Các vấn đề về lương

Bật mí cách tính lương giáo viên mầm non theo quy định

1. Giáo viên mầm non và những vấn đề về lương

Giáo viên mầm non là một công việc với tính đặc thù riêng, ngoài kiến thức chuyên môn học được qua trường lớp thì họ còn phải là những giáo viên có lòng yêu trẻ, mến trẻ. Có nhiều người thắc mắc rằng không biết một cô giáo mầm non sẽ nhận được một mức lương là bao nhiêu. Và có phải rằng mỗi một vị trí giáo viên mầm non, với số năm kinh nghiệm khác nhau mà mức lương các cô giáo nhận được sẽ là khác nhau hau không?

Quay lại một chút về công việc của thì giáo viên mầm non, họ là những người làm công việc chăm sóc và giáo dục con trẻ từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời . Chăm sóc những mầm non tương lai của đất nước, của quốc gia, dân tộc. Có thể nói, ngoài sự dạy dỗ và giáo dục từ gia đình, môi trường xung quanh thì giáo viên mầm non có vai trò quan trọng đối với việc hướng dẫn và hình thành nhân cách trẻ.

Khi tham khảo các thông tin trên các trang hội nhóm giáo viên mầm non, không quá khó để bắt gặp những trăn trở từ các cô giáo về sự ít ỏi của đồng lương, về những vất vả trong công việc và những áp lực riêng của họ. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người vì tình yêu với con trẻ, vì tâm hồn muốn tạo phúc và chăm sóc những mầm non nhỏ bé đã không ngại sự ít ỏi đó mà vẫn luôn hết mình vì công việc.

Giáo viên mầm non và những vấn đề về lương
Giáo viên mầm non và những vấn đề về lương 

Hiện nay, Nhà nước và Bộ Giáo dục đã có những chính sách mới quy định về tiền lương cũng những trợ cấp riêng để phần nào động viên tinh thần làm việc cho các cô giáo. Nếu bạn đang là một giáo viên mầm non hoặc vừa tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Giáo dục Mầm non đang chuẩn bị tìm kiếm công việc giảng dạy cho mình, thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những quy định mới nhất về tính lương giáo viên mầm non nhé.

2. Cách thức tính lương cho giáo viên mầm non theo quy định mới 

2.1. Quy định về bậc lương cho giáo viên mầm non

Đây là những quy định áp dụng cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non công lập và được tuyển dụng qua các cuộc thi viên chức do Bộ Giáo dục ban hành. Theo Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT thì bảng lương giáo viên mầm non sẽ được áp dụng tương ứng với ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP tháng 12  năm 2004 của Nhà nước về chế độ tiền lương cho các vị trí viên chức, lực lượng vũ trang,...trong đó chế độ tiền lương của giáo viên mầm non được quy định :

Đối với Giáo viên mầm non hạng hạng III, với mã số V.07.02.26. Những cô giáo này sẽ được tính lương áp dụng theo hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.  Đối với Giáo viên mầm non hạng II, với mã số V.07.02.25, mức lương sẽ được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2.34 đến hệ số lương 4,98.  Đối với giáo viên mầm non hạng I, mã số V.07.02.24 và được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38. Cuối cùng là những giáo viên mầm non hạng IV là những cô giáo chưa đáp ứng được trình độ chuẩn được đào tạo của Giáo viên mầm non theo quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019 thì vẫn sẽ giữ nguyên mã số V.07.02.06 và áp dụng hệ số lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06. Đến khi trình độ đạt chuẩn thì họ sẽ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp Giáo viên mầm non hạng III hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu không thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP 06/2020.

Quy định về bậc lương cho giáo viên mầm non
Quy định về bậc lương cho giáo viên mầm non

Như vậy khi nhìn vào, các bạn đã có thể hiểu rằng bậc lương của giáo viên mầm non sẽ được chia thành 4 bậc. Khi xét bậc cho các giáo viên thì Nhà nước sẽ đưa ra những yêu cầu cụ thể cho từng cấp bậc. Giáo viên mầm non cần tìm hiểu rõ xem mình đang thuộc hạng bậc mấy bằng cách tham khảo thêm các văn bản của Pháp luật về yêu cầu đối với viên chức giáo viên mầm non. Qua đó có thể hiểu về cách tính lương cho bản thân một cách chính xác và đảm bảo quyền lợi nhất.

2.2. Cách tính lương cho giáo viên mầm non

Công thức tính lương giáo viên tiểu học cho các cô giáo sẽ được tính đó là. Mức lương từ 20/03/2021= Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng. Trong công thức này thì mức lương cơ sở hiện nay sẽ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể là 1,49 triệu đồng một tháng. Hệ số lương hiện hưởng chính là hệ số tùy theo cấp bậc của giáo viên mầm non mà chúng tôi đã nhắc đến ở trên. Thông qua công thức này thì tiền lương của mỗi giáo viên mầm non sẽ thay đổi tùy thuộc vào bậc lương và hệ số tiền lương thực nhận của từng cô giáo.

Quy định về bậc lương cho giáo viên mầm non
Cách tính lương cho giáo viên mầm non

3. Chế độ tiền phụ cấp đối với giáo viên mầm non

Bên cạnh tiền lương được tính theo công thức nêu trên thì giáo viên mầm non ở các trường mầm non công lập sẽ được hưởng thêm những khoản phụ cấp khác theo Bộ Giáo dục và Nhà nước quy định có thể kể đến như: Phụ cấp ưu đãi nghề với  tỷ lệ % là 35%; Phụ cấp thu hút: Từ 20% đến tối đa bằng 70% tiền lương/tháng đang hiện hưởng (áp dụng đối với giáo viên tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn); Phụ cấp đặc biệt: Từ 30% đến tối đa 100% tiền lương/tháng hiện hưởng (áp dụng đối với giáo viên ở đảo xa đất liền và vùng biên giới),...

Giáo viên mầm non và công việc giảng dạy
Giáo viên mầm non và công việc giảng dạy

Tùy các khoản phụ cấp khác nhau mà công thức tính phụ cấp đó sẽ khác nhau, cụ thể đó là: Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở thì: Mức phụ cấp = Mức lương cơ sở x Hệ số phụ cấp hiện hưởng. Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) thì Mức phụ cấp = (Mức lương + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)) x (Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định). Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.

Ngoài các khoản phụ cấp nêu trên, còn có một số khoản phụ cấp đặc thù khác dành cho giáo viên mầm non như: Phụ cấp đặc thù với giáo viên là nghệ nhân; Phụ cấp với giáo viên công tác lâu năm tại địa bàn đặc biệt khó khăn; Phụ cấp với giáo viên chăm sóc dạy dỗ người khuyết tật.

Chế độ tiền phụ cấp đối với giáo viên mầm non
Chế độ tiền phụ cấp đối với giáo viên mầm non

4. Đối với giáo viên mầm non ở các cơ sở mầm non tư thục và quốc tế

Cách tính lương mà bạn đọc được ở trên là những công thức được áp dụng đối với các viên chức, giáo viên đang giảng dạy tại các trường mầm non công lập. Vậy còn các cơ sở mầm non tư thục, các nhóm trẻ độc lập và trường mầm non quốc tế thì sao? Theo như tìm hiểu của timviec24h.vn thì cách tính lương giáo viên mầm non tại các nhóm, trường tư thục và quốc tế sẽ có khác biệt so với quy định của Nhà nước. Các cơ sở giáo dục này sẽ trả lương cho giáo viên mầm non dựa trên năng lực làm việc và tình hình phát triển của cơ sở giáo dục mầm non đó. Mức lương sẽ giao động với con số cụ thể trong khoảng từ 4,5 đến 9 triệu đồng cho tuỳ từng cô giáo và cơ sở giáo dục trường học khác nhau. Ngoài tiền lương thì các trường mầm non tư thục và mầm non quốc tế cũng sẽ có những mức tiền thưởng và phụ cấp cho giáo viên, nhân viên của mình như tiền thưởng cháu mới, tiền thưởng khi đạt kpi, phụ cấp ăn trưa, gửi xe,... và những phụ cấp khác. Thông qua các phần mềm tính lương mà giáo viên có thể tính ra mức lương của mình.

Đối với giáo viên mầm non ở các cơ sở mầm non tư thục và quốc tế
Đối với giáo viên mầm non ở các cơ sở mầm non tư thục và quốc tế

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách tính lương giáo viên mầm non cho bạn. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết thì bạn đã có thể hình dung cho mình một cách cụ thể về cách tính lương thưởng cho công việc này. Chúng tôi chúc bạn dù đã, đang và sắp trở thành một cô nuôi dạy trẻ thì các bạn sẽ luôn luôn hạnh phúc vì sự lựa chọn theo nghề của mình.

Bước vào thế giới trẻ thơ

Ngày ngày múa hát “a” “ơ” cùng cười

Dù khó khăn có mười mươi

Chúc cô sức khỏe tươi vui suốt đời.

Đăng ngày 14/10/2022, 241 lượt xem