Nhân sự là ngành tuyển dụng nhân lực nên những ứng viên nhân sự lại càng cần phải có cách để thuyết phục nhà tuyển dụng chú ý đến mình. Một mục tiêu nghề nghiệp nhân sự phải là đoạn quảng cáo ngắn tốt nhất về những kỹ năng, kiến ​​thức và khả năng mà bạn có sẽ giúp nhà tuyển dụng đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới. Bạn có thể tham khảo các mẫu CV thiết kế sẵn một cách đầy tỉ mỉ và chuyên nghiệp hiện nay.

Nếu bạn tham khảo kỹ tin tuyển dụng việc làm nhân sự thì khả năng viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự của bạn sẽ chính xác hơn thể hiện tự nhiên và có sức lôi kéo mạnh mẽ. Hầu hết các nhà tuyển dụng đều muốn tuyển nhân viên có cùng định hướng tương lai hơn một người không xác định được chính xác mình muốn gì. Nhà tuyển dụng có thể nhận diện nhân tài thông qua mẫu CV xin việc hành chính nhân sự, chính xác là cách thể hiện mục tiêu nghề nghiệp của người đó trên CV.

Trong mục tiêu nghề nghiệp trong CV của ngành nhân sự nói riêng và các ngành khác nói chung, các ứng viên cần thiết phải đặt ra những mục tiêu ngắn và dài hạn. Hãy biết thể hiện mục tiêu nghề nghiệp trong CV thật thông minh và có tầm nhìn. Đối với mục tiêu nhân sự ngắn hạn, nếu bạn là sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm, thông tin bạn cần thêm vào mục này là sự phấn đấu, nỗ lực, có trách nhiệm để thu được những kỹ năng quan trọng và viết bằng cả thiện chí của bạn. Đặc biệt là xếp mục tiêu của bạn cùng thống nhất cùng mục tiêu của phấn đấu của công ty yêu cầu trong bản tin tuyển dụng. Nếu bạn đã từng có thời gian làm ở bên ngoài có thể nhấn mạnh, trong mục tiêu dài hạn của bạn có thể đề cập đến những vị trí cao hơn trong khối văn phòng mà bạn đang hướng đến, những điều mà bạn muốn hoàn thành cùng công ty phù hợp với mục tiêu lâu dài của công ty doanh nghiệp. Chỉ tạo ra điểm nhấn của bạn bằng những thông tin cần, thông tin thêm trong CV đó để gây ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng nhé.

2. Tự PR bản thân

Viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự bằng cách tự pr cho bản thân trong CV

Nhà tuyển dụng sẽ lập tức quan tâm đến một ứng cử viên có hơn 2 năm kinh nghiệm hoặc kỹ năng liên quan đến tuyển dụng nhân viên, quản lý hồ sơ và những chuyên môn ngành nhân sự hơn những ứng viên chỉ có vài đặc điểm như chăm chỉ và sáng tạo. Vậy nên mục tiêu nghề nghiệp ngành nhân sự của bạn cần thể hiện sự thành thạo trong công việc và có khả năng phát triển chuyên môn. Thể hiện khả năng teamwork trong CV của bản thân cũng như khả năng làm việc độc lập. Ngoài ra nếu không có kinh nghiệm nhiều thì bạn nên biết cách viết CV cho người chưa có kinh nghiệm để không làm cv của mình trở nên tầm thường so với những người khác. Bạn có thể nhấn mạnh đến một số kỹ năng mình từng được đào tạo ở trường có liên quan đến ngành như: Kỹ năng tin học văn phòng, ngoại ngữ và một vài phẩm chất như: Chịu khó, có trách nhiệm với công việc, kỷ luật. Chắc chắn CV của bạn sẽ nổi bật hơn với những lời có cánh. Ngành nhân sự cũng cần những ứng viên năng động nên hãy thể hiện điều này ở mục tiêu nghề nghiệp nhân sự của mình bằng cách sử dụng những con số như đã tuyển dụng được ... ứng viên, có mạng lưới thông tin ứng viên lên đến… người hay nắm giữ danh sách… số điện thoại của những ứng viên giỏi trong… ngành nghề. Việc làm nổi bật kỹ năng chuyên môn trong CV sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng đấy.

PR bản thân còn chính là việc bạn tự gia tăng giá trị bản thân mình nhằm thuyết phục nhà tuyển dụng bạn là ứng viên xuất sắc nhất cho vị trí mà họ đang cần. Học cách PR bản thân tốt bạn không chỉ tim viec làm chính thức dễ dàng mà khi tìm việc làm thêm để gia tăng thu nhập bạn cũng sẽ có những lợi thế nhất định.

Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng, những điều PR này chỉ có tác dụng tạm thời, “làm nhà tuyển dụng” tin bạn lúc đó, nếu trong quá trình thử việc, bạn hoàn toàn làm ngược lại với những gì bạn đã nhấn mạnh trong CV, có nghĩa là bạn sẽ bị loại sớm trong môi trường làm việc đó. Vậy nên bạn cần tránh việc thổi phồng CV quá mức, đảm bảo sự trung thực thì bạn vẫn sẽ có cơ hội được trúng tuyển vào vị trí mong muốn.

3. Một số lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự trong CV

Một số lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự

+ Vị trí đặt mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc

Để đạt được hiệu quả thu hút nhà tuyển dụng cao nhất thì mục tiêu nghề nghiệp nhân sự của bạn nên đặt ở ngay phần đầu tiên của cv xin việc làm dưới thông tin liên hệ để gây nổi bật cho nhà tuyển dụng.

+ Đừng quá dài dòng: Một lưu ý cho bạn khi viết mục tiêu nghề nghiệp ngành nhân sự ở vị trí này là chỉ giới hạn trong khoảng từ 200 – 350 từ. Đặc biệt bạn không bao giờ được sao chép mục tiêu nghề nghiệp của người khác để lấy vào hồ sơ của mình. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp khả năng của bạn và bỏ qua các giá trị thực mà bạn có được. Đây là những điều cần tránh trong CV mà bạn cần quan tâm. Đây là một điểm trừ trong CV mà bất cứ ai cũng nên tránh.

+ Làm nổi bật từ khóa ngành nhân sự: Hãy làm CV của bạn trở nên nổi bật bằng cách sắp xếp thông tin trong CV ngắn gọn, rõ ràng và có chung định hướng với doanh nghiệp mà còn ở điểm bạn biết cách phân biệt mục tiêu của ngành, vị trí bạn đang mong muốn ứng tuyển với những ngành khác. Hãy phân biệt chúng bằng những từ khóa “nhân sự” hay công việc nhân sự để phân biệt với những ngành khác như kỹ thuật hay thực phẩm đồ uống. Việt mục tiêu chung chung là cách gây mất thiện cảm với nhà tuyển dụng vì họ cho rằng, bạn đang nói dối hay không thực tâm để ứng tuyển vị trí mà họ đang tuyển dụng. Và dĩ nhiên, lúc đó, dù màu sắc trong CV của bạn có hấp dẫn đến mấy, các mục còn lại trong CV như kinh nghiệm làm việc hay hoạt động thực tế bạn từng tham gia có nhiều đi chăng nữa, thì nguy cơ bạn bị đem ra so sánh với một CV có đề cập đến “thuật ngữ chuyên ngành nhân sự” là không thể tránh khỏi.

+ Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, tươm tất, viết mục tiêu cẩn thận trách tẩy xóa, sai chính tả: Bạn biết đấy, rất có thể, bạn sẽ trở thành đồng nghiệp với chính người đang phỏng vấn bạn vì công việc ứng tuyển cũng là chuyên môn nghề nghiệp nên mục tiêu nghề nghiệp nhân sự sẽ là điểm để nhà tuyển dụng so sánh đánh giá bạn cùng các ứng viên khác. Vậy nên hãy chuẩn bị cách viết thật hợp lý và nhớ soát lại hết các lỗi trước khi gửi đi mục tiêu nghề nghiệp nhân sự của mình.

Hi vọng những thông tin trên đây về cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành nhân sự trong CV xin việc hành chính nhân sự sẽ thực sự hữu ích với bạn. Đừng quên thường xuyên cập nhật timviec24h.vn để có thêm nhiều cẩm nang mới nhé. Thân ái!

Đăng ngày 14/10/2022, 235 lượt xem