Tâm sự Nghề nghiệp

[Chia sẻ] Khó khăn, thử thách của người làm nghề truyền hình

1. Mật độ công việc dày đặc của ngành truyền hình

Có thể nói, để làm việc trong ngành truyền hình các biên tập viên, nhân viên quay phim, nhân viên hậu kỳ không chỉ phải đảm bảo có kiến thức chuyên môn cao, hiểu biết sâu rộng mà còn cần chuẩn bị cả về sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần. Để sản xuất một bản tin vắn từ 3 đến 5 phút cho quý vị khán giả, các nhân viên sẽ phải dành hàng giờ đồng hồ lên kịch bản, trang điểm, chuẩn bị phông nền,…

Mật độ công việc dày đặc của ngành truyền hình
Mật độ công việc dày đặc của ngành truyền hình

Ngành truyền thông nói riêng và ngành truyền hình nói chung luôn đề cao tính tức thời, cập nhật liên tục. Chính vì vậy, công việc ngành truyền hình vô cùng vất vả, người làm nghề cũng luôn phải chuẩn bị tâm lý bị “kín lịch”.

Đặc biệt vào những dịp đặc biệt như các sự kiện hệ trọng của quốc gia, tình hình dịch bệnh hay bão lũ cần lượng thông tin được cập nhật liên tục, công việc của các nhân viên đài truyền hình sẽ vất vả hơn. Không chỉ là thức khuya dậy sớm, mật độ công việc của họ cũng sẽ nặng hơn bình thường để các khán giả luôn nắm được những tin tức có ích nhất.

Để có những chương trình truyền hình hấp dẫn là sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ sản xuất
Để có những chương trình truyền hình hấp dẫn là sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ sản xuất

Đằng sau một bản tin văn tắt vài ba phút là sự chuẩn bị của một ekip với những chuỗi công việc luân phiên không ngơi nghỉ. Trước khi lên sóng, các biên tập viên sẽ phải trang điểm, tập dẫn trước; các nhân viên hậu kỳ sẽ phải chuẩn bị ảnh sáng, bối cảnh phù hợp để khớp với thoại. Những bản tin được truyền hình trực tiếp đôi khi tin tức sẽ được cập nhật liên tục ngay cả trong khi lên sóng đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải phản ứng kịp thời, biên tập viên phải nhanh chóng ứng phó để cung cấp thông tin đúng và đủ nhất cho khán giả.

2. Những hiểm nguy khôn lường trong ngành truyền hình

Để có một bản tin cập nhật đầy đủ tin tức cho khán giả, những phóng viên, nhà báo, quay phim đôi khi phải đối diện với những nguy hiểm thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Ví dụ, khi có thiên tai, bão lũ… các phóng viên sẽ phải đến tận nơi để cập nhật tình hình thực địa, cảnh báo bà con nông dân, thông báo cho nhân dân cả nước về tình hình thực tế tại địa phương. Công tác cứu trợ thiên tai của các đơn vị như Mặt trận Tổ quốc, các mạnh thường quân… cũng sẽ được các phóng viên báo cáo cho khán giả nắm được rõ ràng.

Những hiểm nguy khôn lường trong ngành truyền hình
Những hiểm nguy khôn lường trong ngành truyền hình

Không chỉ vậy, chính những nhà báo, phóng viên là những chiến sĩ dám đương đầu đấu tranh chống lại cái xấu, cái tiêu cực trong xã hội. Những phóng sự về các tệ nạn như chặt phá rừng, sản xuất, buôn bán thực phẩm bẩn… đã sử dụng tốt sức mạnh của dư luận, bài trừ những mặt tối trong xã hội. Có thể khẳng định, những thông tin báo chí đã góp một phần to lớn trong việc tuyên truyền, định hướng nhận thức của nhiều tầng lớp.

Là những người đứng lên vạch trần những mặt trái còn tồn động trong xã hội, các phóng viên, nhà báo luôn phải đối diện với những hiểm nguy như bị trả thù, vây đánh trong khi đang tác nghiệp. Để có một đoạn phóng sự phục vụ khán giả, họ đã phải dành ra hàng tháng, thậm chí hàng năm trời theo dõi, tìm hiểu để phản ánh chân thực nhất.

3. Áp lực đến từ sự hoàn hảo trong ngành truyền hình

Nếu như những thông tin, sự kiện trên mạng xã hội có thể chỉnh sửa, thay đổi thì những tin tức, phóng sự ngành truyền hình yêu cầu sự chính xác đến mức tuyệt đối. Người làm truyền hình ai ai cũng hướng đến sự hoàn hảo.

Áp lực đến từ sự hoàn hảo trong ngành truyền hình
Áp lực đến từ sự hoàn hảo trong ngành truyền hình

Sự sai lệch trong câu từ, cách diễn đạt hay lỗi biên tập có thể để lại hậu quả vô cùng to lớn. Khán giả nhìn thấy các biên tập viên trên sóng luôn chỉ thấy một hình ảnh trau chuốt, tuy nhiên, để gây dựng được hình ảnh đấy các biên tập viên đã phải đánh đổi rất nhiều. Từ những giờ làm việc, biên tập, tổng hợp thông tin đến kết nối những tin tức để không gây nhàm chán cho người xem. Đặc biệt, những phóng viên, biên tập viên hiện trường sẽ dễ gặp phải những tình huống bất ngờ do tác động ngoại cảnh.

Sẽ rất khó để hướng đến sự hoàn hảo một cách vẹn toàn, thế nhưng những người làm truyền hình vẫn hằng ngày lặng lẽ cống hiến. Từ những biên tập viên đứng trước máy quay đến những quay phim, hậu kỳ đằng sau ống kính, tất cả đều mang trong mình sứ mệnh đem đến cho khán giả những thông tin không chỉ chính xác mà còn phải dễ hiểu, minh bạch nhất để người dân ở bất kỳ tầng lớp nào cũng có thể nắm bắt được thông tin, tránh được những rủi ro…

4. Thách thức đến từ sự thay đổi thị hiếu khán giả trong ngành truyền hình

Ngành truyền hình, cũng như rất nhiều ngành nghề truyền thông khác đang đứng trước những thử thách khi thị hiếu khán giả dần thay đổi. Không nhiều người trẻ hiện nay có nhu cầu cập nhật tin tức thông qua các bản tin, chương trình truyền hình. Thêm vào đó, các chương trình giải trí truyền hình hiện nay không hoàn toàn phù hợp với nhu cầu nghe nhìn của giới trẻ.

Thách thức đến từ sự thay đổi thị hiếu khán giả trong ngành truyền hình
Thách thức đến từ sự thay đổi thị hiếu khán giả trong ngành truyền hình

Khác với trước đây, sự phát triển như vũ bão của công nghệ số đặc biệt là mạng xã hội, các dịch vụ xem phim/ nghe nhạc trực tuyến, người trẻ có nhiều cơ hội tiếp cận với thông tin và các nguồn giải trí mới lại hơn.

Tuy nhiên, ngành truyền hình ở nước ta đã có rất nhiều bước tiến thông minh cũng như những bước chuyển mình phù hợp với thời đại mới. Hiện nay, các kênh truyền hình thường có những mẩu tin vắn được đăng lên mạng xã hội, cùng những bài viết, những bài chia sẻ để tăng tương tác. Các bạn trẻ cũng sẽ có thêm một lựa chọn để cập nhật những tin tức chính thống và không phải lo lắng trước những nguồn thông tin chưa được kiểm chứng, sai lệch.

Các kênh truyền hình hiện nay cũng đã có những hướng đi thông minh hơn khi tiến hành định vị tập khán giả ngay từ rất sớm. Mỗi kênh truyền hình sẽ có những sứ mệnh riêng, phục vụ những đối tượng khán giả riêng thay vì tổng hợp và dàn trải như trước đây. Sự thay đổi này cũng đòi hỏi những nhân viên truyền hình phải tiến hành tìm hiểu, đào sâu nghiên cứu nhu cầu của từng nhóm đối tượng để từ đó cung cấp những nội dung phù hợp và bổ ích nhất.

Ngành truyền hình đang có những bước chuyển mình để phục vụ các khán giả trẻ
Ngành truyền hình đang có những bước chuyển mình để phục vụ các khán giả trẻ

Ngành truyền hình thực chất nhiều chông gai và khó khăn hơn những điều hoa mỹ mà nhiều người lầm tưởng. Tuy nhiên, có thể khẳng định công việc trong ngành truyền hình đem lại nhiều cơ hội khám phá bản thân, trải nghiệm cuộc sống đối với những ai theo ngành.

Chỉ cần tình yêu ngành đủ lớn, những khó khăn hay thách thức cũng sẽ chỉ như gia vị để bạn càng thêm yêu nghề, càng cháy bỏng thêm mong muốn cống hiến. Không phải ai cũng hiểu được những góc khuất của ngành truyền hình, nhưng người đã hiểu, đã biết đến những khó khăn thử thách của người làm nghề truyền hình nhưng vẫn yêu nghề càng thêm đáng khâm phục.

Hy vọng rằng những chia sẻ trong bài viết trên của đội ngũ timviec24h.vn đã giúp bạn có một cái nhìn khách quan và thấu hiểu hơn công việc ngành truyền hình. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.

Đăng ngày 06/10/2022, 225 lượt xem