Kỹ năng ứng xử văn phòng

Lật mở tốp 7 những kỹ năng quản lý bản thân quan trọng nhất!

1. Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân

Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân
Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân

Tình yêu, công việc, người ta vẫn hay dùng câu “chọn con tim hay là nghe lý trước” trước khi đưa một quyết định quan trọng nào đó. Phần xúc cảm của con người được nhiều người mặc định rằng, nó là phần quan trọng được điều khiển bởi trái tim và rất khó có thể thôi lắng nghe. Thế nhưng trong cuốn sách self-help hút giới trẻ “Cảm xúc là kẻ thù số 1 của thành công 2”, tác giả Lê Thẩm Dương, Tiến sĩ kinh tế nổi tiếng đã cho rằng “ Cả lý trí và cảm xúc đều do bộ não điều khiển hết.

Biết rèn luyện thì cảm xúc sẽ theo chiều hướng chỉ mang lại những điều tích cực cho mình, cho những người xung quanh”.Nếu Nick Vujicic chấp nhận số phận và nghe theo cảm xúc chán nản trước lời nói và hành động trêu chọc của bạn bè thì anh sẽ chẳng bao giờ có một cuộc sống viên mãn và trở thành người truyền cảm hứng hàng triệu những người không may mắn trên thế giới này. Điều này để thấy rằng, một khi bạn có khả năng tự quản được cảm xúc, chẳng đường thành công sẽ ngắn bớt đi.

Tuy nhiên, sự quản trị cảm xúc không đơn thuần là kìm nén bỏ quá sự tồn tại sự hiện hữu của nó mà là biết chính xác đâu là thời điểm để bộc lộ ra cảm xúc của mình để lòng mình nhẹ nhàng và người khác hiểu mình hơn.

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc của bạn thân
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc của bạn thân

Quản lý cảm xúc cũng chính là điều tiết suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực của mình và định hướng nó để không bị điều này chi phối vào các mối quan hệ xung quanh lẫn công việc của bạn. Hãy biết tận dụng trí thông minh cảm xúc của mình bằng cách tập thiền, suy nghĩ thật kỹ về hậu quả của bất kỳ một việc gì trước khi hành động nhé.

2. Quản lý thời gian 

Một trong những kỹ năng quan trọng bậc nhất trong quản lý bản thân, đó chính là quản lý thời gian. “Chừng nào bạn chưa coi trọng bạn thân mình, là chừng đấy bạn chưa coi trọng thời gian”. Quả thật vậy, thời gian là vàng ngọc, chúng ta không thể lấy lại bất ký một giây phút nào khi nó đã trôi qua. Trong công việc khi bạn không biết sử dụng thời gian một cách hợp lý, bạn sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, áp lực công việc đè nặng và luôn không hoàn thành công việc về cả số lượng và chất lượng.

Rõ ràng, không một ai muốn chậm deadline, không ai muốn phải chia sẻ thời gian nghỉ ngơi, giải trí của mình cho công việc. Tuy nhiên, chính việc quản lý thời gian thiếu chặt chẽ là căn nguyên của điều này. Trong khi đó, những ông vua công nghệ hàng đầu thế giới đều là những người có khả năng quản lý thời gian cực kỳ tốt. Trong đó Mark Zuckerberg ông chủ của Facebook, lịch thức dậy vào ngày chủ nhật của ông tương đương với các ngày làm việc trong tuần. 

Quản lý thời gian - một trong những kỹ năng quản lý bản thân quan trọng nhất!
 Quản lý thời gian - một trong những kỹ năng quản lý bản thân quan trọng nhất!

Tim Cook- nhà điều hành Apple duy trì lịch thức dậy vào 4 giờ sáng để tập trung vào công việc...Mặc dù, bận rộn nhưng tỷ phú Bill Gates luôn dành ra cho mình một quỹ thời gian cuối tuần của mình cho cuộc sống gia đình hay đi làm từ thiện...

Những người thành công luôn quan niệm rằng, thời gian là một món hàng có giá trị tương đương như tiền bạc. Việc bạn bỏ phí tiền bạc bởi những điều không phải quan trọng, điều điều tiết công việc qua thời gian đáng ra được nghỉ ngơi, thư giãn...sẽ tác động mạnh đến chất lượng và lẫn cuộc sống của bạn.

Nếu bạn là người luôn hoàn thành deadline vào thời điểm phút chót, luôn cảm thấy 24 giờ không đủ cho mình làm việc thì điều đầu tiên bạn cần thay đổi, đó chính là năng lực quản trị thời gian. Hãy sắp xếp cho mình một thời gian biểu hợp lý và duy trì theo thói quen. Để gia tăng thời gian tính khả thi cho việc thực hiện kế hoạch, thời gian biểu, hình thức “cam kết” và phạt nếu làm trái kế hoạch là cần thiết trong thời gian đầu tiên là cực kỳ cần thiết để điều chỉnh bản thân đi đúng hướng.

3. Kỷ luật và kiên trì

Kỹ năng quản lý bản thân của bạn được thể hiện như thế nào? Đó có phải là nhắc bản thân kiên trì và kỷ luật mỗi ngày hay không? Nhắc nhở bản thân kỷ luật và kiên trì gần như là điều mà ai cũng có thể làm. Tuy nhiên, mẫu chốt của thành công nằm ở chỗ, khả năng duy trì được sự kỷ luật và kiên trì đó của bản thân bạn là bao lâu, là bao xa.

Steve Jobs - cựu nhà điều hành Apple nói “ Tôi tin rằng 50% quyết định một doanh nhân thành công ở tính kiên trì, còn Stephen R. Covey - một diễn giả người Mỹ cho rằng “ Những người không có kỷ luật chính là nô lệ cho cảm xúc, đam mê, dục vọng”.

Kỷ luật và kiên trì sẽ đạt đến thành công
Kỷ luật và kiên trì sẽ đạt đến thành công

Với những ai đang đặt bước chân trên con đường chinh phục thành công, bạn sẽ chẳng thể nào đạt được mục đích nêu chỉ một chút áp lực đã bỏ cuộc giữa chừng. Bạn sẽ chẳng thể nào mong ước đạt đến thành công như những đồng nghiệp vượt hẳn về chuyên môn khi bạn không chịu làm nhiều hơn, học tập nhiều hơn họ và gắng nhiều hơn nữa.

Cuộc sống, công việc rồi sẽ sáng tươi hơn nếu bạn luôn kiên trì và kỷ luật với bạn thân mình. Chỉ khi nào, bạn đủ dũng khí để nói không với những thứ không cần thiết, thậm chí là ảnh hưởng xấu đến mình bằng một tinh thần sắt đá...thì chắc chắn tương lai của bạn sẽ tốt đẹp hơn. 

4. Quản lý các mối ưu tiên của bản thân 

Đã sống và làm việc trên cuộc đời này, ai cũng sẽ có những mối quan tâm hàng đầu của mình. Với một người mong muốn thành công trong sự nghiệp, dù muốn hay không, công việc phải đứng trong tốp 1 những ưu tiên của bạn.

Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm bắt và duy trì được kỹ năng này và thường bị ngoại cảnh, cảm xúc cá nhân chi phối. Có khi nào, đang tập trung hoàn thành dự án thì bạn lưỡng lự và thỏa hiệp với bản thân về kèo đi cafe? Có khi nào, bạn níu kéo 1 tiếng đồng hồ ngủ nướng để bị muộn giờ rồi quay lại oán trách bản thân mình. Đây chính là biểu hiện bạn đang thiếu đi một trong những kỹ năng quản lý bản thân quan trọng nhất. Đó chính là năng lực quản trị sự ưu tiên.

Quản lý các mối ưu tiên của bạn thân
Quản lý các mối ưu tiên của bạn thân 

Điều đầu tiên cần làm của bạn đó chính là xác định ra cho mình những điều gì nằm trong danh sách ưu tiên, điều gì không nên ưu tiên. Trong danh mục ưu tiên cần phân định ra làm hai danh mục gồm “khẩn cấp” và “quan trọng”.

Với một số công việc được gắn mác khẩu cấp như trả lời điện thoại của khách hàng, live chat của đối tác được cho vào quy chế của doanh nghiệp, bạn nên ưu tiên làm trước nếu chắc chắn rằng, bạn đã  chuẩn bị đầy đủ lời nói, câu chữ, cách xử lý một số tình huống của khách hàng hỏi. 

Tuy nhiên, dạng mối quan tâm này vẫn được đặt sau những công việc có mức độ “rất quan trọng” ví dụ xử lý những công việc liên quan đến sức khỏe. Bạn vẫn có thể đi làm với phần dạ dày bị loét, nhưng nếu “tham công tiếc việc” mà không  đến bệnh viện, chắc chắn, vết thương này sẽ ảnh hưởng đến tính mạng và chất lượng công việc của bạn sau này. Điều này, cần được ưu tiên số một. 

Với những công việc bạn nghĩ là quan trọng như tìm tài liệu cho buổi thuyết trình vào cuối tháng, lướt những mẩu chuyện hài trên mạng để giải trí sau giờ làm việc căng thẳng mệt mỏi...Những việc này, bạn có thể để ra làm sau, khi bạn hoàn thành xong xuôi những công việc khẩn cấp và rất quan trọng của mình. 

5. Hiểu bản thân mình

Hiểu bản thân mình là kỹ năng quản lý bản thân quan trọng bậc nhất!
Hiểu bản thân mình là kỹ năng quản lý bản thân quan trọng bậc nhất!

Quản lý bản thân cũng có nghĩa là hiểu bản thân mình chứ không đơn thuần là việc kiểm soát cảm xúc, sắp xếp thời gian hay các mối ưu tiên...Hiểu bản thân mình là một trong những thao tác căn bản nhất trước khi bản thực hiện bất kỳ một việc gì. Chỉ khi nào, bạn hiểu được điểm mạnh điểm yếu của mình là gì thì khả năng có thể lựa chọn được công việc yêu thích của mình hiệu quả nhất. Đặc biệt ở những giai đoạn quan trọng như: lựa chọn sự nghiệp, xác định dự án hợp lý, vừa sức…Khi bạn thực sự hiểu bản thân mình, bạn sẽ tự tin hơn, xác định đúng được hướng đi, cũng như là phương pháp để cải thiện những gì còn non yếu của mình để nâng cao chất lượng công việc và cuộc sống. 

6. Quản trị lời nói

Dân gian có câu “ Lời nói chẳng mất tiền mua,lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, nhưng đó chỉ dừng trong giao tiếp, ứng xử hằng ngày. Trong công việc, việc quản trị lời nói, không dừng lại ở việc nói làm sao cho vừa lòng đối phương mà còn biết khi nào nên nói và nên nói gì.  Năng lực giao tiếp bằng lời có vai trò cực kỳ quan trọng nhưng nó chỉ đúng khi nào nó trúng thời điểm. Là lãnh đạo, việc thể hiện lời nói “ngông cuồng” coi thường cấp dưới và khả năng kiểm soát ngôn ngữ kém không những mất đi khí chất mà còn tạo ra hiệu ứng ngược làm chất lượng công việc cũng như thái độ, tinh thần làm việc của nhân viên giảm sút.

Quản trị lời nói - kỹ năng quản lý bản thân bạn cần phải biết
Quản trị lời nói - kỹ năng quản lý bản thân bạn cần phải biết

Ở cấp nhân viên cũng vậy, thường thì các bậc lãnh đạo chỉ tập trung vào hành động và chất lượng công việc mà thôi. Do vậy, khi thực hiện một cuộc đối thoại với cấp trên, hãy tận dụng thời gian suy nghĩ trước khi nói, bạn chỉ cần nói ý chính, một cách cô đọng, súc tích. Đối với những sự việc không thật sự quan trọng, bạn có thể lựa chọn nói vào một thời điểm khác hoặc im lặng.  

7. Quản lý cuộc sống riêng

Kỹ năng quản lý bản thân tốt cũng là khi bạn có thể làm chủ và cân bằng được cuộc sống cá nhân, gia đình và công việc thật tốt và không để cho hai thành tố quan trọng này bị hòa trộn vào nhau và ảnh hưởng lên nhau. Sự nghiệp thành công rất quan trọng, tuy vậy, điều này không có nghĩa là bạn bắt buộc phải đánh đổi bằng hạnh phúc cả đời của mình, bằng gia đình của mình. Bản thân nhiều nghệ sĩ vẫn được gắn mác thành công trong công việc, nhưng lại hẩm hiu về mặt cuộc đời.

Nhiều doanh nhân tung hoành năm châu, lắm tiền nhiều của nhưng không thể tìm cho mình một bến đậu trong độ tuổi xế chiều... Để có thể cảm thấy hạnh phúc, Để có được cuộc sống trọn vẹn, ngay từ lúc này, bạn cần phải học ngay cách cân bằng được cả hai thành công việc và cuộc sống. Dĩ nhiên, để làm được điều này, cần ở bạn phải thành thục toàn bộ những kỹ năng quản lý bản thân đã đề cập và duy trì những thói quen đó mỗi ngày. 

Quản lý cuộc sống riêng
Quản lý cuộc sống riêng

Trên đây chính là tốp 7 kỹ năng quản lý bản thân then chốt mà bạn không thể bỏ qua. Mong rằng, thông tin này sẽ thật sự hữu ích với tất cả các bạn trong quá trình đi tìm và khẳng định sự nghiệp thành công cho mình.

Đăng ngày 19/12/2022, 166 lượt xem