Tin tức tổng hợp

Nhạc kịch là gì? Những điều thú vị xung quanh nhạc kịch

1. Các thông tin cơ bản về nhạc kịch

1.1. Nhạc kịch là gì?

Nhạc kịch là một môn thể loại sân khấu có thể tạo nên một câu chuyện thông qua âm nhạc, lời thoại, diễn xuất và nhảy múa. Trong suốt quá trình biểu diễn nhạc kịch, các diễn viên sẽ thể hiện âm nhạc, ngôn ngữ hình thể, bối cảnh dàn dựng thành một thể thống nhất thông qua khả năng biểu đạt của mình.

Với cách làm như vậy, người xem sẽ cảm nhận được đầy đủ các tình tiết, các cung bậc cảm xúc từ tình huống này đến tình huống khác, tạo nên sự chân thật và sâu lắng mà nhạc kịch sẽ thể hiện. Đây là một môn nghệ thuật đòi hỏi người biểu diễn có kỹ thuật cực kỳ cao. Người biểu diễn sẽ phải thể hiện từng câu chữ, động tác, âm nhạc để khán giả có thể cảm nhận được hỉ, nộ, ái, ố của cuộc sống đời thường có trong một tác phẩm

Mặc dù trong một buổi nhạc kịch có thể pha tạp các loại hình sân khấu khác như opera, múa nhưng điểm nổi bật của nhạc kịch chính là sự pha trộn hài hòa, cân bằng của yếu tố âm nhạc, lời thoại, động tác và các yếu tố xung quanh.

Ngày nay, nhạc kịch đã xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới và được chuyển thể thành các thể loại khác nhau như nhạc kịch phim,… Điều này sẽ tạo tầm ảnh hưởng không chỉ với những người trung niên, mà còn có sức hút với các bạn trẻ hiện nay.

Nhạc kịch là gì
Nhạc kịch là gì?

1.2. Nhạc kịch có đặc điểm như thế nào?

Từ lâu, nhạc kịch đã là một loại hình âm nhạc được ưa chuộng ở châu Âu và xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới. Thông thường, một tác phẩm nhạc kịch sẽ là bi kịch và hài kịch bao gồm phê phán đời sống xã hội, tái hiện sự kiện lịch sử, tình huống cuộc sống đời thường,…

Toàn bộ nội dung này sẽ được người trình diễn biểu đạt nhằm thể hiện được từng câu chữ, động tác, âm nhạc kết hợp với bối cảnh khác nhau của sân khấu như dàn dựng, âm thanh, ánh sáng, tình huống bất ngờ từ khán giả,… Tất cả đã tạo nên một thể thống nhất mang tới cho người xem những cảm xúc khác nhau của một vở nhạc kịch.

Một vở diễn nhạc kịch sẽ có từ một đến nhiều màn. Dù vậy, vở diễn nhạc kịch sẽ có thời lượng trung bình từ 1,5 đến 3 tiếng đồng hồ. Nhạc kịch sẽ thường được biểu diễn ở các sân khấu lớn với vé vào cực đắt đỏ do chi phí để tạo nên một buổi biểu diễn cực kỳ cao. Dù vậy, để có thể phổ biến hơn cho công chúng, các vở nhạc kịch này đã được thực hiện ở những sân khấu vừa và nhỏ, giá vé phù hợp với mọi tầng lớp người dân.

Dù vậy, nhạc kịch vẫn được đánh giá là một loại hình nghệ thuật cao cấp, không phổ biến đại chúng do cần những khán giả thực sự có trình độ để có thể thấu hiểu được chiều sâu cảm xúc, hoàn cảnh của từng thời đại. Bên cạnh đó, nhạc kịch cũng mang đến tính truyền cảm cực cao, tạo ra nhiều tầng cảm xúc từ sâu lắng, nhẹ nhàng đến cao trào, thậm chí là sự căm phẫn, đau thương đến đau xót cõi lòng.

Đây cũng là lý do chính khiến nhạc kịch trở thành niềm yêu thích đối với lứa tuổi trung niên. Nhưng đồng thời cũng khiến xa cách với giới trẻ mặc dù, nhà sản xuất đã tìm cách để tác phẩm đến gần hơn với công chúng.

Nhạc kịch sử dụng âm nhạc là ngôn ngữ giao tiếp
Nhạc kịch sử dụng âm nhạc là ngôn ngữ giao tiếp

1.3. Nhạc kịch đã được ra đời như thế nào?

Nhạc kịch đã bắt đầu xuất hiện trên thế giới vào thế kỷ 17 và có nguồn gốc từ châu Âu. Ban đầu, nhạc kịch được biết đến với tên gọi là Opera Buffa, được tạo ra ở “đất nước hình chiếc ủng”, nổi tiếng nhiều di sản văn hóa, thơ ca nhạc họa.

Những con người tài hoa thời kỳ Phục Hưng nước Ý lúc bấy giờ đã tiên phong, sáng tạo nên loại hình nghệ thuật nhạc kịch. Do vậy, cho đến tận bây giờ, các vở nhạc kịch nổi tiếng đều được tạo ra từ những nhà soạn kịch đời đầu như Galilei, J. Peri,…

Nhạc kịch từ thời Phục Hưng đều là những tác phẩm mang giá trị từ thời Hy Lạp cổ với các bản sử thi, truyền thuyết, thần thoại, câu chuyện lịch sử. Sau này, nền nhạc kịch thuộc thể loại đã mau chóng bị suy thoái do không phù hợp với thế giới hiện đại vào nửa đầu thế kỷ 18. Dù vậy, nhạc kịch vẫn tiếp tục tồn tại cho tới ngày nay với các câu chuyện về cuộc sống đời thường, gắn liền với nhân vật lịch sử, tạo nên sức hút đầy mới lạ.

2. Cách phân biệt nhạc kịch và nhạc Opera

Từ khi mới xuất hiện, với các yếu tố âm nhạc trong đó, nhạc kịch vẫn thường xuyên bị nhầm lẫn với thể loại âm nhạc Opera. Sau đây sẽ là những yếu tố cơ bản giúp phân biệt hai thể loại nghệ thuật này.

2.1. Địa điểm biểu diễn

Với nhạc kịch, những người diễn viên có thể trình diễn ở khắp mọi nơi, từ sân khấu trong nhà cho đến ngoài trời. Yếu tố quan trọng nằm ở chính kỹ thuật của những người biểu diễn.

Còn đối với nhạc Opera, buổi biểu diễn sẽ bắt buộc được thể hiện ở trong nhà hát. Chính kết cấu không gian của căn phòng đã tạo nên âm hưởng, chất hay của người nghệ sĩ.

Nhạc kịch có đa dạng địa điểm biểu diễn
Nhạc kịch có đa dạng địa điểm biểu diễn

2.2. Tính chất

Tính chất chính của nhạc kịch là sự đối thoại giữa nhân vật. Đây cũng là điều đặc biệt của nhạc kịch, khi các nhân vật sẽ đối thoại với nhau thông qua lời ca, cảm xúc, cử chỉ. Còn ở nhạc Opera, buổi biểu diễn sẽ tập trung chính vào trọng tâm người hát, với những nốt ngân dài, giọng ca bay cao  vang xa, đã tạo nên chất cổ điển trong từng lời bài hát.

Tính chất của nhạc kịch
Tính chất của nhạc kịch

2.3. Ngôn ngữ biểu diễn

Ngôn ngữ mà nhạc kịch sử dụng sẽ là các cuộc giao tiếp trong đời sống hàng ngày, dễ nghe, dễ hiểu với biểu cảm làm chất dẫn chính. Còn với Opera, từ ngữ sử dụng sẽ là ngôn ngữ gốc của câu chuyện, hạn chế sự biến tấu.

Mặc dù có những nét đặc thù riêng nhưng cả nhạc kịch và Opera đều là những thể loại mang đến tình cảm, cung bậc cảm xúc cho người xem, làm sống dậy khoảnh khắc ở mỗi con người. Vì vậy, nhạc kịch và Opera vẫn là các loại hình nghệ thuật chiếm một vị trí không thể thiếu trong lòng của người hâm mộ.

Ngôn ngữ biểu diễn nhạc kịch
Ngôn ngữ biểu diễn của nhạc kịch

3. Sự hình thành nhạc kịch ở Việt Nam

Khi mới bắt đầu được hình thành và xuất hiện ở Việt Nam, nhạc kịch vẫn chưa được công chúng đón nhận, tập trung chủ yếu vào tầng lớp trung lưu trong xã hội Việt Nam. Mãi sau này, nhạc kịch mới có thể đi vào đời sống, được người dân đón nhận là một hình âm nhạc hoàn toàn mới.

Vở nhạc kịch được công chiếu đầu tiên tại Việt Nam là tác phẩm Cô Sao, nhận được nhiều sự đón nhận từ công chúng, nó đã tạo tiền đề để xuất hiện nhiều vở kịch hấp dẫn khác. Tuy nhiên, nhạc kịch vẫn chưa tạo được nhiều sự ấn tượng đối với khán giả Việt Nam. Đây sẽ là thách thức lớn cho nền âm nhạc Việt Nam và cần nhiều thời gian hơn nữa, kết hợp với kỹ thuật của các diễn viên để nhạc kịch có chỗ đứng trong lòng công chúng Việt.

Nhạc kịch đang dần hình thành tại Việt Nam
Nhạc kịch đang dần hình thành tại Việt Nam

Như vậy, timviec24h.vn đã cho chúng ta hiểu nhạc kịch là gì. Nếu các bạn vẫn còn tò mò, chưa hiểu về loại hình nghệ thuật này, các bạn hãy xem một vở kịch thú vị nào đó để có được trải nghiệm thực tế hơn nhé.

Đăng ngày 18/02/2023, 84 lượt xem