Tin tức tổng hợp

Bát Chánh Đạo là gì? Con đường giải thoát đến miền cực lạc

1. Tìm hiểu về Bát Chánh Đạo

1.1. Bát Chánh Đạo là gì?

Bát Chánh Đạo có liên quan mật thiết đến Đạo đế – một trong số 4 chân lý thuộc về Tứ Diệu đế. Theo bài giảng của Đức Phật tại vườn Lộc Uyển, Đạo đế là con đường giúp Ngài thoát khỏi vận kiếp luân hồi và đến được cõi Niết Bàn. Bát Chánh Đạo chính là con đường cần phải đi qua để chứng ngộ được Đạo đế.

Bát Chánh Đạo có liên quan mật thiết đến Đạo đế
Bát Chánh Đạo có liên quan mật thiết đến Đạo đế

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, trong cuốn “Trái tim của Bụt”, cũng đã đề cập đến Bát Chánh Đạo như một con đường tu tập chính tông có khả năng dẫn lối con người đến với sự giải thoát và an lạc.

Đạo không chỉ dành cho tăng ni, Phật tử, mà đạo dành cho tất cả những người hướng tâm. Đạo gắn liền với mọi cá nhân và không tách rời khỏi cuộc sống trần tục. Đạo không phải là những lý luận, giáo lý xa vời khó hiểu, càng không phải tự nhiên từ trên trời rơi xuống. Đạo nằm ngay trong những khổ đau mà con người đã và đang trải qua. Đạo chính là con đường giải thoát. Con đường ngộ đạo được tìm thấy ngay trong hoàn cảnh đau khổ.

Cũng trong cuốn “Trái tim của Bụt”, thiền sư đề cao vai trò của Bát Chánh Đạo trong quá trình tu tâm dưỡng tính. Vậy Bát Chánh Đạo là gì? Bát Chánh Đạo bao gồm những nội dung giáo lý nào?

Bát Chánh Đạo còn được gọi là Bát Chính Đạo, Bát Thánh Đạo hoặc “āryāstāngika – mārga” trong tiếng Phạn. “Bát” ở đây có nghĩa là “tám”, ý chỉ con đường tu tập được chia là tám chi. Tám chi Bát Chánh Đạo bao gồm: Chánh Kiến, Chánh Niệm, Chánh Định, Chánh Mạng, Chánh Nghiệp, Chánh Ngữ, Chánh Tư Duy và Chánh Tinh Tấn.

Bát Chánh Đạo bao gồm tám chi
Bát Chánh Đạo bao gồm tám chi

Biểu tượng của Bát Chánh Đạo được thể hiện bằng hình một chiếc bánh xe có tám nan hoa đại biểu cho tám chi đạo. Tiếp theo, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về từng chi trong Bát Chánh Đạo nhé!

1.2. Tám chi thuộc Bát Chánh Đạo

1.2.1. Chánh Kiến

Con đường tu tập đầu tiên trong Bát Chánh Đạo là Chánh Kiến. “Chánh” ở đây được cắt nghĩa là “chân chính”, “đúng đắn”. “Kiến” theo âm Hán Việt được hiểu là “nhận thức”. Vậy, “Chánh Kiến” có nghĩa là nhìn nhận mọi sự vật, sự việc theo một góc nhìn toàn diện và đúng đắn. Chánh Kiến đề cao sự sáng suốt, thông tuệ.

Tại sao Chánh Kiến lại được coi là con đường tu tập đầu tiên trong Bát Chánh Đạo?

Đạo vô cùng uyên thâm. Để chứng ngộ được đạo, con người cần phải có nhận thức đúng đắn về thế giới quan và nhân sinh quan. Chánh Kiến liên quan đến cách mà con người nhận thức thế giới xung quanh, liên quan đến nhận thức của con người. Chánh Kiến không chỉ dừng lại ở “biết” mà đòi hỏi con người ta còn phải thực sự “hiểu”. Hơn nữa, không phải chỉ “hiểu” trên lý thuyết mà còn phải “hiểu” thông qua chính những trải nghiệm của bản thân.

Chánh Kiến không chỉ dừng lại ở biết mà còn là hiểu
Chánh Kiến không chỉ dừng lại ở biết mà còn là hiểu

Chánh Kiến cũng mở ra con đường để lý giải Bát Chánh Đạo và lý giải lý luận trong Tứ Diệu đế. Khi có tinh thần thông tuệ, người tu đạo mới hiểu được những căn cơ huyền diệu trong đạo, mới hiểu được như thế nào là khổ, tập, diệt và đạo.

1.2.2. Chánh Tư Duy

Theo như cắt nghĩa ở trên, “Chánh Tư Duy” ám chỉ lối suy nghĩ chân chính, phù hợp với luân thường đạo lý. Chánh Tư Duy đạt được từ Chánh Kiến. Từ việc nhận thức đúng đắn về nhân sinh quan và thế giới quan, ta sẽ có những suy nghĩ đúng đắn về con đường cần phải đi.

Chánh Tư Duy giúp con người ta hiểu được rằng vô minh và tham – sân – si chính là nguồn gốc của những khổ đau trong cuộc sống chính. Xuất phát từ nhận thức đúng đắn đó, ta mới có thể thành tựu trên con đường tu tập và tự giải thoát cho bản thân khỏi những ràng buộc, tham niệm nơi trần tục.

1.2.3. Chánh Ngữ

Chánh Ngữ ở đây biểu hiện cho những lời nói ngay thẳng và chân thật. Chánh Ngữ lên án những lời nói dối trá, những lời miệt thị ác ý, những câu chuyện thêu dệt, những lời nói thô tục…

Lời nói có tác động vô cùng to lớn
Lời nói có tác động vô cùng to lớn

Trong thực tế cuộc sống, lời nói có tác động vô cùng to lớn đến những người xung quanh và chính bản thân người nói. Một lời động viên, khích lệ đúng lúc của thể cứu một mạng người. Nhưng cũng có những lời lẽ chỉ trích lại xui khiến tâm ma quấy nhiễu con người, dẫn tới những cảm xúc và hành động tiêu cực.

Tu tập Chánh Ngữ bao gồm việc ăn nói ngay thẳng, thật thà. Tu tập Chánh Ngữ có nghĩa là không được “khẩu nghiệp”, không được miệt thì hay xúc phạm người khác. Tu tập Chánh Ngữ còn thể hiện ở việc giảng giải lý luận Phật pháp, giúp người khác giác ngộ con đường đúng đắn.

1.2.4. Chánh Nghiệp

Nếu như Chánh Ngữ chú trọng về lời nói thì Chánh Nghiệp lại chú trọng đến hành động. Chánh Nghiệp đề cao những hành động sáng suốt, đường đường chính chính.

Trộm cắp, sát sinh, tà dâm là những đại tội phạm vào Chánh Nghiệp. Người tu Chánh Nghiệp cần thường xuyên làm điều thiện, hành động chính nghĩa, tôn trọng người khác và không làm bất cứ điều gì ảnh hưởng đến lợi ích chân chính của người khác.

1.2.5. Chánh Mạng

Chánh Mạng nói về cuộc sống nơi trần thế. Theo lý luận trên con đường tu tập Chánh Mạng thì chúng sinh đều bình đẳng. Chánh Mạng đề cao lối sống thiện lương, không làm điều gì ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác, không xâm hại đến lợi ích của người khác.

Chúng sinh đều bình đẳng vạn vật ngang hàng
Chúng sinh đều bình đẳng vạn vật ngang hàng

Chánh Mạng không khuyến khích con người ta theo nghiệp đồ tể hay những công việc khác có thể tạo nghiệp xấu như buôn người, buôn bán vũ khí, bán thuốc giả…. Chánh Mạng hướng con người ta đến một lối sống trong sạch, tránh ra mọi “nghiệp” xấu xa.

1.2.6. Chánh Tinh Tấn

“Tinh Tấn” ám chỉ sự chăm chỉ, nỗ lực, siêng năng, cần cù. Chánh Tinh Tấn khuyến khích con người ta theo đuổi đến cùng con đường đúng đắn để gặt hái được quả ngọt.

Chánh Tinh Tấn thể hiện rõ ràng nhất câu nói “Khổ tận cam lai”. Con người cần không ngừng nỗ lực và cố gắng để đạt được mục tiêu mà bản thân kiên trì theo đuổi. Để làm được điều này, Chánh Tinh Tấn khuyên bảo con người ta loại bỏ những thói quen xấu, không ngừng học hỏi trau dồi để đưa ra những quyết định đúng đắn.

1.2.7. Chánh Niệm

“Niệm” có nghĩa là cách suy nghĩ, cách ghi nhớ. “Niệm” ở đâu được phân chia thành “ức niệm” và “quán niệm”. “Ức niệm” là những suy nghĩ về quá khứ, trong khi “quán niệm” chứa đựng thực tại và tương lai.

Chánh Niệm khuyên bảo con người ta tập trung vào thực tại và nhận thức được chính xác hành động của bản thân. Người tu tập Chánh Niệm sẽ rèn luyện tư duy tốt và không để những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến hành động của bản thân.

Rèn luyện tư duy tu tâm dưỡng tính
Rèn luyện tư duy tu tâm dưỡng tính

1.2.8. Chánh Định

“Định” trong “Chánh Định” ám chỉ hoạt động thiền. Chánh Định hướng con người ta đến suy nghĩ và hành động đúng đắn. Chân lý của Chánh Định đó là con người cần suy nghĩ một cách thông suốt, thấu tỏ để tìm ra phương hướng hành động đúng đắn, có lợi cho bản thân và những người xung quanh.

Tâm phải tịnh không được loạn. Tâm loạn dễ dẫn đến những hành động sai trái. Tâm trí mở đường cho hành động.

2. Ứng dụng Bát Chánh Đạo trong suy nghĩa và hành động

Vạn vật trên thế gian này đều tồn tại vì một nguyên nhân nào đó. Mọi sự việc đều có hai mặt song song. Mọi sự vật đều thay đổi, không có gì là trường tồn mãi mãi. Quy luật cuộc sống luôn tồn tại nhân quả và nghiệp báo. Tất cả mọi sự việc đều do một chữ “duyên”. Vạn pháp vô ngã vô thường. Vạn vật hữu duyên.

Tham – Sân – Si là nguồn gốc của mọi tội lỗi và sự độc ác. Con người cần giữ cho tâm mình trong sạch, trong lòng không còn hình bóng tội ác. Không được phép khởi sinh Tham – Sân – Si. Con người cần phải sống một cuộc đời trong sạch, như dòng suối tươi mát giúp cho mọi người xung quanh cũng được hưởng phước báo.

Như vậy, qua những chia sẻ trong bài viết chắc hẳn bạn đã thấy hiểu được Bát Chánh Đạo là gì. Con đường Bát Chánh Đạo bao gồm tám chi có mối quan hệ chẽ và hỗ trợ lẫn nhau. Tám chi này có thể được tu tập song song. Theo giáo lý Phật pháp, việc thờ cúng, sùng bái tín ngưỡng hay những nghi lễ phức tạp không phải là sai trái, tuy nhiên đây chưa phải là con đường tu tập đúng đắn. Bát Chánh Đạo mới là con đường chân chính giúp con người ta được giải thoát và tìm đến được miền cực lạc.

Đăng ngày 18/02/2023, 118 lượt xem