Kỹ năng đàm phán lương

Đàm phán lương và những cách đàm phán lương hiệu quả nhất

Do đàm phán lương là phần quan trọng để quyết định rằng bạn có được tuyển dụng hay không thì chắc hẳn bạn cũng cần một chút mẹo và chiến thuật để có được những kỹ năng đàm phán lương cần thiết.  Và có thể coi đây chính là một nghệ thuật đàm phán lương giúp cho bạn có được việc làm và mức lương như mơ ước. Vì thế chúng ta hãy cùng nhau tìm kiếm những thông tin bổ ích nhất về đàm phán lương khi phỏng vấn và những cách deal lương hiệu quả.

Deal lương là gì?

Dựa vào tra cứu từ điển tiếng Anh thì Deal có nghĩa là thương lượng, thỏa thuận. Vì thế mà deal lương có nghĩa là sự thỏa thuận và thương lượng lương giữa hai bên: nhà tuyển dụng và người ứng viên ngay trong buổi tuyển dụng việc làm. Bởi vì khi tham gia phỏng vấn, việc đưa ra một mức lương từ nhà tuyển dụng và sự chấp thuận hay không đối với mức lương đó của ứng viên đôi khi không trùng khớp với nhau. Khi mức lương được đưa ra không như mong muốn của ứng viên hoặc mức lương ứng viên dưa ra không phù hợp với vị trí ứng tuyển thì  cả đôi bên cần phải được trao đổi và thương lượng lại lương.  Sự thương lượng này xuất phát từ sự không phù hợp.

Đàm phán lương

Tuy nhiên, cả hai cùng nhau deal lương dựa trên tinh thần bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Bất cứ ứng viên nào cũng mong muốn có được một mức lương phù hợp, tốt hơn nữa là một mức lương cao hơn.  Trong khi nhà tuyển dụng thì luôn luôn mong muốn “giảm” đi mức lương trả cho người lao động.  Vậy để có thể thành công với lý lẽ của mình thì đương nhiên, các ứng viên cần phải có cách deal lương thật sự hiệu quả ngay khi được hỏi về mức lương mong muốn.  Vậy thì làm sao để biết cách deal lương như thế nào và có được cách thương lượng mức lương khi phỏng vấn thì chúng ta cần phải nắm được những kinh nghiệm đàm phán lương.

Học ngay những cách thương lượng lương hiệu quả

Không phải lúc nào chúng ta deal lương cũng thành công. Vẫn sẽ có những thất bại xảy ra thật đáng tiếc khi mà chúng ta đã thực hiện quá xuất sắc các vòng phỏng vấn trước đó nhưng lại fall ở vòng đàm phán lương. Lý do đôi khi không đến từ việc ứng viên đòi hỏi quá cao so với mức có thể đáp ứng của công ty hoặc năng lực của chính ứng viên đó. Nguyên nhân phần lớn tới từ việc bạn chưa biết cách thỏa thuận lương khi phỏng vấn. Vậy thì đã đến lúc bạn tỏa sáng toàn diện rồi đây. Một vài bí quyết  để đối mặt với câu hỏi mức lương mong muốn sẽ được bật mí.

Thực hành trước từ ở nhà

Khi chúng ta biết rõ nhà tuyển dụng sẽ đề cập tới mức lương trong buổi phỏng vấn thì việc “tập dượt” từ trước để đối phó với vấn đề đó là điều hết sức cần thiết. Khi tham gia phỏng vấn, sự tự tin luôn mang đến cho chúng ta những cảm xúc tuyệt vời để bạn vượt qua vòng phỏng vấn một cách xuất sắc. Và đương nhiên chúng ta vẫn cần tới sự tự tin khi bước vào vòng phỏng vấn đàm phán lương.

Việc tập luyện trước ở nhà với vòng này sẽ mang đến cho bạn sự tự tin cần thiết để đối mặt với những câu hỏi về lương. Cách để bạn rèn luyện trước từ ở nhà để có thể đàm phán lương hiệu quả chính là việc soạn ra chi tiết những thành tích nổi bật,  kỹ năng quan trọng, điểm mạnh và chuẩn kiến thức. Luyện nói về chúng một cách thoải mái, trôi chảy. Hãy nói những điều này trước gương để tạo thêm sự tự tin cho mình.

Tìm hiểu trước mức lương cơ bản của công ty

Khi tìm kiếm việc làm, tâm lý chung của mỗi người lao động đều hướng tới việc tìm một việc ohuf hợp và có một mức lương như mong muốn. Vì thế, khi tìm kiếm việc làm, ứng viên có thể tìm hiểu thật kỹ trước về mức lương của công ty. Nó sẽ được đề cập tới ngay trong thông tin tuyển dụng.  Dựa vào đó để bạn nhận biết khả năng nhà tuyển dụng sẽ trả lương cho bạn khoảng bao nhiêu. Từ đó, khi tham gia vào các buổi phỏng vấn thì bạn hoàn toàn có thể đưa ra những con số hợp lý mà không dễ gì bị từ chối.

Đàm phán lương

Hãy thương lượng mức lương vào cuối buổi phỏng vấn

Đi xin việc, ứng viên nào cũng muốn nhà tuyển dụng đề cập tới mức lương.  Và thông thường, nhà  tuyển dụng sẽ đề cập tới mức lương để cân đo sự phù hợp cuối cùng của bạn trong bảng tiêu chí đánh giá. Thế nhưng vẫn còn đó một số ít trường hợp nhà tuyển dụng không hề đề cập tới mức lương trong buổi phỏng vấn. Chắc chắn khi rơi vào trường hợp này ai cũng đắn đo rằng có nên hỏi lương khi phỏng vấn hay không? Liệu có nên thể hiện mức lương mong muốn trong cv?

Bạn có thể làm điều đó, vì nó là một cách đàm phán lương hiệu quả nhưng nó đòi hỏi tới sự khéo léo. Và thời điểm cuối buổi phỏng vấn là thời điểm thích hợp để bạn khéo léo gợi nhắc tới mức lương, buộc nhà tuyển dụng phải cho bạn biết mức lương mong muốn khi phỏng vấn cảu bạn có được chấp thuận hay không.

6 cụm từ giúp bạn đàm phán lương hiệu quả nhất thiết không thể bỏ qua

Không cần phải nói nhiều, chúng ta ai cũng biết lương thưởng trong công việc có một tầm quan trọng lớn như thế nào trong cuộc sống mỗi người.Vì thế, khi tham gia phỏng vấn, đàm phán lương đã trở thành một nhiệm vụ cần thiết không thể thiếu.  Đàm phán lương hiệu quả  không phải ai cũng làm được, nhất là với những người “không có tài ăn nói” thì đây chính là một thử thách lớn. Nhưng xét về bản chất, tài ăn nói cũng chỉ đóng góp một phần giúp bạn đàm phán lương hiệu quả mà thôi. Quan trọng là bạn phải có óc suy luận logic và một khả năng nhìn nhận, phân tích tình huống  để tìm ra những ngôn từ “trọng tâm” có thể đánh trúng tâm lý của nhà tuyên dụng.

Đàm phán lương

Bên cạnh rất nhiều yếu tố giúp bạn đàm phán lương hiệu quả thì bài viết này sẽ chỉ cho bạn bí quyết đến từ một yếu tố thuộc ngôn ngữ. Đó là cách sử dụng những cụm từ “đắt” để đi thẳng vào tâm lý người phỏng vấn

Tôi rất vui vì được hợp tác làm việc với quý công ty

Trong buổi phỏng vấn, người ta mặc nhiên ngầm phân vai cho nhau. Một bên nhà tuyển dụng giành thế chủ động, bên còn lại là nhân viên sẽ đứng ở thế bị động. Đây dường như đã trở thành một quy luật bất di bất dịch trong tất cả các buổi phỏng vấn việc làm. Bạn đừng cố gắng thay đổi điều đó vì sẽ khiến cho nhà tuyển dụng có cảm giác như bản thân họ đang bị đưa vào trong cuộc chiến để giành thế thượng phong vậy.  Cách tốt nhất là cố gắng chứng minh cho bạn thấy  được thiện chí hợp tác của bạn. Khi đó, vô hình trung bạn đã lật ngược được tình thế bất thành văn, đưa mối quan hệ của hai người vào thế ngang bằng nhau, nhất là khi bước vào giai đoạn đàm phán lương.  Bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy được bạn xứng đáng với những giá trị của mình, và những giá trị đó cũng là thứ mà phía nhà tuyển dụng cần. Nên đàm phán lương vốn được thực hiện trên  cơ sở bình đẳng với mối quan hệ ngang hàng nhau.

Click để xem ngay: Doanh nghiệp cần tăng lương như thế nào

Nói đến “giá trị”

Mức lương sẽ phản ánh được giá trị của chúng ta trong việc đóng góp cho công ty.  Khi muốn có được một mức lương cao, chắc chắn các bạn phải chứng minh được giá trị của bản thân mình cũng cao và xứng đáng. Bằng cách bạn đưa ra những bằng chứng thiết thực trong quá khứ việc làm, cống hiến của bạn và những kế hoạch tương lai bạn sẽ làm cho công ty với giá trị tương xứng. Nói rõ ràng cụ thể chúng ta sẽ làm gì?, làm như thế nào? , kế hoạch thực hiện trong bao lâu?,... càng phân tích được chi tiết thì càng chứng tỏ được giá trị của bạn không tầm thường.

Nói câu “Theo sự tìm hiểu của tôi thì...”

Với cách nói chủ động này, bạn đã chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy độ nhạy bén của mình. Bởi bạn đã có thời gian nghiên cứu rất kỹ về mức lương trước khi tham gia tại buổi phỏng vấn trực tiếp này và cũng đã chuẩn bị sẵn sàng mọi hiểu biết cho cuộc đàm phán lương. Điều đó cũng chứng mình chúng ta đã có thời gian tìm kiếm giá trị tương xứng với mức lương đề xuất và hoàn toàn xứng đáng với mức lương ấy. Với sự nhạy bén và chủ động này, bạn sẽ ngăn chặn được nguy cơ bị nhà tuyển dụng “qua mắt” về một mức lương hão không thực tế, không tương xứng với năng lực của bạn.

Đàm phán lương

Hãy nói rằng “tương tự với các nhân viên hiện tại của công ty”

Nói tới nhân viên của công ty, tức là bạn đã tham khảo thực tế mức lương của những người đang làm việc và coi đó là một mức lương tối thiểu bạn có thể  nhận được. Nhà tuyển dụng chỉ có thể chấp nhận sự “thông thái” tìm hiểu của bạn và đưa cho bạn một mức lương tương xứng thay vì việc sử dụng những lời nói “mật ngọt” để nhằm hạ đi mức lương tối thiểu bạn xứng đáng được nhận. Thế nên, đừng ngại ngần thăm dò, hỏi thăm mức lương của bạn bè, của mọi người xung quanh để có thể giành thế chủ động hơn trong vấn đề đàm phán lương.

Tôi nghĩ rằng mình sẽ không còn gì để phàn nàn nếu...

Thay vì một cách nói cứng nhắc như kiểu ra lệnh, yêu cầu khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu, chẳng hạn như dùng  cách nói : tôi muốn, tôi cần thì bạn nên sử dụng cách nói vừa khéo léo mà lại vừa thẳng thắn như trên để làm dịu cách tiếp nhận của nhà tuyển dụng.  Khi bạn tận dụng cấu trúc này vào câu nói thì bạn còn có thể đề nghị thêm nhiều lợi ích kèm theo. Nhớ rằng, hãy tận dụng hết sức mình để thực hiện thật tốt nhiệm vụ tại công ty khi họ đã đáp ứng mức lương mong muốn của bạn nhé.

Cảm ơn vì đã dành thời gian cho tôi...

Cuối cùng một lời cảm ơn sẽ giúp bạn ghép nốt mảnh ghép cuối cùng trong cả quá trình tạo nên một hình ảnh người ứng viên chuyên nghiệp, thông thái. Dù việc làm phán lương hiệu quả hay không thì nhất định đừng bao giờ bỏ quên một lời cảm ơn chân thành tới nhà tuyển dụng bạn nhé. Bởi ít nhất, họ đã giúp bạn thể hiện được tài năng, bản lĩnh và sự khéo léo của mình và mang tới những kinh nghiệm vô cùng quý giá trong ván đề phỏng vấn xin việc.

Còn rất nhiều cách đàm phán lương hiệu quả đến từ tất cả mọi người. Vì thế nếu như bạn biết được những cách thương lượng lương nào hiệu quả ngoài những cách chúng tôi update lên đây thì hãy chia sẻ tới tất cả mọi người cùng được biết nhé.

Đăng ngày 14/10/2022, 315 lượt xem