Tâm sự Nghề nghiệp

Các sai lầm khiến bạn mất việc khi làm biên phiên dịch tiếng Anh

Tiếng Anh được coi là tiếng nói chung của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Do đó, nó trở thành một ngôn ngữ khá phổ thông với người Việt Nam. Suy nghĩ cứ giỏi tiếng Anh là sẽ kiếm được nhiều tiền đã được mặc định trong đầu chúng ta, đến cả những người bán hàng ngoài chợ, nơi có nhiều khách du lịch đến tham quan thì cũng cần biết tiếng anh cơ bản để có thể bán hàng tốt hơn. 

Với một người chuyên phiên dịch tiếng Anh, trình độ tiếng anh của họ phải đạt tới mức đọc thông viết thạo để có thể dịch được những văn bản, cuốn sách, tài liệu một cách chuẩn chỉnh, hấp dẫn nhất có thể. Tuy nhiên, để làm được công việc này, họ cũng phải liên tục trau dồi, cải thiện khả năng ngôn ngữ, lối hành văn, linh hoạt trong tư duy để có thể đưa ra các bản phiên dịch phù hợp nhất. 

1. Lỗi dịch nguyên văn văn bản

Đây là lỗi thường gặp với hầu hết các bạn mới vào nghề. Với tâm lý sợ sai lệch chủ ý của người viết hoặc chưa có kinh nghiệm trong việc dịch văn bản sao cho vừa mắt, người biên phiên dịch đã dịch sát theo cấu trúc của tiếng Anh sang tiếng Việt. Các câu sau khi được dịch thì trở nên cứng nhắc, khô khan và không có sự liên kết với nhau trong một đoạn văn. Lỗi tai hại này chẳng khác nào khi chúng ta sử dụng google dịch để dịch chữ vậy. 

Biên phiên dịch tiếng Anh
Biên phiên dịch tiếng Anh

Một số văn bản, nhất là những văn bản liên quan đến tri thức nhân loại được đánh giá là dịch “loạn”. Nó không còn là một tác phẩm tầm cỡ nữa mà trở thành văn bản dừng ở mức “đọc được”. Những cuốn sách ăn khách được dịch ra từ sách nước ngoài cũng nhặt được không ít những “hạt sạn” khổng lồ tới mức “ê ẩm chân răng”. Chắc không ít lần bạn đã được đọc các đoạn dịch khó hiểu, ngớ ngẩn đến mức khó tin của một người phiên dịch viên nào đó. Và nếu không có bản gốc tiếng anh, chắc không thể hiểu nổi người viết đang viết gì. 

Lỗi dịch nguyên văn bài viết
Lỗi dịch nguyên văn bài viết

Trong việc thi cử ở các trường từ cấp trung học đến đại học hoặc các bằng chứng chỉ tiếng anh đều yêu cầu chúng ta phải dịch sát nghĩa để có thể làm bài một cách chuẩn chỉnh nhất. Hầu như trước đó chúng ta không cần phải quá chú trọng đến câu từ sau khi dịch, chỉ cần chúng ta hiểu và làm bài tốt là được. Chính vì thế mà nhiều bạn học rất tốt môn tiếng anh, có số điểm khá cao nhưng khi bắt tay vào làm phiên dịch viên lại không thể làm tốt được. 

Thế nên, bạn hãy trau dồi cho mình khả năng ngôn từ linh hoạt hơn, đọc lại những đoạn văn mình đã dịch xem đã hợp lý chưa, có chỗ nào quá khó hiểu hay không. 

2. Lỗi nói quá, phóng đại

Đây là nỗi thường gặp ở các văn bản tiếng Anh chuyên ngành. Nhiệm vụ của người dịch thuật không phải tạo ra một văn bản hoàn toàn mới mà cần phải dựa trên những thứ sẵn có để dịch sang ngôn ngữ khác. Các khách hàng thuê bạn dịch các văn bản hợp đồng, văn kiện, tài liệu, hẳn họ đã rất tin tưởng bạn để giao cho các văn bản đó. Điều họ muốn nhận lại là các văn bản tiếng Việt được mô tả chính xác câu từ có trong bản tiếng Anh. 

Phiên dịch phóng đại
Phiên dịch phóng đại

Nhiều người cứ nghĩ việc thêm thắp vào các từ ngữ bay bổng, hoa mỹ sẽ làm cho bài viết của mình sinh động, cuốn hút hơn. Nhưng đó chỉ dành cho các tác phẩm văn học, liên quan đến nghệ thuật, xã hội; còn trong lĩnh vực kinh tế thì hoàn toàn không. Cách nói phóng đại sẽ làm cho người đọc hiểu nhầm ý của người gửi văn bản.

Do đó, cần dịch đúng và đủ vào trọng tâm, nhất là các văn bản liên quan đến kinh tế, chỉ cần người đọc có thể hiểu là được. Không nên thêm các từ ngữ rườm rà, rắc rối vào bài viết gây cản trở quá trình truyền đạt thông tin.

3. Lỗi văn phong

Người biên phiên dịch cũng như một người viết văn vậy, nhưng khác ở chỗ người viết văn có thể tự do viết theo ngôn ngữ của mình còn người phiên dịch phải dựa theo nội dung của người khác để lương theo cách viết của họ. 

Văn phong không phù hợp
Văn phong không phù hợp

Người phiên dịch luôn gặp phải tình trạng không hiểu được văn phong của người viết nên họ đành diễn đạt theo văn phong của bản thân mình. Nhất là trong các văn bản liên quan đến nghệ thuật thì lại càng hay gặp tình trạng này. Bởi trong tiếng Anh chỉ có đại từ nhân xưng là I và You nên khi diễn đạt ra tiếng Việt sẽ bị biến đổi thành đa dạng các đại từ nhân xưng khác: tôi, tao, tớ, mình, bạn, mày, cậu,... làm cho người đọc thuận theo cảm xúc người phiên dịch. Rõ trong văn bản tiếng anh, nhân vật xưng hô một cách bình thường nhưng khi vào văn bản tiếng Việt thì có phần thân mật hoặc gay gắt hơn. 

Để giải quyết tình trạng này, người biên phiên dịch không có cách nào khác ngoài việc nỗ lực trau dồi, phải liên tục tìm hiểu, đọc và thử dịch các loại văn bản khác nhau để có thể trình bày văn bản theo đúng theo ngữ điệu, văn phong của tác giả. 

4. Kém trong giao tiếp

Biên phiên dịch không phải chỉ viết viết và viết mà còn phải thực hiện nhiều công việc khác liên quan đến giao tiếp. Việc giao tiếp hiệu quả sẽ giúp những người phiên dịch có nhiều vốn từ hơn trong các văn bản dịch, những từ ngữ thường ngày sẽ giúp họ khá nhiều trong việc dịch văn bản. Giao tiếp với các đồng nghiệp sẽ giúp họ học hỏi được các kinh nghiệm trong việc viết lách làm cho bài viết của mình trở nên linh hoạt hơn, tránh được các lỗi sai. 

Kỹ năng giao tiếp kém
Kỹ năng giao tiếp kém

Đặc biệt, cá nhân người biên phiên dịch thường phải gặp rất nhiều khách hàng. Trong các cuộc trò chuyện sẽ bao gồm sự đàm phán, giải thích những chỗ khách hàng chưa vừa ý, xử lý các tình huống gặp phải và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Kỹ năng giao tiếp sẽ là trợ thủ đắc lực trong các cuộc gặp gỡ với khách hàng. 

Hiện nay, có nhiều văn bản đã bị các độc giả phản đối, ném đá kịch liệt. Sự phản ứng này là một tin đáng mừng cho những người dịch thuật chân chính. Họ làm việc với tinh thần, trách nhiệm, dành nhiều thời gian và tâm huyết để dịch lại các tác phẩm để đời cho Việt Nam. Tuy nhiên, nó cũng gây ra không ít phản ứng trái chiều khi các độc giả đồng loạt có các hành động tẩy chay với các tác phẩm văn học, văn bản dịch thuật từ nước ngoài. Các biên phiên dịch cần trau chuốt hơn trong từng câu từ của mình, không nên vì kinh tế bản thân mà dịch loạn, dịch đuổi, gây ảnh hưởng tới tri thức của cộng đồng. 

Biên phiên dịch chân chính
Biên phiên dịch chân chính

Trên đây là các sai lầm khiến bạn mất việc khi làm biên phiên dịch tiếng Anh. Trong công việc thì không khỏi mắc được những sai lầm, có khi biết trước rồi nhưng vẫn không thể tránh khỏi. Vì thế, nhiệm vụ của chúng ta là không ngừng trau dồi khả năng của bản thân, đọc nhiều sách ở nhiều lĩnh vực, nhiều thể loại khác nhau để hoàn thành công việc tốt hơn, có được những tác phẩm, văn bản chất lượng cho mọi người.

Đăng ngày 06/10/2022, 307 lượt xem