Tâm sự Nghề nghiệp

Truyện kinh dị: nghề sản phụ và những điều cần suy ngẫm

“Hãy nín nín đi con hãy ngủ ngủ đi con

con hời mà con hỡi con hỡi con hời hỡi con.” ….

Tiếng hát ru con rền vang phía cuối hành lang bệnh viện vang lên giữa đêm khuya thanh vắng khiến người ta nghe mà cảm thấy rùng mình. Tuấn bước ra từ phòng trực khoa sản bệnh viện ngáp dài một tiếng uể oải:

- Ai hát ru đấy? – Tuấn hỏi

Phương – nữ hộ sinh trực cùng anh tối hôm đó khẽ trả lời:

- Chị Đào, nhân viên vệ sinh. Rõ khổ, lấy chồng sớm làm gì, chồng phụ bạc nuôi con một mình lại không công ăn việc làm ổn định xin vào làm nhân viên vệ sinh. Chiều chiều chị ấy lại vào đây dọn rác thải bệnh viện, rồi tranh thủ nhặt ít sắt vụn đen bán. Nhưng mấy hôm nay con sốt, phải tranh thủ lúc nó ngủ để nhặt lúc nửa đêm. Haizzz …

Câu chuyện của phương kết thúc cũng là lúc chị Đào đẩy nhẹ cái xe đẩy chở đầy rác thải bệnh viện đi qua, mùi thuốc, mùi máu tanh xộc lên tưởng chừng như chỉ cần nó lướt qua người ta có thể sẵn sàng nôn vì cái mùi hôi tanh kỳ dị đó. Ấy thế mà đứa trẻ trên lưng chị vẫn ngủ ngon, khẽ mỉm cười có lẽ đang chìm vào giấc mơ thần tiên nào đó, vậy mới thấy bờ vai của người mẹ ấm êm, an lành biết nhường nào.

- Hôm nay có ca chờ đẻ nào không? – Tuấn hỏi

- Có hai ca, nhưng nằm từ tối đến giờ mới mở được 5 phân. Kêu gào ghê lắm. gia đình cứ đòi mổ nhưng bác sĩ không cho vì mẹ vẫn đẻ thường được. Mà thanh niên bây giờ hay thật, cứ hễ đau tí là đòi đẻ mổ mà để mổ thì có tốt gì đâu.

Tuấn và Phương đang dở câu chuyện của mình thì tiếng xe cấp cứu tới, tiếng người nhà kêu thất thanh “Mổ … mổ thôi … Bác sĩ ơi mổ cho vợ tôi …”

1. Trăng đêm nay sáng quá!

Trăng đêm nay sáng quá!
Trăng đêm nay sáng quá!

Bước rảo hoánh từ phòng bác sĩ, Mạnh khoác vội chiếc áo Blu của mình đi nhanh về phía phòng sinh của bệnh viện phụ sản, đi bên cạnh anh là Tuấn:

- Tình trạng bệnh nhân?

- Cổ tử cung mở 6,4 cm nhưng có hiện tượng xuất huyết nhẹ. Gia đình đề nghị mổ …

- Lại mổ. Bảo bao nhiêu lần rồi, mấy anh chị không biết đường tư vấn cho gia đình bệnh nhân à. Mở gần 7cm rồi còn đòi mổ. Mổ mổ mổ, đau tí là đòi mổ.

Mạnh là bác sĩ khoa sản đã gần chục năm, đã đỡ đẻ và cứu sống không biết bao nhiêu cặp mẹ con trong trường hợp nguy hiểm, anh cũng được biết là bác sĩ giỏi nhất khoa lúc bấy giờ. Trước mỗi kíp đẻ, mổ nguy hiểm anh thường tự tay cứu chữa nhiệt tình cho bệnh nhân. Và hôm nay cũng vậy. Bóng hai người đàn ông đi nhanh, vội vàng gấp gáp băng qua các hành lang bệnh viện để tới phòng sinh.

“Cậu đến trước đi, tôi hút hơi thuốc cho hết ngái ngủ đã” – Mạnh nói. Mặc kệ vẻ mặt ái ngại của Tuấn, mạnh khẽ rút điếu thuốc đứng trước khoảng hiên vắng quen thuộc của mình hút hơi thuốc trước khi bắt đầu vào ca đẻ. Đây vẫn là thói quen thường nhật của anh, mỗi khi bắt đầu một ca xử lý quan trọng, hay đứng trước những linh cảm không tốt của mình anh thường hút điếu thuốc lấy lại tỉnh táo trước khi làm việc. Biết rằng bệnh viện cấm hút thuốc, anh chọn riêng cho mình một góc tối, dưới bên cạnh gốc đa cổ thụ, tỏa bóng xuề xòa của bệnh viện hút điếu thuốc trước khi bắt đầu.

Trăng hôm nay sáng quá, không phải rằm cũng chẳng phải đêm 16 mà trăng sáng một cách lạ thường, sáng đến độ mà người ta có thể dễ dàng nhìn rõ mặt của người đối diện cách đấy vài mét mà không cần bất cứ ánh đèn nào cả. Khoa phụ sản của bệnh viện này có thiết kế rất đặc biệt, giữa các tòa nhà được nối với nhau là khoảng sân rộng hình chữ nhật, ở giữa trồng một cây đa cổ thụ đã được khoảng năm mươi năm, nơi đây ban ngày nhiều người qua lại hay ngồi nghỉ ngơi nhưng ban đêm thì tuyệt nhiên không ai dám đi qua. Vì họ cho rằng “cây gạo có ma, cây đa có quỷ”, những bóng đèn xung quanh, các camera cứ dứ dìu dắt nhau mà ra đi, cũng không biết do ma quỷ gì hay do “ma người” ăn trộm làm ra. Bởi cái đặc điểm ấy mà khoảng sân nơi Mạnh đang đứng đã trở thành chỗ “quen thuộc” của anh mỗi khi căng thẳng.

Hút vội điếu thuốc, nhả làn khói khẽ bay mờ mờ trong đêm, anh đăm chiêu định hình những phương án nguy hiểm có thể xảy ra. “À ơi may áo cho con, từng mũi kim mẹ vá, mẹ vá …” bỗng đâu tiếng hát ru con vang lên làm anh giật mình quảnh đầu qua lại xem. Thì ra phía sân đối diện có bóng người, cô ấy lướt qua, Mạnh giật mình thốt lên “Ai đó? … Ai đó?”. Bóng đen không trả lời bước vội về hành lang phía xa. Mạnh buột miệng “Đồ điên! Định dọa ai thế không biết. Mất cả hứng”. Bỏ điếu thuốc, và đi vội trên nền gạch, Mạnh bước vội đến phòng sinh nơi có ca cấp cứu đang chờ anh.

2. Ca cấp cứu sinh lúc 00h … Đẻ thường hay đẻ mổ?

Ca cấp cứu sinh lúc 00h … Đẻ thường hay đẻ mổ?
Ca cấp cứu sinh lúc 00h … Đẻ thường hay đẻ mổ?

- Mở bao nhiêu rồi?

- 8 cm

- Huyết áp bao nhiêu?

- 154/109 Huyết áp trung bình

- Sản phụ chuyển dạ tích cực. Chuyển bàn sinh

Mạnh hô to, cùng lúc các bác sĩ hộ sinh đẩy người phụ nữ ấy vào phòng đẻ. Mạnh chuẩn bị bước vào thì người nhà bệnh nhân núi tay lại: “Cho vợ em mổ, vợ em yếu lắm”

- Sản phụ đang chuyển dạ tích cực, sao phải mổ?

Nói xong Mạnh nhanh chân bước vào phòng sinh, trước mặt anh bây giờ là người phụ nữ đang chuẩn bị bước lên thiên chức làm mẹ đang kêu gào vì đau. Anh nắm đôi tay sản phụ khẽ nói “cố lên!”.

Sản phụ chuyển dạ bình thường cho đến khi tử cung mở 9 cm thì bất chợt xuất huyết nặng đến với cô.

- Huyết áp bao nhiêu? – Mạnh hỏi

- 164/110, huyết áp tăng nặng, máu ra nhiều không thể ngừng. – Tuấn trả lời

- Tử cung bao nhiêu 9cm, nhưng không có hiện tượng tiếp tục tăng.

- Mổ được không?

- Không.

- Tại sao ạ?

- Cậu đọc hồ sơ bệnh nhân chưa? Bệnh nhân nhóm máu Rh (-) thêm nữa lại có thể chất vô cùng đặc thù, không phản ứng với thuốc gây tê chỉ có thể chọn mổ sống lấy thai nhi ra và chấp nhận hi sinh người mẹ. Hai là tiêm thuốc gây mê, đợi thuốc phát huy tác dụng thì đứa bé đã bị ngạt thở hoặc sốc vì quá liều, nhưng có như vậy mới hy vọng người mẹ được cứu sống.

- Hãy cứu lấy con tôi – Sản phụ đưa bàn tay yếu ớt của mình nắm lấy tay mạnh thều thào nói.

- Chị yên tâm! Thở đều nhé! … 1…2…3… dặn …

Tiếng hô đều của Mạnh và những bác sĩ hộ sinh khác cùng nỗ lực của người mẹ, tử cung dần mở, đầu đứa bé dần dần nhô ra. Bác sĩ lấy tay đỡ, dưới chân máu vẫn không ngừng chảy, nước ối vẩn đục đã ộc ra, tiếng hét kinh người vang lên khiến cả khoa sản như bừng tỉnh, mấy sản phủ đang nằm phòng chờ sinh cũng giật mình hoảng sợ. Tiếng hét ấy cứ đều …  cứ đều …  cứ đều … rồi bất chợt im lặng.

- Sản phụ ngất rồi. Tử cung không thể mở tiếp đứa bé mới nhô đầu ra bị kẹt, thiếu ô xi … chết rồi. – Nữ hộ sinh run sợ khi nói với Mạnh.

- Chuẩn bị thuốc gây mê để mổ cứu người mẹ.

- Còn đứa trẻ thì sao?

- Chết rồi …  Cắt đi …

- Cắt đi …

- Ừ cắt đầu đi. Để như thế này bà mẽ sẽ tiếp tục xuất huyết đến chết trước khi mổ … Nhanh tay lên … - Mạnh quát lớn.

Mấy y tá hộ sinh run rẩy, đùn đẩy nhau hành động quá đỗi tàn nhẫn ngay lúc này. “Nhanh lên …" Mạnh tiếp tục quán lớn. Một cô y tá mạnh mẽ nhắm mắt đưa cây kéo y tế của mình thường ngày chỉ dùng cắt dây rốn mỗi khi đứa bé nào đó được sinh ra thì nay nó được dùng cắt cụt đầu đứa trẻ tưởng chừng chỉ vài phút nữa thôi nó đã được sống dưới hình hài một người hoàn chỉnh. Cái đầu rơi xuống, lăn như một quả bóng trên sàn nhà mấy cô y tá sợ hãi đứng đờ người. Ngoài phòng mổ, tiếng người nhà bệnh nhân gào khóc vang trời, thảm thiết, tuyệt vọng …

3. “À ơi may áo cho con, từng mũi kim mẹ vá, mẹ vá …”

Dưới ánh đèn huỳnh quang màu nhạt, sản phụ nằm bất động, không gian vừa não nề, vừa gấp rút, vừa tuyệt vọng vừa tang thương đang diễn ra. Máu vẫn không ngừng chảy, cái đầu vẫn nhắm mắt nằm bất động nơi góc tưởng và nửa thân còn lại của nó vẫn trong bụng người sản phụ. Con dao phẫu thuật nhanh chóng được đưa xuống bụng dưới, lớp da, lớp mỡ, lớp niêm mạc, rồi tử cung … Người sản phụ ấy nằm bất động, từng giọt nước mắt cô lăn dài … lăn dài … lăn dài … xuống hai má nóng hổi. Cuối cùng, phần còn lại của đứa trẻ cũng được lấy ra, tính mạng sản phụ được cứu trước khi mất máu quá nhiều.

- Khâu nó lại đi

- Dạ ??? – Tuấn ngơ ngác trả lời

- Khâu cái đầu lại thân đi. Số phận đã bắt nó chết khắc khoải như vậy thì cũng nên khâu lại để cái xác được lành lặn còn đi đầu thai kiếp khác, chứ để thế nó thành ma không đầu mất. Khâu tử tế vào, không tí lũ chuột chạy nhảy nó lại long ra.

Sản phụ được chuyển sang phòng nghỉ ngơi, Mạnh cũng cởi bộ đồng phục phòng mổ của mình ra, rửa tay, … bước vội về phòng. Bây giờ đã 2h40 phút, anh định chợp mắt một chút để sáng mai tiếp tục làm việc. Đấy là ý định thôi, những suy nghĩ, những trằn trọc, cảm giác hối hận, rồi một chút lưỡng lự không biết nếu mổ ngay từ đầu liệu có cứu sống cả mẹ và con? Liệu quyết định của mình có đúng? Liệu mình có quá bảo thủ? Rồi ngày mai mình sẽ phải đối mặt với gia đình sản phụ ra sao? … Những tâm tư cứ liên tục, liên tục xuất hiện trong đầu Mạnh.

“À ơi may áo cho con, từng mũi kim mẹ vá, mẹ vá …”
“À ơi may áo cho con, từng mũi kim mẹ vá, mẹ vá …”

Về phần Tuấn, anh khâu vội chiếc đầu đứa trẻ rồi bế nó sang nhà xác bệnh viện. Đoạn đường từ phòng sinh sang nhà xác thường ngày anh vẫn đi lại ấy thế mà nay nó dài đến lạ, không gian hiu quạnh, một cảm giác rùng mình gai góc hiện lên. Phải can đảm lắm người ta mới dám đi hết đoạn đường đấy. Đến cổng nhà xác, anh giao vội cái xác cho chú Thịnh – bảo vệ nhà xác:

- Sao lại chết – Chú Thịnh hỏi.

- Ngạt thở và … cụt đầu ạ.

Chú Thịnh khẽ lật cái khăn trắng ra và rùng mình kinh hãi. Chú bế vội đứa trẻ xấu số đó vào nhà xác. Nơi mấy con chuột đang thi nhau chạy nhảy vui đùa trên mấy các xác người.

- Nam mô a di đà phật. Thiện tai, thiện tai … - Chú Thịnh khẽ lẩm bẩm và đặt cái xác xuống, phủ khăn kín mặt bước ra khỏi cửa. “Oe, oe, oe, …” tiếng khóc vang lên, chú Thịnh hoảng hốt nhìn quay lại, chính là đứa trẻ cụt đầu lúc nãy, nó … nó đang nằm trên bàn, dãy dụa cất tiếng khóc chào đời. Cất lên âm thanh của sự sống, cất tiếng tiếng khóc mà chỉ 1 tiếng trước đây nó đã không còn cơ hội. Tiếng khóc vang lên dữ dội, nó khóc, khóc như chưa bao giờ được khóc chân nó dãy dụa tấm khăn trắng rơi ra. Lúc này, trước mặt chú Thịnh không còn là cái xác cụt đầu được may tạm bợ lúc nãy mà là một đứa trẻ, một đứa trẻ bình thường, hoàn chỉnh, khỏe mạnh đang khóc, đang dãy dụa, đang thèm khát sống.

- Sống … sống lại rồi … - Chú Thịnh chạy theo hốt hoảng gọi Tuấn

- Cái gì sống?

- Cái xác cụt đầu, đứa trẻ sống lại rồi.

Tuấn tròn mắt ngạc nhiên, anh và chú Thịnh nhanh chân quay trở lại nhà xác và quả thực trên bàn lúc này chính là đứa bé lúc nãy nó đang khóc, đang khóc rất mãnh liệt.

- Có lẽ nào là kỳ tích đã xảy ra …

Tuấn ôm vội đứa trẻ quay lại phòng mổ lúc nãy.

- Cái gì đấy – Phương hỏi.

- Đứa trẻ lúc nãy, nó sống lại rồi. Trông cửa nhá, anh đi gọi bác sĩ Mạnh.

Khoảng 5 phút sau, bác sĩ Mạnh xuất hiện cùng Tuấn nhanh chân bước vào phòng mổ. Đứa bé lúc nãy không còn ở đấy nữa, thay vào đó là bàn tay đang cứng đờ chắc là do tai nạn của một người đàn ông nào đó. Mạnh vào Tuấn bước vội về phía nhà xác kiểm tra. Cái xác cũng không còn trong nhà xác. Vậy nó đi đâu? Hai người chạy đi khắp nơi tìm kiếm.

3 giờ sáng, phía xa xa, dưới ánh trăng sáng tròn vành vạnh, bên cạnh gốc đa chốn “quen thuộc” của Mạnh, bóng một người đàn bà đang đưa tay khâu từng miếng thịt trên cổ đứa trẻ lại khẽ ơi à:

“Hãy nín nín đi con hãy ngủ ngủ đi con

Con hời mà con hỡi con hỡi con hời hỡi con

Từng mũi kim mẹ vá, mẹ vá, mẹ vá, …”

------------------------------------------------------------------------------------------------

Mỗi công việc đều có những khó khăn, những góc khuất nghề nghiệp khác nhau đồng thời nó cũng được diễn tả qua nhiều ngòi bút với xúc cảm, trí tưởng tượng khác nhau. Mỗi người đều có những quyết định, những lựa chọn trong nghề nghiệp cũng như trong quá trình làm nghề cho mình. Vậy theo bạn, nếu như lựa chọn khác liệu Mạnh có cứu được cả người mẹ và đứa bé hay không?

Đăng ngày 06/10/2022, 265 lượt xem