Tin tức tổng hợp

Bạch cầu cao là bệnh gì, nguyên nhân gây ra bệnh bạch cầu

1. Bạch cầu là gì?

Bạch cầu hay còn được gọi là tế bào máu trắng là một thành phần của máu. Bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ tăng cường sức đề kháng của cơ thể với các tác nhân gây bệnh, nhất là với các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm độc,…

Bạch cầu cao là như thế nào
Bạch cầu cao là như thế nào

2. Bạch cầu tăng cao có nguy hiểm không, nguyên nhân khiến bạch cầu tăng

2.1. Bạch cầu tăng cao nguy hiểm như thế nào

Bạch cầu được con người biết đến như 1 thành phần quan trọng của máu giúp chống lại các thành gây bệnh. Trong máu của người bình thường, bạch cầu được chia thành 5 thành phần chủ yếu là: đầu tiên bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu đa nhân ưa axit, bạch cầu đa nhân ưa base, và cuối cùng bạch cầu Lymphocyte và bạch cầu Monocyte.

Dù đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại các tác nhân gây bệnh nhưng một khi bạch cầu tăng vượt ngưỡng cho phép thì cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể gặp một số vấn đề. Dưới đây là tác hại khi bạch cầu tăng cao:

Cơ thể bắt đầu gặp phải tình trạng nhiễm trùng: Đây là 1 trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho bạch cầu tăng cao. Lý do là khi cơ thể bị nhiễm trùng sẽ tự động gia tăng việc sản xuất bạch cầu để chống lại các tác nhân gây bệnh, bảo vệ cơ thể, tình trạng bạch cầu nhân bạch cầu làm cho bệnh trở lên nặng hơn.

Bệnh bạch cầu (ung thư máu): Đây là bệnh lý ác tính gây ra sự tăng sinh hỗn loạn của của bạch cầu trong tủy xương, dạng thường gặp nhất của nó là tăng sinh dòng lympho bà cấp tính, bạch cầu lympho bào mạn tính và sau là bạch cầu tủy cấp tính.

2.2. Nguyên nhân và dấu hiệu khiến bạch cầu tăng cao

2.2.1. Nguyên nhân

– Yếu tố di truyền: Khi trong gia đình có người bị mắc bệnh bạch cầu tăng cao thì tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu tăng cao của bạn cũng cao hơn sơ với người bình thường không có gen mang  bệnh này.

– Rối loạn di truyền: Đây cũng là một trong số nguyên nhân gây nên tình trạng bạch cầu tăng cao. Các hội chứng Bloom, Wiskott Aldrich, hội chứng down… là những yếu tố gây nên tình trạng bệnh này.

– Ảnh hưởng từ việc điều trị bệnh ung thư: Việc tiếp nhận hóa trị, xạ trị trong điều trị bệnh ung thư cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng tăng bạch cầu.

Ngoài ra việc thường xuyên sử dụng thuốc lá, tiếp xúc trực tiếp với bức xạ, hóa chất (thuốc trừ sâu, benzene…), corticosteroids và epinephrine cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh.

2.2.2. Dấu hiệu cảnh báo tình trạng bạch cầu cao

Thông thường tình trạng bệnh chỉ được phát hiện sau khi đã làm các xét nghiệm về máu. Tuy nhiên một số dấu hiệu có thể nhận biết tình trạng bệnh này như sau: Cảm thấy trong người mệt mỏi và có thể bị sút cân mà không rõ nguyên nhân. Ngoài ra tình trạng bạch cầu cao cũng khiến người bệnh hay bị sốt thất thường không xác định được nguyên nhân và cơ thể có tình trạng nhiễm trùng nhẹ, người bệnh cũng sẽ bắt đầu xuất hiện các vết bầm tím trên cơ thể, bị chảy máu cam mà không rõ nguyên nhân.

Các nguyên nhân gây bệnh
Các nguyên nhân gây bệnh

Bạch cầu tăng cao có thể chỉ là cảnh báo tình trạng nhiễm khuẩn bình thường tuy nhiên nó cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy khi phát hiện các dấu hiệu bất thường này bạn cần đến bệnh viện để khám và xét nghiệm máu, kiểm tra cơ thể, tìm nguyên nhân cũng như đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp.

3. Bệnh bạch cầu ở trẻ

3.1. các dạng bệnh mắc ở trẻ

Bệnh bạch cầu thường được chia thành 2 loại: cấp tính (phát triển nhanh) và mạn tính (phát triển chậm). Ở trẻ, khoảng 98% trường hợp bệnh bạch cầu là cấp tính.

Bệnh bạch cầu cấp tính ở trẻ lại được chia thành 2 dạng riêng biệt: là bệnh bạch cầu lymphocytic cấp tính ký hiệu là ALL và bệnh bạch cầu myelogenous cấp tính ký hiệu AML, tùy thuộc vào các tế bào bạch cầu riêng biệt được gọi là lymphocytes, nó có liên quan mật thiết đến khả năng miễn dịch.

Trẻ em thường mắc dạng bệnh bạch cầu cao nào
Trẻ em thường mắc dạng bệnh bạch cầu cao nào

Khoảng 60% trẻ mắc bệnh bạch cầu là ALL và khoảng 38% là AML. Bệnh bạch cầu myelogenous mạn tính (CML) xuất hiện chủ yếu ở người già, nhưng vẫn sẽ có một số rất ít được phát hiện ở trẻ.

3.2. Nguy cơ bệnh bạch cầu ở trẻ

Dạng bệnh ALL thường xảy ra ở trẻ có độ tuổi từ 2-8, với độ tuổi dễ bị ảnh hưởng là 4 tuổi. Đó chỉ là độ tuổi dễ ảnh hưởng nhất, tuy nhiên nó cũng có thể ảnh hưởng đến tất cả các nhóm tuổi.

Trẻ có 20-25% nguy cơ mắc bệnh ALL và AML nếu chúng sinh đôi giống hệt nhau, và được chẩn đoán mắc bệnh trước khi lên 6 tuổi. Ở trẻ sinh đôi nhưng không giống nhau và ở trẻ có anh chị em ruột mắc bệnh bạch cầu, thì nguy cơ mắc bệnh này cao hơn 2-4 lần so với các trẻ bình thường khác.

Trẻ có các vấn đề di truyền như hội chứng Down, hội chứng Li-Fraumeni, hội chứng Klinefelter, hay bệnh thiếu máu Fanconi,…sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường. Trẻ đã từng trị bệnh bằng các phương pháp hóa trị liệu hay xạ trị do mắc các bệnh ung thư khác cũng có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cao hơn, thường sẽ xuất hiện trong vòng 8 năm đầu sau khi điều trị.

Các nghiên cứu hiện nay cũng chỉ ra rằng nhân tố môi trường có thể khiến trẻ mắc bệnh này. Để hạn chế nguy cơ trẻ chịu ảnh hưởng từ tia phóng xạ trong thời gian thai kỳ, hiện nay các mẹ bầu thường hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành kiểm tra hay điều trị bệnh có liên quan đến tia phóng xạ, chẳng hạn như chụp X quang.

Việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh bạch cầu ở các trường hợp sau: bố mẹ trẻ có các vấn đề ảnh hưởng từ gen di truyền, có tiền sử điều trị các bệnh ung thư hay sử dụng các loại thuốc đặc biệt dành cho cấy ghép nội tạng.

3.3. Triệu chứng của bệnh bạch cầu

Do các tế bào bạch cầu chống lại bệnh không phát triển, trẻ bị bệnh bạch cầu sẽ gặp nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng và sốt nhiều hơn các trẻ bình thường. Chúng cũng có thể bị thiếu máu dẫn đến xanh xao, người mệt mỏi bất thường và thở dốc khi vận động mạnh.

Trẻ bị bệnh bạch cầu cũng sẽ gặp trường hợp bị thâm tím và rất dễ bị xuất huyết, thường xuyên bị chảy máu mũi, xuất huyết khác thường trong thời gian dài khi bị thương rất nhẹ.

Triệu chứng của bệnh gây xuất huyết
Triệu chứng của bệnh gây xuất huyết

Các triệu chứng đặc biệt khác của bệnh bạch cầu có thể gồm:

- Đau nhức xương khớp, đôi khi khiến trẻ đi khập khiễng, bố mẹ cần chú ý quan sát con cái

- Sưng bướu bạch huyết ở cổ, háng, và một số nơi khác

- Hay cảm thấy mệt mỏi dù không làm gì cả

- Trẻ kén ăn

Dùng nhiều loại thuốc lúc nhỏ sẽ ảnh hưởng đến sau này
Dùng nhiều loại thuốc lúc nhỏ sẽ ảnh hưởng đến sau này

Khoảng 12% trẻ mắc bệnh AML và 6% trẻ mắc bệnh ALL lây lan bệnh bạch cầu đến não và gây nhức đầu, tai biến, thường xuyên gặp các vấn đề về thăng bằng và thị giác bất thường. ALL lây đến các bướu bạch huyết ở ngực, nó còn có thể bao quanh khí quản và các mạch máu quan trọng dẫn tới các vấn đề hô hấp và ảnh hưởng đến sự truyền máu đi và đến tim.

Do đó, khi phát hiện trẻ có các triệu chứng bất thường kể trên, bố mẹ nhanh chóng đưa con đến bác sĩ để được kiểm tra và sớm có liệu pháp điều trị thích hợp.

4. Phương pháp phòng ngừa

Cách tốt nhất để phòng ngừa là tránh hoặc giảm thiểu tối đa các yếu tố nguy cơ khiến bạch cầu tăng cao. Những điều này bao gồm:

- Duy trì lối sống lành mạnh, ăn chín uống sôi, hạn chế các đồ ăn sống, rửa tay thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn hoặc các bệnh do ký sinh trùng gây ra.

- Bỏ hút thuốc lá.

- Uống thuốc đầy đủ theo đúng  liệu trình dẫn của bác sĩ khi đang điều trị các tình trạng viêm nhiễm.

- Luôn giữ đầu óc và tinh thần thư thái, giảm thiểu căng thẳng và tập cân bằng cảm xúc cá nhân.

- Hạn chế tối đa việc khiến bạn bị dị ứng.

Bỏ thói quen xấu để điều trị bệnh
Bỏ thói quen xấu để điều trị bệnh

Sức khỏe là thứ quý giá nhất của mỗi người, chúng ta cần quan tâm đến nó để tránh cách bệnh tật sau này. Qua bài viết trên timviec24h.vn đã giải thích cho bạn bệnh bạch cầu cao là gì. Nếu còn muốn thức mắc về vấn đề nào bạn hãy bình luận xuống bên dưới cho chúng mình biết nhé!

Đăng ngày 06/10/2022, 179 lượt xem