Quản trị sản xuất

Chi phí của doanh nghiệp là gì? Cách tính các loại chi phí của doanh nghiệp

1. Khái niệm và đặc điểm chi phí của doanh nghiệp

1.1. Khái niệm chi phí của doanh nghiệp là gì?

Trong hoạt động sản xuất, chắc hẳn chúng ta đã không còn quá xa lạ khi thường xuyên được nghe đến cụm từ “chi phí của doanh nghiệp”. Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ về khái niệm của cụm từ này thì không phải ai cũng tự tin khi trả lời. Vậy chi phí của doanh nghiệp là gì?

Chi phí của doanh nghiệp là những khoản chi được biểu hiện bằng tiền của tất cả các hao phí về nguyên liệu, vật chất, nhân công cùng các khoản chi khác liên quan đến việc phục vụ trực tiếp những nhu cầu trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Ngoài ra, chi phí của doanh nghiệp còn bao gồm cả những chi phí liên quan đến công việc quản lý hàng ngày và nó được khấu trừ vào doanh thu để tính ra lợi nhuận cuối cùng của hoạt động kinh doanh, sản xuất. Từ đó có thể phản ánh được tình hình cũng như báo cáo chi tiết được mức thu, chi, lời lãi của doanh nghiệp.

Khái niệm và đặc điểm chi phí của doanh nghiệp
Khái niệm và đặc điểm chi phí của doanh nghiệp

1.2. Đặc điểm chi phí của doanh nghiệp là gì?

Có thể nói chi phí đóng một vai trò quan trọng và là một thành phần không thể thiếu đối với bất cứ một doanh nghiệp nào. Chi phí của doanh nghiệp cũng sẽ mang những đặc điểm và được đo lường, tính toán một cách cụ thể trong một thời điểm nhất định (tuần, tháng, quý, năm,...). Có hai đặc điểm chính khi nhắc đến độ lớn của yếu tố này đó là đặc điểm liên quan đến tư liệu sản xuất, khối lượng lao động đã tiêu hao và đặc điểm liên quan đến giá cả của chi phí nhân công (tiền lương) đã chi trả.

Mỗi loại chi phí sẽ đều có những đặc điểm riêng và nhìn chung thì các doanh nghiệp cần có sự phân loại và có cho mình một phương pháp tính toán hợp lý để đảm bảo sự chính xác. Vậy chi phí của doanh nghiệp được chia làm mấy loại? Các thức để có thể quản lý chi phí hiệu quả mà vẫn tiết kiệm?

Đặc điểm chi phí của doanh nghiệp
Đặc điểm chi phí của doanh nghiệp

2. Các loại chi phí của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất

Đối với chi phí, mỗi doanh nghiệp sẽ có cách tính toán và kiểm soát một cách nhất định. Thông thường các loại chi phí trong một doanh nghiệp sản xuất sẽ được chia làm 3 loại đó là những chi phí trong hoạt động kinh doanh, những chi phí trong hoạt động tài chính doanh nghiệp và cuối cùng là những chi phí phát sinh khác.

2.1. Những chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh

Trong một doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh sẽ bao gồm những chi phí cần thiết để có thể duy trì và phát triển. Các chi phí đó sẽ bao gồm chi phí cho nguyên vật liệu sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tiền lương, chi phí dịch vụ và những chi phí phát sinh khác.

2.1.1. Chi phí cho nguyên vật liệu sản xuất

Nguyên vật liệu là một yếu tố quan trọng hàng đầu và luôn được các doanh nghiệp chú trọng hàng đầu khi quản lý chi phí của doanh nghiệp. Đó là những chi phí liên quan đến toàn bộ giá trị của vật liệu, công cụ, nguyên liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất. Đối với yếu tố này, các mức chi phí sẽ được xây dựng tùy thuộc vào từng loại nguyên vật liệu. Đối với nguyên vật liệu chính (tham gia trực tiếp vào công việc sản xuất) thì sẽ được tính theo định mức nhất định. Đối với nguyên vật liệu phụ (kết hợp, bổ trợ nguyên vật liệu chính) thì chi phí sẽ được tính theo một định mức khác và cần có những số liệu, thống kê cụ thể.

Những chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh
Những chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh

2.1.2. Chi phí khấu hao tài sản cố định

Tài sản cố định trong doanh nghiệp có thể được hiểu đơn giản là những máy móc và cơ sở vật chất để tham gia vào quá trình vận hành sản xuất. Tất nhiên, trải qua một quá trình sử dụng thì những tài sản cố định đó sẽ bị trừ hao và cần đến những chi phí để khắc phục, sửa chữa hoặc thay thế.

Chi phí khấu hao tài sản cố định được chia làm hai loại đó là chi phí khấu hao vô hình và hữu hình. Đối với chi phí khấu hao vô hình thì đây là những khoản chi không được thể hiện dưới những giá trị vật chất cụ thể nhưng vẫn mang lại giá trị chung cho hoạt động vận hành của doanh nghiệp. Còn chi phí khấu hao hữu hình thì đây là những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để trích khấu dựa trên thời gian sử dụng của từng loại tài sản cố định.

2.1.3. Chi phí tiền lương cho nhân công

Tiếp đến là chi phí liên quan đến việc chi trả cho nhân công lao động. Đó là các khoản chi cho tiền lương, phục cấp lao động, tiền trợ cấp,... được tính toán sau khi đã trừ hết các khoản cần giảm trừ. Trong doanh nghiệp, thì đây là chi phí chiếm phần lớn và có trọng gần nhữ cao nhất so với các loại chi phí cần chi trả khác.

Chi phí tiền lương cho nhân công
Chi phí tiền lương cho nhân công

2.1.4. Các chi phí dịch vụ khác

Cuối cùng đó là chi phí dịch vụ khác trong hoạt động kinh doanh. Đây là những loại chi phí liên quan đến công việc quản lý và dịch vụ chăm sóc những bên liên quan của doanh nghiệp như đối tác, khách hàng,... Ngoài ra còn những chi phí khác như chi phí quảng cáo, chi phí tiếp thị, chi phí cho hoạt động quản lý hàng hóa, khách hàng,...

2.2. Những chi phí liên quan đến hoạt động tài chính

Khác với những chi phí của hoạt động kinh doanh thì loại chi phí này là các khoản để doanh nghiệp đầu tư tài chính, sử dụng các nguồn vốn để hợp lý hóa và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Chi phí tài chính của doanh nghiệp sẽ bao gồm các chi phí liên kết, chi phí cho thuê tài sản, chi phí đầu tư, mua bán trái phiếu, cổ phiếu, chi phí huy động nguồn vốn,...

Những chi phí liên quan đến hoạt động tài chính
Những chi phí liên quan đến hoạt động tài chính

2.3. Những loại chi phí khác của doanh nghiệp

Trong hoạt động vận hành, ngoài những chi phí liên quan đến kinh doanh và tài chính thì còn những chi phí khác. Những chi phí này thường là những loại phí phải chi trả không quá thường xuyên và chỉ phát sinh trong những trường hợp nhất định. Đó là những chi phí như chi phí liên quan đến thanh lý, bán tài sản cố định, chi phí phải trả khi doanh nghiệp bị phạt do vi phạm những điều khoản hoặc quy định pháp lý. Những chi phí phát sinh cho vay, thu hồi những khoản nợ, chi phí được phát sinh một cách bất ngờ và không nằm trong dự tính,...

3. Giải pháp quản lý chi phí của doanh nghiệp hiệu quả

Nhìn chung, một doanh nghiệp sẽ cần phải quản lý rất nhiều loại chi phí và đây thực sự là một bài toán luôn khiến các nhà quản trị doanh nghiệp phải đau đầu. Việc xây dựng, tính toán, cân nhắc để giảm thiểu tối đa những loại chi phí không cần thiết là một điều mà doanh nghiệp nào cũng hướng đến. Vậy thì liệu có giải pháp nào vừa giúp các doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát chi phí mà vẫn đảm bảo tiết kiệm hay không?

Câu trả lời mà các doanh nghiệp cần tìm kiếm đó chính là ứng dụng và vận dụng sự phát triển của công nghệ để mọi việc diễn ra suôn sẻ, dễ dàng mà vẫn đem lại hiệu quả trong công việc. Hiện nay trên thị trường đã có những nhà sáng tạo cung cấp những phần mềm quản trị sản xuất để các doanh nghiệp lựa chọn và sử dụng cho mình. Một cái tên mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn đó chính là phần mềm Quản trị sản xuất 365.

Là một sản phẩm của công nghệ phần mềm hiện đại, phần mềm Quản trị sản xuất 365 có đầy đủ những tính năng có thể hỗ trợ công việc quản lý chi phí nói riêng và quản lý toàn bộ dây chuyền sản xuất nói chung một cách hiệu quả. Không những thế, phần mềm này còn hoàn toàn miễn phí và cực kỳ thân thiện với người sử dụng. Chắc chắn đây sẽ là cái tên không khiến người dùng phải thất vọng khi trao đi niềm tin để lựa chọn và sử dụng cho mình.

Giải pháp quản lý chi phí của doanh nghiệp hiệu quả
Giải pháp quản lý chi phí của doanh nghiệp hiệu quả

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về câu hỏi chi phí của doanh nghiệp là gì? Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã tìm cho mình được lời giải đáp đúng đắn và tìm ra cho mình được những phương án để quản lý sản xuất hiệu quả. Đừng quên thường xuyên ghé thăm và chờ đón những chia sẻ tiếp theo từ vị trí của timviec24h.vn bạn nhé!

Đăng ngày 02/12/2022, 184 lượt xem