Bí quyết viết CV

CV ứng tuyển vào chương trình MBA ấn tượng và thuyết phục

1. Công tác chuẩn bị trước khi viết CV ứng tuyển vào chương trình MBA

Trước khi đi vào tìm hiểu về cách viết CV ứng tuyển vào chương trình MBA thì bạn cần phải hiểu và xác định được các thông tin có liên quan về chương trình này. MBA - chính là viết tắt của từ Master of Business Administration có nghĩa là bằng thạc sĩ của ngành quản trị kinh doanh. 

Khi bạn có được tấm bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh về lĩnh vực mà bạn theo học thì bên cạnh việc được thăng tiến trong công việc, bạn còn có thể học nâng cao hơn với bằng tiến sĩ và tất nhiên bạn cũng sẽ có cơ hội được tiến xa hơn tại các vị trí cao hơn nữa. 

Giải mã chương trình MBA là gì?
Giải mã chương trình MBA là gì? 

Vậy để sở hữu tấm bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh bạn cần phải đáp ứng những điều kiện gì và lợi ích khi bạn tham gia chương trình học này là gì? Để trả lời cho những câu hỏi trên, phần nội dung tiếp theo sẽ là câu trả lời chi tiết nhất cho bạn. 

1.1. Lưu ý về điều kiện để tham gia vào chương trình MBA là gì?

Bạn đang làm việc tại vị trí cấp trung về quản lý và đang có ý định vươn cao hơn trong tương lai tại một vị trí quản lý cấp cao hơn? Điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải tự rèn trau dồi thêm các kiến thức và nâng cao nghiệp vụ cũng như các kỹ năng cần thiết cho vị trí quản lý cấp cao đó là vô cùng cần thiết. Chính vì vậy, tấm bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh sẽ là một minh chứng rõ ràng và là sự khẳng định mạnh mẽ nhất về năng lực quản lý của bạn. 

Điều kiện để tham gia vào chương trình MBA là gì?
Điều kiện để tham gia vào chương trình MBA là gì?

Để có được tấm bằng này thì tất nhiên bạn phải đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt như sau: 

- Thứ nhất là về sơ yếu lý lịch - CV ứng tuyển vào chương trình MBA

- Thứ hai đó là các chứng chỉ năng lực tiếng anh như IELTS TOEIC,...

- Chứng chỉ GMAT - là viết tắt của các từ Graduate Management Administration Test - đây là một trong những kỳ thi bắt buộc đối với sinh viên khi học ngành quản trị kinh doanh, được làm hoàn toàn bằng tiếng anh đối với các chương trình đào tạo MBA tại nước ngoài, và đặc biệt khi tham gia các chương trình học thạc sĩ về quản trị chính - kế toán,...đối với ngành quản trị kinh doanh. 

- Chứng chỉ GRE - là viết tắt của The Graduate Record Examination - Chứng chỉ này là yêu cầu bắt buộc trong việc kiểm tra về chất lượng đầu vào đối với các chương trình sau đại học như thạc sĩ hay tiến sĩ cho cả các khối ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. 

- Thứ tư là các bằng cấp, trình độ học vấn trong CV có liên quan như bằng đại học

- Thứ năm là các loại thư như thư giới thiệu và thư dự tuyển. 

- Thứ sáu đó chính là kinh nghiệm làm việc trong CV tại vị trí có liên quan đến quản trị kinh doanh. 

Đó chính là lý do vì sao chúng ta lại phải đi tìm hiểu về điều kiện tham gia chương trình MBA trước khi đi tìm hiểu cách viết CV. Dựa vào các điều kiện trên mà bạn có thể đáp ứng được các yêu cầu và có cơ hội được đào tạo tại các chương trình MBA uy tín chất lượng, tạo điều kiện cho sự nghiệp tương lai sau này. 

Vậy tương lai của bạn khi được tham gia vào chương trình đào tạo thạc sĩ MBA này là gì? Bạn sẽ có những lợi thế như thế nào khi có được tấm bằng MBA này? 

1.2. Lợi ích và vai trò của chương trình học MBA là gì? 

Ngành quản trị kinh doanh là một ngành luôn là một trong những ngành vô cùng có sức hấp dẫn rất lớn đối với phần đông những ai có chí hướng và niềm đam mê với ngành kinh doanh nói chung và đặc biệt là quản trị kinh doanh nói riêng. 

Lợi ích và vai trò của chương trình học MBA là gì?
Lợi ích và vai trò của chương trình học MBA là gì? 

1.2.1. Mục tiêu thăng tiến - đạt được vị trí cao trong công việc khi có MBA

Để đạt được vị trí cao - thăng tiến trong công việc thì ngại gì việc đầu tư lớn! Đầu tư cho bản thân là cách đầu tư thông minh nhất đặc biệt là phần đầu tư cho trí tuệ. Bạn phải hiểu chính bạn mới là người tạo ra giá trị bạn chính là người quyết định đến giá trị của chính mình. Vị trí càng cao thì đồng nghĩa giá trị của bản thân bạn càng lớn và bạn tạo ra được nhiều giá trị hơn.

1.2.2. Khả năng - kiến thức - kỹ năng lãnh đạo vượt bậc sau chương trình MBA

Trong bất kỳ vị trí công việc nào thì 2 yếu tố yêu mà nhà tuyển dụng nào cũng yêu cầu các ứng viên phải có khả năng của bạn về trình độ chuyên môn, các kỹ năng trong CV và kiến thức làm việc tốt, cao, chuyên sâu. Mà hơn nữa, tại vị trí c ông việc càng cao thì những yêu cầu công việc vì thế mà cũng tăng dần lên.

Việc đầu tư tham gia vào chương trình đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh giúp bạn có thêm cơ hội thăng tiến trong công việc, đồng nghĩa với việc bạn cũng có thêm được kiến thức, khả năng, kinh nghiệm làm việc sau khóa học, đó cũng chính là mục đích chính mà bạn cần hướng đến và đạt được. 

1.2.3. Biến xu thế chung thành lợi thế riêng của bản thân khi tham gia chương trình MBA 

Để chứng minh và khẳng định được năng lực của bản thân với nhà tuyển dụng/ hoặc đối với cấp trên đối với vị trí quản trị kinh doanh cấp cao khi đi xin việc thì chắc chắn tấm bằng MBA sẽ là minh chứng thuyết phục nhất đối với nhà tuyển dụng và cấp trên cho bạn. Trong thực tế yêu cầu về bằng cấp là luôn luôn thường trực trong bất kỳ ngành nghề hay công việc nào, đặc biệt là ở những vị trí cao như quản lý cấp cao trong quản trị kinh doanh. 

Biến xu thế chung thành lợi thế riêng của bản thân khi tham gia chương trình MBA
Biến xu thế chung thành lợi thế riêng của bản thân khi tham gia chương trình MBA 

Chính vì vậy, việc biến xu hướng về yêu cầu công việc thành lợi thế của bản thân chính là cách để bạn có thể cạnh tranh với các đối thủ khác bằng cách đi trước một bước và luôn trong tâm thế sẵn sàng khi có vụ khí lợi hại đó chính là năng lực lãnh đạo đã được kiểm chứng và chứng minh thông quan tấm bằng MBA đầy quyền lực này. 

1.3. Xác định chương trình MBA bạn muốn học trước khi viết CV tham gia chương trình MBA

Thực tế cho thấy chương trình MBA được chia ra làm hai dạng chính một là chương trình dạng tổng quát và hai là chương trình đào tạo thạc sĩ theo từng chuyên ngành - được đào tạo chuyên sâu. Vậy các ngành được đào tạo chuyên sâu đó bao gồm những ngành nào? Khi bạn trả lời được câu hỏi này bạn có thể dễ dàng xác định được các thông tin cần thiết khi viết CV ứng tuyển tham gia vào chương trình MBA. 

Chuyên ngành cho chương trình đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh nào mà bạn muốn tham gia: quản trị Tài chính, quản trị Kế Toán, quản trị Marketing - Tiếp thị, Quản lý chung, khởi nghiệp, quản trị tư vấn quản lý, quản trị hệ thống thông tin, quản trị chiến lược, quản trị y tế hay quản lý điều hành? Ngành nào bạn muốn chọn tham gia trong chương  trình đào tạo MBA? 

Xác định chương trình MBA mà bạn muốn học trước khi viết CV tham gia
Xác định chương trình MBA mà bạn muốn học trước khi viết CV tham gia

Như vậy toàn bộ các thông tin vừa được trình bày ở trên đó chính là tiền đề để bạn có thể xác định được các thông tin mà bạn cần trình bày trong CV ứng tuyển vào chương trình MBA bao gồm những gì? Việc xác định được các thông tin trước khi trình bày sẽ giúp các bạn tránh được những sai sót trong quá trình thực hiện. 

Nếu các bạn đã sẵn sàng rồi thì chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu sâu hơn vào cách để trình bày CV ứng tuyển vào chương trình MBA trong phần nội dung ngay sau đây. 

2. Cách viết CV ứng tuyển vào chương trình MBA ấn tượng và chính xác nhất

Sau khi đã tìm hiểu kỹ về các thông tin có liên quan thì trong phần nội dung này chúng ta cần tìm hiểu về cách viết CV ứng tuyển vào chương trình MBA sao cho hợp lý. Đối với dạng CV này bạn có thể trình bày như khi thiết kế một CV xin việc bình thường. Tuy nhiên, về phần nội dung trong CV ứng tuyển vào chương trình MBA bạn cần lưu ý các vấn đề như sau: 

Cách viết CV ứng tuyển vào chương trình MBA ấn tượng và chính xác nhất
 Cách viết CV ứng tuyển vào chương trình MBA ấn tượng và chính xác nhất

- Kinh nghiệm làm việc tại vị trí tương đương - quản trị kinh doanh 

- Trình độ học vấn của bạn cần được trình bày rõ trong CV ứng tuyển vào chương trình MBA 

- Bằng cấp, chứng chỉ có liên quan như GRE, GMAT,...chứng chỉ, trình độ tiếng anh trong CV IELTS, TOEIC,...

- Các kỹ năng có liên quan đặc biệt là kỹ năng ngoại ngữ - tiếng anh phải đạt trình độ cao và có chứng chỉ đi kèm.

Đó chính là ba mục chính trong CV ứng tuyển vào vị trí mà bạn cần lưu tâm hơn cả trong quá trình làm CV ứng tuyển vào chương trình MBA. Các phần thông tin khác bạn chỉ cần trình bày thông tin một cách chính xác nhất vào trong CV như phần thông tin cá nhân, mục tiêu tham gia chương trình học, sở thích, các hoạt động đã từng tham gia và nguồn thông tin tham chiếu. Dưới là đây sẽ là hướng dẫn cách viết CV ứng tuyển vào chương trình MBA để bạn có thể tham khảo. 

2.1. Cách trình bày kinh nghiệm làm việc CV ứng tuyển vào chương trình MBA

Đối với phần kinh nghiệm bạn cần trình bày các nội dung cơ bản như sau: Hãy liệt kê các thông tin về tất cả các vị trí công việc mà bạn đã từng làm việc, đặc biệt là tại vị trí quản trị kinh doanh. Bạn nên lưu ý một điều rằng không nên ghi tất cả các công việc không liên quan vào đấy vì nó cũng sẽ không giúp ích gì cho bạn đâu. 

Kinh nghiệm làm việc cần đáp ứng đủ các nội dung về khoảng thời gian làm việc bắt đầu và kết thúc, vị trí công việc về quản trị kinh doanh tại lĩnh vực làm việc nào? tên công ty đã từng làm việc và mô tả ngắn gọn các công việc chính đã từng làm tại vị trí đó. 

Cách trình bày kinh nghiệm làm việc CV ứng tuyển vào chương trình MBA
Cách trình bày kinh nghiệm làm việc CV ứng tuyển vào chương trình MBA

Tùy thuộc vào các hình thức tham gia của các chương trình MBA mà sẽ đòi hỏi kinh nghiệm làm việc khác nhau. Hình thức học MBA được chia ra làm 3 dạng một là toàn thời gian dành cho đối tượng là sinh viên mới tốt nghiệp và muốn học thêm các chương trình sau đại học, không đòi kinh nghiệm làm việc đối với các đối tượng ứng viên này. 

Hai là hình thức bán thời gian áp dụng đối với các ứng viên đang làm việc mà vẫn muốn học thêm, vì vậy nếu bạn đang ở trong trường hợp này thì phần kinh nghiệm làm việc trong CV ứng tuyển vào chương trình MBA bạn nên trình bày một cách chi tiết nhất có thể. 

Ba là hình thức học trực tuyến - tại nhà: Đối với hình thức này thì phần kinh nghiệm làm việc không yêu cầu quá khắt khe đối với các ứng viên có nhu cầu học theo hình thức này. 

Vậy, dựa vào các hình thức chương trình MBA nào mà phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của bạn mà bạn có thể trình bày phần nội dung kinh nghiệm làm việc trong CV ứng tuyển vào chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh một cách đầy đủ và hợp lý nhất.

2.2. Cách trình bày phần trình độ học vấn trong CV ứng tuyển vào chương trình MBA 

Về trình độ học vấn trong CV các bạn nên lưu ý các vấn đề như sau: 

- Thứ nhất hãy chắc chắn rằng các bạn học các chuyên ngành và lĩnh vực có liên quan đến quản trị kinh doanh hoặc bất kỳ các ngành nào nhưng phải có bằng tốt nghiệp Đại học trở lên. 

Cách trình bày phần trình độ học vấn trong CV ứng tuyển vào chương trình MBA
Cách trình bày phần trình độ học vấn trong CV ứng tuyển vào chương trình MBA 

- Thứ hai bảng điểm Đại học là điều kiện và đồng thời cũng là yêu cầu cần phải có đối với các ứng viên khi tham gia chương trình đào tạo thạc sĩ MBA này. 

- Các thông tin chính bạn cần trình bày trong CV ứng tuyển bao gồm: Thời gian/niên khóa học các ngành/ chuyên ngành tại trường Đại học, tên ngành/ chuyên ngành/ trường Đại học, bảng điểm - điểm trung bình năm và xếp loại. 

2.3. Cách trình bày thông tin về phần chứng chỉ khi viết CV ứng tuyển vào chương trình MBA

Đối với sinh viên vừa tốt nghiệp mới ra trường với chuyên ngành quản trị kinh doanh thì chứng chỉ GMAT là bắt buộc, còn đối với các chuyên ngành khác thì chứng chỉ GRE - kiểm tra chất lượng đầu vào khi tham gia chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ sau Đại học cũng là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với các ứng viên là sinh viên vừa mới tốt nghiệp đại học các ngành học khác nhau. 

Thông tin về các chứng chỉ trong MBA
Thông tin về các chứng chỉ trong MBA

Bên cạnh đó, chứng chỉ ngoại ngữ cũng là một trong những yếu tố quyết định đến việc bạn có được chọn vào chương trình đào tạo thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh này hay không? Chính vì vậy, bạn hãy chuẩn bị và tham gia thi trước để có được các chứng chỉ về năng lực ngoại ngữ như IELTS, TOEIC,... với kết quả về điểm số cụ thể trong phần nội dung này.  

3. Các lưu ý khi viết CV ứng tuyển vào chương trình MBA là gì?

Trước khi viết CV ứng tuyển vào chương trình MBA thì các bạn cần đáp ứng các yêu cầu ngay sau đây: 

- Xác định trước lĩnh vực mà bạn chọn để tham gia chương trình đào tạo thạc sĩ này là gì?

- Hình thức tham gia chương trình học là toàn thời gian, bán thời gian hay học trực tuyến

- Chuẩn bị để đáp ứng các yêu cầu về điều kiện tham gia chương trình đào tạo - thi và được kết quả cao đối với các loại chứng chỉ năng lực tiếng anh - yêu cầu bắt buộc về chất lượng đầu vào của MBA. 

- Thông tin cần trình bày một cách chính xác và đầy đủ nhất, phù hợp đối với từng hình thức, lĩnh vực và đối tượng ứng viên tham gia vào chương trình đào tạo thạc sĩ này. 

Các lưu ý khi viết CV ứng tuyển vào chương trình MBA là gì?
Các lưu ý khi viết CV ứng tuyển vào chương trình MBA là gì?

Như vậy thông qua bài viết CV ứng tuyển vào chương trình MBA, hy vọng các bạn các thông tin trong bài viết là hữu ích đối với bạn. Qua đó bạn có thể lấy đây như là tài liệu tham khảo để có thể áp dụng vào việc trình bày CV để dễ dàng có được cơ hội trúng tuyển cao. Chúc các bạn sớm nhận được phản hồi từ phía chương trình MBA mà bạn mong muốn tham gia với kết quả tốt.

Đăng ngày 14/10/2022, 264 lượt xem