Tin tức tổng hợp

Bản ngã nghĩa là gì? Cách để khiến bản thân trở nên tốt hơn

1. Tìm hiểu về bản ngã nghĩa là gì?

Có một sự thật rằng con người chúng ta luôn bị chi phối bởi sự phát triển và xoay vần của các yếu tố ngoại cảnh. Dù ta là ai thì chắc hẳn cũng ít nhất một lần đi tìm bản ngã hay tìm cách vượt qua nó để định hướng tính cách của bản thân mình. Để nắm được một cách trọn vẹn và chính xác về bản ngã, người ta thường xét thuật ngữ này trên nhiều phạm trù khác nhau như tâm học, phật giáo, hay triết học....

Tìm hiểu về khái niệm bản ngã
Tìm hiểu về khái niệm bản ngã là gì

1.1.  Khái niệm bản ngã là gì?

Trước hết, theo triết học bản ngã là cái tôi ý thức nhắm đến sự phân biệt tôi (bản thân mỗi cá thể) với những cá nhân khác. Mặt khác, theo phân tâm học, bản ngã được định nghĩa là những điều được hình thành từ khi con người mới chào đời, tiếp tục lớn lên, phát triển và mở rộng không ngừng qua quá trình tiếp xúc và học hỏi với thế giới bên ngoài. Không chỉ vậy, bản ngã còn là sợi dây trung gian, liên kết những ham muốn được hình thành trong vô thức của con người và các tiêu chuẩn nhân cách được xã hội đặt ra. 

Theo phật giáo, bản ngã lại được hiểu chính là tôi tồn tại trong bản thân của mỗi con người. Quan niệm phật giáo cho rằng: tôi là hạt nhân nghiệp lực, nó được kết tinh từ các hành động của những bộ phận khác nhau như: miệng, mắt, mũi, thân…Cái tôi cá nhân luôn được tồn tại trong một thể tính trường tồn và đồng thời cũng hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: tụ tán hay sinh tử.

Bản ngã trong quan niệm của đạo Phật
Bản ngã trong quan niệm của đạo Phật

Từ những khái niệm trên, ta hiểu rằng bản ngã là niềm tin, quan niệm rằng bản thân là một cá thể hoàn toàn độc lập, riêng biệt với phần còn lại của thế giới, bản thân sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi cũng như thực hiện các bổn phận, nghĩa vụ của cá nhân mình trong xã hội. Bởi một khi cái tôi quá lớn sẽ dẫn đến những sai lầm, gây nên hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc đời của mỗi người và thậm chí là những người xung quanh, do đó, cái tôi cá nhân, hay được hiểu là sự tự do của mỗi người cần nằm trong một giới hạn hay khuôn khổ nào đó. 

1.2. Phân biệt bản ngã và bản chất

Nhiều người hiện nay vẫn thường nhầm lẫn giữa bản ngã và bản chất. Từ những phân tích đã đề cập ở trên ta có thể hiểu, bản ngã là cái tôi cá nhân của mỗi người. Trong khi đó, bản chất lại là những đặc trưng của con người. Trong từng hoàn cảnh của cuộc sống, khi bản ngã vùng lên kiểm soát con người thì đồng nghĩa với việc bản chất cũng sẽ bị nó kiểm soát và thể hiện ra một cách mãnh liệt. Do đó mặc dù hai khái niệm có sự liên quan không hề nhỏ nhưng chúng hoàn toàn khác nhau, không thể đánh đồng là một. Quan sát trong suốt quá trình hình thành của một con người. Từ khi được sinh ra bạn đã tiếp xúc và chịu tác động từ rất nhiều yếu tố xung quanh: gia đình, môi trường xã hội, tự nhiên…Và khi lớn lên bạn sẽ thường được những người thân hoặc bạn bè của mình kể về tính cách của bạn thông qua những câu chuyện hồi nhỏ. Phần lớn, bạn sẽ coi đó chính là bản chất có sẵn của mình.

Còn về bản ngã thì sao? Sau khi trưởng thành và đã có nhiều trải nghiệm, những mối quan hệ, những hoàn cảnh và tình huống bạn gặp phải sẽ giúp bạn hình thành nên cái tôi. Và cái tôi của bạn cũng sẽ phụ thuộc phần lớn vào chính bản thân bạn, cách bạn đối diện với từng vấn đề trong cuộc sống. Một người có cái tôi lớn hay không, hãy quan sát vào cách họ làm việc, suy nghĩ, cách họ truyền đạt suy nghĩ ấy cho người khác và cách họ giải quyết vấn đề. Bản ngã sẽ luôn tồn tại song hành cùng con người và luôn tác động trực tiếp đến ý chí và mọi hành động của mỗi cá nhân.

Cách phân biệt bản ngã và bản chất như thế nào
Cách phân biệt bản ngã và bản chất như thế nào

2. Bản ngã tác động đến cuộc sống của mỗi người như thế nào?

2.1. Khi một cái tôi quá lớn làm ảnh hưởng đến tính cách

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cái tôi sẽ chịu trách nhiệm phần lớn cho nhiều đặc điểm tiêu cực của con người, ví dụ như: , thượng đẳng, chỉ trích và phán xét người khác; thao túng; thay đổi cảm xúc đột ngột; thường xuyên cảm thấy sợ hãi, bất hợp tác; thường xuyên cảm thấy bực bội và phát điên với mọi thứ xung quanh,…Tất cả những biểu hiện tính cách và hành động tiêu cực như vậy đều gây ra những hậu quả nghiêm trọng với cuộc sống cá nhân, thậm chí có còn khiến bản thân những người có cái tôi quá lớn trở nên khốn khổ, khiến họ có xu hướng tìm đến tệ nạn để giải tỏa như thuốc lá, rượu bia, chất kích thích,...

2.2. Mất kiểm soát vì cái tôi quá lớn

Những cá nhân với cái tôi quá lớn sẽ luôn tìm cách đổ lỗi cho người khác hoặc luôn luôn phản ứng tiêu cực với bất cứ điều gì ngoài ý muốn xảy ra. Họ luôn luôn cố chấp để bảo vệ cho quan điểm của mình và luôn tự thuyết phục bản thân tin rằng sẽ không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào của chính mình.

Các nghiên cứu phổ biến cho biết cái tôi quá lớn sẽ liên tục tìm mọi cách thao túng và kiểm soát ý chí con người khỏi mọi lý lẽ để đạt được những điều mình muốn. Hơn thế nữa, những người có cái tôi quá lớn cũng sẽ không bao giờ chịu đồng cảm với những người đang bị ảnh hưởng trực tiếp bởi họ.

Tác động của bản ngã trong con người
Tác động của bản ngã trong con người

3. Cách kiểm soát bản ngã của chính mình

Vậy làm sao để có được nhận thức đúng đắn về bản ngã và vượt qua cái tôi quá lớn? 

3.1. hãy chấp nhận thử thách, chấp nhận sự thật

Trước hết, hãy chấp nhận sự thật, chấp nhận thử thách. Đây là cách giúp bạn học được cách kiềm chế và kiểm soát bản thân rất tốt. Hãy luôn chấp nhận rằng những chông chênh, khó khăn là điều chẳng thể tránh khỏi trong cuộc sống. Do đó, mỗi người cần phải tìm cách vượt qua nó bằng hết tất cả sức lực mà mình có. Bởi thời gian sẽ vẫn cứ trôi, nếu ta dũng cảm và kiên cường đối mặt thì sau này khi nhìn lại, chúng ta mới không hối tiếc về những điều đã xảy ra hay những điều còn chưa dám thực hiện trong quá khứ. Ta chẳng thể nào chắc chắn về một kết thúc viên mãn, song, có một điều hiển nhiên rằng,  nếu không chấp nhận thử thách thì sẽ hoàn toàn không có chữ “có thể”, và đó chính là thất bại. Ngưng đổ lỗi cho số phận, thay vào đó hãy vượt lên bản ngã của bản thân mình. Số phận luôn nằm trong lòng bàn tay của chính mình.  “Số mình nó thế”, “số mình khổ, số mình đen đủi”, “tất cả là do số phận”,... những câu nói ấy chính là biểu hiện của những kẻ hèn nhát và yếu đuối. Chẳng có số phận nào được vạch sẵn ngay từ khi mới sinh ra. Do đó, hãy vượt qua bản ngã bằng cách cố gắng thật nhiều bằng cách tìm động lực thông qua việc học tập, rèn luyện mỗi ngày để tạo ra số phận của riêng theo mong ước và ý nguyện của bản thân.

Kiểm soát cái tôi như thế nào
Kiểm soát cái tôi như thế nào

3.2. Ngừng so sánh bản thân với những thứ xung quanh

Việc đem bản thân hay thành quả của mình ra so sánh với bất kỳ ai hay thành quả của họ không đem lại kết quả gì khác ngoài khiến bản ngã càng lớn thêm. Nhận thức về giá trị bản thân bị ảnh hưởng bởi việc so sánh sẽ hướng bạn đến hai luồng suy nghĩ: ảo tưởng mình giỏi hơn hoặc chìm đắm trong sự tự ti và mặc cảm vì  không thể vượt qua được người ta. Để vượt qua cái tôi quá lớn, việc tập trung vào hiện tại cũng là một điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Hãy tập cách sống buông bỏ quá khứ, những gì trong quá khứ hãy để nó qua, còn tương lai chưa đến thì đừng nên mơ mộng hay ảo tưởng. Thay vào đó, hãy chỉ tập trung sống cho hiện tại, biết trân quý những gì mình đang có và tận hưởng từng giây phút được sống, được là chính mình. Nếu cứ mãi mơ mộng về tương lai và cố chấp với quá khứ thì sẽ chỉ khiến bản thân buông bỏ hiện tại, cũng như phí hoài thời gian, công sức để phát triển bản thân.

Làm sao để chiến thắng cái tôi quá lớn
Làm sao để chiến thắng cái tôi quá lớn

Bài viết trên đã giúp bạn gỡ bỏ những khúc mắc về ý nghĩa của bản ngã nghĩa là gì đối với mỗi cá nhân con người chưa nhỉ. Hi vọng qua những thông tin trên bạn đã tích lũy thêm cho mình nhiều điều bổ ích.

Đăng ngày 06/10/2022, 345 lượt xem